Thăm nhà máy sản xuất xe bọc thép cho Việt Nam (1)
Nhà máy Arzamas JSC được xem là nơi sản xuất xe bọc thép chở quân lớn nhất của nước Nga, xuất đi nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.
Arzamas JSC là một trong những tổ hợp công nghiệp quốc phòng lớn nhất của Nga hiện nay với các dây chuyền sản xuất chính tại Nizhny Novgorod thành phố lớn thứ 4 của Nga. Đây cũng là công ty quốc phòng duy nhất của Nga có mối quan hợp tác với hàng chục công ty tại hơn 35 quốc gia trên toàn thế giới chủ yếu trong lĩnh vực quốc phòng.
Nhà máy cơ khí Arzamas tiền thân của Arzamas JSC ngày nay được Liên Xô thành lập vào năm 1972, khi đi vào hoạt động Arzamas chủ yếu sản xuất các dòng xe hơi nội địa của Nga khi đó tuy nhiên đến năm 1980 nhà máy này bắt đầu sản xuất các dòng xe bọc thép chở quân đầu tiên của mình.
Mọi chi tiết cần thiết để tạo nên một chiếc xe bọc thép hầu như đều được sản xuất tại Arzamas JSC.
Hiện tại các phân xưởng của Arzamas JSC sử dụng khoảng 4.000 công nhân cùng hơn 900 kỹ sư. Vào thời kỳ đỉnh cao của mình Arzamas JSC có số lượng nhân viên lên tới hơn 10.000 người.
Phần khung thân của những chiếc xe bọc thép chở quân BTR được Arzamas JSC sản xuất từ trước và sau đó chúng sẽ được hoàn thiện qua từng công đoạn. Một dây chuyền sản xuất của Arzamas JSC có thể lắp ráp cùng lúc khoảng 21 chiếc BTR và để hoàn thiện một chiếc BTR cần tới ít nhất 5 ngày.
Một trong những công đoạn đầu tiên là chạy hệ thống dây điện bên trong xe, và sau đó là tới việc gắn các trục truyền động vào khung thân BTR có sẵn.
Mọi linh kiện phục vụ cho dây chuyền lắp ráp tại Arzamas JSC đều được sắp đặt một cách hiệu quả nhất nhằm tiết kiệm thời gian cũng như đảm bảo năng suất toàn bộ dây chuyền.
Video đang HOT
Trong ảnh là một động cơ diesel KAMAZ-740,14-300 có công suất 300 mã lực và hộp số của nó dành cho một chiếc xe bọc thép chở quân BTR-82A.
Sau khi được lắp động cơ, mỗi chiếc BTR đều được chạy không tải ngay trên dây chuyền nhằm kiểm tra sơ bộ khả năng hoạt động của động cơ.
Công đoạn tiếp theo của chiếc BTR là lắp đặt hệ thống vũ khí, đối với những chiếc BTR-82 nó sẽ được trang bị một súng máy KPVT 14.5mm còn với biến thể BTR-82A là pháo tự động 2A72 30mm và súng máy đồng trục PKTM 7.62mm.
Trong giai đoạn sản xuất những chiếc xe bọc thép đầu tiên của Arzamas JSC, nhà máy này khá nổi tiếng với các dòng xe bọc thép chở quân như BTR-70 và BTR-80. Sau đó là các thế hệ tiếp theo của BTR-80 và dòng xe bọc thép tiêu chuẩn của Quân đội Nga là Tiger cùng nhiều phương tiện cơ giới khác phục vụ cho thị trường nội địa của Nga.
Công đoạn cuối cùng của một chiếc BTR tại Arzamas JSC là thử nghiệm thực địa. Với thời gian thử nghiệm kéo dài ít nhất 4 ngày với quảng đường 100km do chuyên gia nhà máy giám sát và 50km với đại diện giám sát của khách hàng đặt mua.
Một trong những thử nghiệm không thể thiếu đối với những chiếc BTR là khả năng lội nước.
Sau khi hoàn tất quá trình thử nghiệm, những chiếc BTR sẽ được xuất xưởng và chuyển đến khách hàng. Các đơn hàng của Arzamas JSC chủ yếu là từ Quân đội Nga tuy nhiên cũng có những đơn hàng đến từ một số quốc gia khác như Algeria, Canada, Trung Quốc, Congo, Indonesia, Sudan, Djibouti và cả Việt Nam.
Cận cảnh bên trong buồng lái của một chiếc BTR-82A, không gian bên trong những chiếc xe bọc thép quân BTR của Nga khá hạn chế do đó nó được thiết kế để tận dụng tối đa mọi khoảng trống.
Hàng dài những chiếc BTR-82A tại Arzamas JSC chờ được xuất xưởng.
VietBao.vn (Theo_Kiến Thức>>>)
Trong nơi sản xuất trực thăng Mi-8AMTSh-VA đặc biệt
Trong suốt thời gian hoạt động của mình nhà máy trực thăng UlanUde là nơi sản xuất hàng ngàn chiếc máy bay lên thẳng cho Quân đội Liên Xô và Nga.
