Thăm “nhà” tiêm kích Su-30MK2 của KQND Việt Nam
Trung đoàn 935 là ngôi nhà đầu tiên của tiêm kích đa năng Su-30MK2 khi được chuyển từ xứ sở bạch dương tới Việt Nam.
Tại trung đoàn 935 ở Biên Hòa, Đồng Nai mỗi sáng sớm cả chục chiếc “hổ mang chúa” – biệt danh của máy bay Su-30MK2 – gầm rú chói tai, lao lên bầu trời bao la thực hành các bài tập nhào lộn, cắt bom, chiến đấu. Ảnh: Hai máy bay Su-30MK2 xuất kích thực hành bài tập bay đôi.
Đây là trung đoàn duy nhất của cả nước đào tạo phi công chuyên biệt cho chiếc máy bay chiến đấu hiện đại bậc nhất mà Việt Nam sở hữu. Ảnh: Phi công sau khi kiểm tra sức khỏe, tinh thần ổn định hành quân ra đường băng.
Hàng dài Su-30MK2 chờ xuất kích tại đường băng.
Sau khi được đào tạo tinh nhuệ tại đây, các phi công mới được gửi về các trung đoàn Su-30MK2 khác trong cả nước. Ảnh: Bài tập bay đôi dành cho các phi công đã bay nhuần nhuyễn, đòi hỏi các phi công phải bản lĩnh và thao tác bay chính xác tuyệt đối.
Mỗi chiến sĩ tham gia các đơn vị của buổi tập luôn ở trạng thái tập trung cao độ trong từng giây, từng phút. Ảnh: Đại tá Phan Xuân Tình, tham mưu trưởng trung đoàn 935, hướng dẫn lại một số thao tác quan trọng trong bài bay cho phi công 9X Bùi Văn Lập trước khi lên máy bay.
Phi công bắt buộc phải mặc quần kháng áp trước khi lên máy bay. Chiếc quần đặc biệt này có tác dụng khi phi công kéo quá tải, nó sẽ tự động thổi phồng, ép chặt vô mạch máu giúp phi công không bị thiếu máu não đột ngột, không bị choáng.
Kỹ sư gắn bom thật lên Su-30MK2 cho bài diễn tập với các lực lượng mặt đất. Máy bay Su-30MK2 mang được tối đa 8 tấn bom trên 12 giá treo.
Kỹ sư lắp đạn cho máy bay Su-30MK2.
Video đang HOT
Các kỹ sư tham gia phục vụ kiểm tra, sửa chữa Su-30MK2 là những người được tuyển chọn kỹ từ các học viện quân sự. Tiếng gầm rú đinh tai, nhói màng nhĩ của Su-30MK2 khiến bệnh lý về tai là bệnh thường gặp ở các kỹ sư này.
Trong các ca huấn luyện kỹ sư Su-30MK2 làm việc từ 3g sáng, công việc căng thẳng với đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối.
Phi công kiểm tra động cơ, cần lái, nút điều khiển lần cuối trước khi bay.
Các chiến đấu cơ “hổ mang chúa” trở về căn cứ sau chuyến bay.
Su-30MK2 bung dù giảm tốc sau khi hạ cánh xuống đường băng.
Lính không quân xếp dù lại sau khi máy bay ngắt dù giảm tốc.
Một chuyến bay tập thành công.
Phi công trẻ Trần Thanh Luân rạng rỡ sau một chuyến bay tập.
Hai chiến sĩ bắt tay chúc mừng nhau sau chuyến bay an toàn
Các phi công trẻ chăm chú theo dõi bài giảng của thầy, đàn anh và đồng đội khác tại sân tập bay mô hình Su-30MK2.
Phi công học trước hết là để đảm bảo sinh mạng cho mình nên tinh thần học cực kỳ nghiêm túc.
Bài tập đu quay hàng không của phi công. Khi bay, nhất là bay biển, nhào lộn một cái là ngửa mặt lên trời xanh, nhoáy một cái là biển. Trời xanh. Biển cũng xanh.
Bóng rổ cũng là môn bắt buộc luyện tập hằng ngày của phi công.
Các bài tập bay với Su-30MK2 diễn ra hằng tuần và nhiều giờ liền trong buổi sáng hoặc đêm.
Theo_Kiến Thức
Ấn Độ muốn tậu S-400 của Nga để thay đổi cục diện
New Delhi đang đề xuất kế hoạch mua 5 trung đoàn tên lửa phòng không hiện đại S-400 Triumf có khả năng tiêu diệt đồng thời 36 mục tiêu ở cự ly 400 km..
Radar và xe mang phóng của hệ thống phòng không S-400 Triumf. Ảnh: Ausairpower
Ấn Độ có thể trở thành khách hàng thứ 2 trên thế giới sở hữu hệ thống phòng không tối tân S-400 Triumf do Nga sản xuất. Defence News ngày 21/12 đưa tin, Hội đồng Mua sắm Quốc phòng Ấn Độ (DAC) đã phê duyệt khoản ngân sách trị giá 4,5 tỷ USD để mua 5 trung đoàn tên lửa S-400.
