Thăm nhà cổ Huỳnh Phủ hơn trăm tuổi, có kiến trúc Huế độc đáo
Trải qua hơn thế kỷ, nhà cổ Huỳnh Phủ (xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) vẫn còn giữ được vẻ đẹp kiến trúc Huế và nghệ thuật chạm trổ độc đáo của người xưa.
Đến nhà cổ Huỳnh Phủ, du khách như lạc vào một “biệt phủ” xưa để ngắm nhìn những hoạt tiết, nghệ thuật điêu khắc gỗ tài hoa của ông cha ta thời trước. Nhà Huỳnh Phủ hiện do ông Huỳnh Ngọc Thu, cháu đời thứ 6 của chủ nhân ngôi nhà quản lý. Nhưng do ông bị bệnh nên mọi việc trong ngoài, kể cả việc thuyết minh hướng dẫn cho du khách đều do vợ ông, bà Lê Thị Hai (62 tuổi) đảm trách.
Ngôi nhà cổ nhìn từ bên ngoài.
Huỳnh phủ là một quần thể gồm nhiều công trình trên một khu đất rộng gần 1 ha. Ngôi nhà rộng gần 500m2, có 80 cột lớn trong đó 48 cột được tạo tác từ những thân gỗ lim nguyên khối. Nội thất trong nhà được chạm trổ tinh xảo, sơn son thiếp vàng theo lối kiến trúc cung đình.
Trong đó, ngôi nhà chia thành 7 gian, ở chính giữa là gian thờ, xung quanh có phòng khách, phòng ngủ. Phòng thờ được tạo tác theo phong cách hoàng tộc, bàn thờ, hoành phi, liễn đối đều được chạm trổ tỉ mỉ và sơn son thiếp vàng. Ngoài cùng là cổng tam quan, tiếp đến là bình phong rồi mới đến ngôi nhà lớn. Bên ngoài ngôi nhà lớn là tường bao bằng gạch, mái lợp ngói âm dương.
Biệt phủ lộng lẫy như cung điện này phải mất 14 năm mới xây xong
Vào trong nhà, khách tham quan lập tức bị choáng ngợp bởi những nội thất được chạm trổ hoàn hảo và những đồ đạc xa xỉ. Nền nhà được lát gạch men hoa phong cách cổ xưa, những hàng cột gỗ to bằng một người ôm. Ngói cũng được vẽ hoa văn mây nước sinh động. Ở phòng khách đặt một bộ bàn ghế cẩm thạch chạm khảm mà theo bà Hai là cụ Khiêm đã mua từ Pháp về.
Hầu hết các tác phẩm mỹ thuật ở ngôi nhà Huỳnh Phủ đều được thuê thợ từ Huế vào thực hiện. Đặc biệt, các tấm trám trên vách mặt tiền gian chính đều có hai lớp. Lớp mặt trước chạm các loại hoa trái, chim muông, lớp sau chạm lọng lưới tổ ong.
Khu gian thờ được chạm khắc, sơn son thiếp vàng rất độc đáo.
Bà Lê Thị Hai hiện, người đại diện gia chủ trông coi công trình cho biết, ngôi nhà được cụ Huỳnh Ngọc Khiêm (1843 – 1927) xây dựng trong 14 năm ròng.
“Cụ Khiêm là dân gốc Huế, cả gia đình đi ghe theo bờ biển vô Bến Tre lập nghiệp. Nhờ chăm chỉ làm nông, ông trở nên giàu có. Ngoài đất do chính mình khai phá, ông còn mua lại đất của những nông dân nghèo nhập vào để cuối cùng ông có một gia tài đồ sộ, gần 2.000 mẫu đất.” – bà Hai chia sẻ.
Video đang HOT
Hình ảnh chim đậu trên cành hoa được chạm khắc công phu.
Nhờ có công khai hoang lập ấp mà cụ Khiêm được quan trên cho làm chức Hương trong huyện. Sau khi tạo dựng được gia sản lớn, từ năm 1884 cụ Khiêm bắt đầu quay lại miền Trung tìm mua gỗ đóng thành bè vận chuyển vào Nam. Sau 14 năm xây dựng, năm 1904, ngôi nhà hoàn thành mang đậm nét kiến trúc theo phong cách Huế.
Bằng công nhận di tích quốc gia cho nhà cổ Huỳnh phủ.
Với những giá trị kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, Huỳnh Phủ và mộ cụ Khiêm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia từ năm 2011. Năm 2013, nhà nước đã chi tiền trùng tu lại ngôi nhà nhưng gia đình bà Hai vẫn được giao quản lý, sử dụng.
Ngôi nhà độc đáo khiến nắng nóng phải 'sợ', chủ nhà ưng ý
Gia đình ông Sáu là gia đình 3 thế hệ điển hình, nên cứ mỗi năm tết đến mọi người sẽ sum vầy bên ông bà rất đông.