Trong năm 2015, nhà máy chế tạo trực thăng Ulan-Ude đã bắt đầu chuyển giao cho Bộ Quốc phòng Nga những chiếc Mi-8AMTSh-VA đầu tiên và số trực thăng này được thiết kế đặc biệt để có hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt của Bắc Cực.
Một đại diện của Công ty trực thăng Nga cho hay, Mi-8AMTSh cụ thể hơn là các biến thể Mi-8AMTSh-V và Mi-8AMTSh-VA sẽ là một trong những nền tảng trực thăng tương lai của Quân đội Nga. Dù về mặt thiết kế Mi-8AMTSh vẫn khá giống các phiên bản Mi-8 trước đó nhưng nó lại trang bị lại toàn bộ các trang thiết bị điện tử, động cơ, vật liệu chế tạo cũng như được tích hợp thêm khả năng lái tự động.
Bên cạnh đó phi hành đoàn của Mi-8AMTSh cũng được trang bị các bộ đồ bay đặc biệt giúp họ có thể hoạt động được trong khí hậu khắc nghiệt dưới -25 độ ở Bắc Cực.
Hầu hết mọi công đoạn để tạo nên một chiếc trực thăng hoàn chỉnh đều được thực hiện tại các phân xưởng của Ulan-Ude từ việc chế tạo vỏ máy bay cho đến lắp ráp các thiết bị điện tử.
Toàn bộ phần thân của một chiếc trực thăng đều được sản xuất trước tại Ulan-Ude với 3 phần chính gồm phần đầu, phần thân và phần đuôi. Cả ba phần này sau đó sẽ được ghép lại để tạo thành phần khung thân trực thăng hoàn chỉnh cho công đoạn tiếp theo.
Trong ảnh là phần sàn của một chiếc trực thăng Mi-8 ở giai đoạn ban đầu, nó sẽ được ghép lại với các phần khác sau khi hoàn chỉnh.
Theo đó toàn bộ phần khung của những chiếc Mi-8, Mi-171 hay cả Mi-8AMTSh-VA đều sẽ được sản xuất trước và được niêm cất trong kho lưu trữ trong khi chờ tới lượt để hoàn thiện với hệ thống trang thiết bị điện tử và động cơ.
Sau khi được lựa chọn, các kỹ sư của nhà máy Ulan-Ude sẽ bắt đầu lắp ráp các trang thiết bị cần thiết cho một chiếc trực thăng hoàn chỉnh. Và tùy theo từng biến thể hoặc yêu cầu của mỗi đơn hàng những chiếc trực thăng này sẽ được trang bị các thiết bị hàng không khác nhau.
Tại một nhà máy chế tạo trực thăng như Ulan-Ude cũng có khá nhiều kỹ sư và công nhân là nữ tất nhiên họ được bố trí làm việc tại các công đoạn phù hợp với sức khỏe của mình.
Sơn ngụy trang được xem là công đoạn thành phẩm cuối cùng trong dây chuyền lắp ráp trực thăng tại Ulan-Ude. Tuy nhiên lúc này chiếc trực thăng vẫn chưa thực sự hoàn thiện và nó cần được lắp thêm các cánh quạt nâng chính và cánh quạt đuôi cũng như kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện trước khi xuất xưởng.
Một chiếc trực thăng vận tải đa năng Mi-8 sau khi hoàn tất các bài bay thử nghiệm và chuẩn bị được chuyển giao cho Không quân Nga tại sân bay thử nghiệm của Ulan-Ude.
Bên cạnh đó là một chiếc Mi-171E của Bộ Nội vụ Kazakhstan.
Ngoài việc chế tạo máy bay, nhà máy Ulan-Ude cũng sản xuất các thiết bị bay mô phỏng dành cho các loại trực thăng mà nhà máy này chế tạo. Trong ảnh là thiết bị bay mô phỏng của một chiếc Mi-171.
Các thiết bị mô phỏng này có thiết kế tương tự như bên trong buồng lái một chiếc trực thăng giúp học viên có được cảm giác như đang lái một chiếc trực thăng thật.
Đi kèm với đó là hệ thống giám sát mô phỏng cho phép người hướng dẫn có thể trao đổi trực tiếp với học viên thông qua hệ thống máy tính trong việc xử lý các tình huống bay mô phỏng thực tế. Theo Kiến Thức
1/15
Theo_Báo Đất Việt
Nổ nhà máy sản xuất pháo hoa ở Trung Quốc, 5 người thiệt mạng Đã có 5 người thiệt mạng và 7 người khác bị thương trong một vụ nổ nhà máy sản xuất pháo hoa tại huyện Thông Hứa, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). AP dẫn lời chính quyền huyện Hà Nam cho biết, họ đã thành lập một nhóm điều tra vụ nổ nói trên. Hiện trường vụ nổ pháo hoa ở Trung Quốc. Ảnh...