Một quan chức quốc phòng Ấn Độ cho biết, một nhóm chuyên gia đã đến Moscow vào ngày 17/12 để tiến hành quá trình đàm phán chi tiết về hợp đồng quân sự lớn nhất từ trước đến nay giữa hai nước. Sự phê duyệt của DAC là cần thiết để nhóm công tác chính thức tiến hành các thỏa thuận cấp chính phủ giữa Nga và Ấn Độ.
Diplomat nhận định, hợp đồng có thể được ký kết trong chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi từ ngày 24 đến 25/12. Tuy nhiên, trái với sự sốt sắng từ phía New Delhi, Moscow tỏ ra khá thờ ơ với đề nghị này, Defence News trích dẫn nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ.
Nga do dự với hợp đồng mới là vì Moscow đang hợp tác với New Delhi trong dự án tiêm kích thế hệ 5 FGFA (một phiên bản của tiêm kích tàng hình PAK FA T-50 của Nga). Ấn Độ dự kiến sẽ mua 154 máy bay, nhưng hợp đồng chính thức vẫn chưa được ký kết do một số trục trặc về kỹ thuật.
Một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, việc giao hệ thống S-400 cho Ấn Độ có thể mất vài năm. Quân đội Ấn Độ có kế hoạch triển khai 3 trung đoàn ở phía tây dọc theo biên giới Pakistan và 2 trung đoàn dọc biên giới với Trung Quốc.
Vũ khí thay đổi cuộc chơi
Xe mang phóng của hệ thống S-400. Ảnh: RT
Theo Military Today, S-400 Triumf là một trong những hệ thống phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Quân đội Nga bắt đầu phát triển S-400 từ cuối những năm 1990. Ban đầu nó được gọi là S-300PMU3. Văn phòng thiết kế Trung ương Almaz là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện dự án. Về cơ bản, S-400 là phiên bản nâng cấp toàn diện từ S-300PMU2.
Cấu hình của hệ thống gồm: Radar trinh sát 91N6E với phạm vi tìm kiếm mục tiêu tới 600 km. Radar điều khiển hỏa lực 92N6E có khả năng dẫn bắn cho tên lửa ở cự ly 400 km, radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E. Xe chỉ huy trung tâm 55K6E, xe tiếp đạn, xe mang phóng. Theo thông tin từ nhà sản xuất, mỗi tiểu đoàn S-400 có thể tấn công đồng thời 36 mục tiêu.
Đánh giá về S-400, tiến sĩ Robert Farley, thuộc Đại học Washington, Mỹ nhận định, mỗi khẩu đội S-400 có thể bắn 3 loại đạn tên lửa khác nhau với phạm vi tác chiến tối đa tới 400 km. Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo mạnh mẽ.
Ông Farley từng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về Học thuyết quân sự nhấn mạnh thêm, các hệ thống cảm biến của S-400 hoạt động rất hiệu quả giúp thiết lập khu vực phòng thủ trước mọi mối đe dọa từ trên không.
Các nhà phân tích quận sự trên thế giới đều đồng tình với nhận định rằng, S-400 là vũ khí có khả năng thay đổi cuộc chơi ở những khu vực mà nó được triển khai.
Cạnh tranh với Trung Quốc
Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều muốn sở hữu S-400. Ảnh: Sputnik
Với đặc tính kỹ chiến thuật mạnh mẽ của S-400, vũ khí này trở thành công cụ quan trọng trong các toan tính quân sự của các nước. Trước đó, Trung Quốc đã trở thành khách hàng đầu tiên của S-400 ngoài quân đội Nga. Bắc Kinh đã ký hợp đồng mua 4 trung đoàn S-400 trị giá 3 tỷ USD. Lô hàng đầu tiên có thể giao sau 12 đến 18 tháng.
Việc Trung Quốc mua S-400 gây nhiều bất lợi cho hoạt động của Không quân Ấn Độ nếu xảy ra xung đột. Nhà phân tích J. Michael Cole nhận định, Trung Quốc có thể triển khai S-400 dọc biên giới để vô hiệu hóa hoạt động của Không quân Ấn Độ từ sâu bên trong lãnh thổ nếu xảy ra chiến tranh.
Trong khi đó, năng lực phòng không của Ấn Độ còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khả năng phòng thủ tầm xa. Do đó, New Delhi muốn mua S-400 để lấp đầy khoảng trống trong hệ thống phòng không của nước này, đặc biệt là năng lực đánh chặn tên lửa đạn đạo.
Bên cạnh việc mua S-400, Ấn Độ cũng đang phát triển hệ thống phòng không nội địa Prithvi Air Defence (PAD) để đánh chặn tầm cao trên 75 km và Advanced Air Defence (AAD) để tiêu diệt các mục tiêu ở độ cao dưới 15 km. Nếu hợp đồng S-400 được ký kết, Ấn Độ có thể tạo ra thế cân bằng với Trung Quốc trong năng lực phòng không.
Theo NewZing
Tiết kiệm tiền, Malaysia mua 30 pháo tự hành M109 Mỹ? Nhằm hạn chế chi phí, nhiều khả năng Quân đội Malaysia sẽ mua 30 pháo tự hành M109 đã qua sử dụng từ Mỹ. Nhằm hạn chế chi phí, nhiều khả năng Quân đội Malaysia sẽ mua 30 pháo tự hành M109 đã qua sử dụng từ Mỹ. Tờ Malaysian Defence đưa tin cho hay, Quân đội Malaysia đang nhắm tới việc mua...