Sau khoảng thời gian dài lập nghiệp ở xa, các con của ông Sáu đã ngồi lại với kiến trúc sư của CTA để bàn về việc xây dựng một ngôi nhà ở quê, nơi mà con cháu có thể tụ tập mỗi khi có dịp và cũng là nơi cô chú an hưởng tuổi già.
Từ mục đích đó, bên cạnh các không gian chức năng cơ bản, ngôi nhà này còn có một không gian chung rộng đến 70m dùng làm khu vực bếp ăn, tiếp khách, và là nơi con cháu quây quần chúc tết ông bà mỗi dịp xuân về.
Với tính cách cởi mở, giao thiệp rộng, cứ mỗi cuối tuần, gia đình thường đón rất đông bạn bè tới chơi. Chính vì thế khi thiết kế, team CTA đã bố trí một bàn BBQ nằm nửa trong nửa ngoài phần hiên, tạo thành một nơi lý tưởng cho mọi người tụ họp.
Giống với nếp nhà ở nông thôn, hầu hết các hoạt động hằng ngày đều diễn ra ngoài hiên nhà. Ngay cả khi khách tới chơi, mọi người thường rất ít vào phòng khách mà hay ngồi ngoài hiên, vừa thuận tiện vừa thoải mái.
Hiểu được thói quen này, khi nghiên cứu giải pháp bố trí công năng cho nhà ông Sáu, nhóm thiết kế đã bố trí khu vực mái hiên rất lớn, kết hợp với cảnh quan cây xanh nhằm tạo ra một không gian nửa trong nửa ngoài nhà, nơi mà chiều chiều, gia chủ có thể ngồi uống trà, trò chuyện thân thiện cùng hàng xóm láng giềng.
Khu vực nhà ông Sáu xây dựng nằm ở vùng Đông Nam Bộ với thời tiết nắng nóng rất đặc trưng, nên trong quá trình thiết kế, các giải pháp chống nóng và thông gió là những điểm được team CTA đặt lên hàng đầu.
Hệ mái che phủ hết phần lớn các không gian chức năng. Hệ mái này được làm phồng lên, tạo ra một lớp không khí cách nhiệt giữa mái và trần nhà.
Kèm theo đó, phía trên mái có phủ thêm lớp ngói chống nóng giúp hấp thụ phần lớn nhiệt từ ánh nắng mặt trời.
Nhằm hỗ trợ thêm phần cách nhiệt, phần trần bên dưới đóng thêm 1 lớp thạch cao hoặc trần gỗ, khiến đại đa số nhiệt lượng của những buổi trưa hè oi ả Miền Đông Nam Bộ gần trở về zero.
Chống nóng, chưa đủ, tìm ra giải pháp thông thoáng cũng là một tiêu chí không thể thiếu khi nghiên cứu giải pháp bố trí mặt bằng. Để gió tươi có thể lưu thông xuyên suốt tất cả mọi nơi trong nhà, thì vấn đề thông gió phải xử lý trên cả mặt bằng lẫn mặt cắt công trình:
Thứ nhất, nhà đón gió bằng các cửa sổ, cửa đi và thoát gió phía trên bằng lam chữ Z: Hơi nóng khi bốc lên, sẽ thoát ra ngoài qua lam Z, làm giảm bớt lượng khí nóng.
Hoạt động trên tạo ra sự thay đổi áp suất, làm luồng không khí đi từ nơi áp cao về nơi áp thấp. Khi đó, gió tươi bên ngoài sẽ tràn vào bên trong, giúp ngôi nhà có thể thở được 24/24. Không gian trong nhà luôn thoáng mát, dễ chịu.
Tiếp theo, khi bố trí các khu chức năng, các kiến trúc sư của CTA đã sử dụng thủ pháp tách khối: Các khối chức năng được tách rời, liên kết lại với nhau bằng hành lang gió.
Với giải pháp bố trí mặt bằng công năng như vậy, ánh sáng, không khí có thể tiếp cận bên trong từ bốn hướng, qua đó, giúp bên trong ngôi nhà khi nào cũng mát mẻ và ngập tràn ánh sáng.
Rõ ràng, thiết kế một ngôi nhà đâu chỉ là hình, khối, trụ, mái. Nắm được thói quen sinh hoạt, tập quán nhà ở, tâm lý người sử dụng đặc thù vùng miền, chính là một yếu tố không thể thiếu bên cạnh giải pháp kỹ thuật. Cộng hưởng những điều đó, dưới bàn tay của các KTS CTA, đại gia đình ông Sáu đã có một không gian sống tự nhiên, thoải mái, tiện lợi và đầm ấm.
NSND Xuân Bắc đăng ảnh phòng của 2 con trai lớn, để lộ 'kho tàng' độc đáo trong 'biệt phủ ngoại ô' Không gian sống của gia đình Xuân Bắc tọa lạc giữa mảnh đất vuông vắn có diện tích khá lớn. Đa phần diện tích đất đều được dùng để làm sân vườn, trồng cây và tạo hình non bộ. Căn phòng của các cậu con trai nhà Xuân Bắc có màu trắng kem khá nhã nhặn, tường có hoa văn sang trọng. Khi...