Thăm ngục Tố Hữu giữa đại ngàn Tây Nguyên
Vượt đèo Lò Xo ở địa phận huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, du khách sẽ gặp ngục Tố Hữu nằm khép mình giữa núi rừng hùng vĩ và nguyên sơ.
Con đường đèo uốn lượn, nằm vắt vẻo trên những sườn núi đưa khách đến với ngục Tố Hữu
Ngục Tố Hữu là di tích lịch sử đặc biệt cách thành phố Kon Tum khoảng 90km về hướng tây bắc, cách thị trấn Đăk Glei 20 km về hướng bắc. Nếu đi từ hướng bắc theo quốc lộ 14, để đến ngục Tố Hữu bạn phải vượt qua đèo Lò Xo với những khúc quanh liên tiếp cực kỳ nguy hiểm.
Tấm biển chỉ dẫn từ đường lớn để du khách dễ dàng không bị lạc đường
Đúng như tên gọi của nó, đèo Lò Xo là nơi rất thu hút đối với những người thích du lịch mạo hiểm. Hiện nay, toàn bộ tuyến đường đèo này đã được tu sửa, nâng cấp nhằm đảm bảo an toàn cho những chuyến đi. Nằm trên cung đường của đèo Lò Xo, từ đường lớn bạn sẽ phải rẽ vào đường nhỏ dốc ngược với tấm biển chỉ dẫn để đến với ngục Tố Hữu.
Con đường được trải bê tông, dáng hình uốn lượn đẹp mắt
Ngục Tố Hữu thực chất là tên gọi sau này được người dân quen gọi vì đây từng là nơi giam cầm nhà thơ cách mạng. Ngục được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1932 đến 1942, với tên ban đầu có tên là ngục Đăk Glei. Đây là nơi ở và làm việc của đồn trưởng Bê-li-ô. Ngoài Tố Hữu, nơi đây còn giam cầm nhiều nhân vật chủ chốt khác của cách mạng Việt Nam mà sau đó trở thành những cán bộ cao cấp của Đảng và Chính phủ như Nguyễn Duy Trinh, Chu Huy Mân, Lê Văn Hiến, Huỳnh Ngọc Huệ…
Căn phòng giam đá xanh xám lạnh lẽo giờ mở cửa cho du khách tham quan tự do
Trải qua gần 100 năm thăng trầm, ngục Tố Hữu hầu như vẫn còn vẹn nguyên dấu vết thời gian với những lớp đá màu xanh, xám lạnh. Những căn phòng giam của 3 khu nhà giam khác nhau dù được mở cửa cho khách tham quan từ nhiều năm nay nhưng vẫn mang không khí nặng nề của một thời kỳ đau thương nhưng bất khuất, kiên cường trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Video đang HOT
Những khung cửa căn phòng giam xưa giờ nhìn ra xa là phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ
Khu giam cầm chính nằm ở trên ngọn đồi cao nhất, nằm sát ngay khu nhà chỉ huy. Khu căng an trí được xây dựng năm 1932 gồm 3 dãy nhà xung quanh được rào kín bằng dây kẽm gai, chỉ chừa một lối nhỏ ra vào nằm bên dưới sườn núi. Nếu nhìn từ xa, 3 ngôi nhà được lợp mái lá này dễ khiến người khác nhầm tưởng là nhà ở. Nơi đây đã giam cầm hơn 100 chiến sĩ. Trong khi đó, từ khu ngục chính, dưới chân con dốc dựng đứng là khu biệt giam được xây dựng sau cuộc vượt ngục của nhà thơ Tố Hữu và Huỳnh Ngọc Huệ.
3 ngôi nhà giam của khu căng an trí
Nếu như ngày xưa, ngục Tố Hữu nằm chơ vơ giữa núi rừng đại ngàn, là nơi giam giữ khổ sai của các chiến sĩ cách mạng thì ngày nay, nơi này trở thành điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách. Ngoài vẻ quyến rũ và mạo hiểm của đèo Lò Xo, con đường dẫn đến với ngục Tố Hữu cũng khiến những người ưa mạo hiểm thích thú bởi vẻ hùng vĩ của thiên nhiên, núi rừng.
Những hàng rào dây kẽm gai được đặt san sát lớp trong lớp ngoài
Con đường bạt núi nằm vắt vẻo trên những sườn đồi tựa như con trăn khổng lồ. Đứng ở bất kỳ điểm nào trên cung đường này đều có thể chiêm ngưỡng được thiên nhiên rộng lớn nơi mây trời. Phía xa xa, dưới những chân núi, thung lũng là những bản làng của người dân tộc. Bởi vậy, đến với ngục Tố Hữu không chỉ giúp ta thêm hiểu về truyền thống đấu tranh quật khởi mà còn thêm yêu mảnh đất cao nguyên đại ngàn.
Khu nhà biệt giam được xây dựng sau sự kiện nhà thơ Tố Hữu vượt ngục
Con dốc đứng nối giữa các khu nhà giam khác nhau
Khu nhà giam chính xưa, nay được tu sửa lợp mái tôn
Nhìn từ ngục Tố Hữu phóng tầm mắt ra xa là thiên nhiên hùng vĩ
Một khúc cua tay áo trên đèo Lò Xo để đến với ngục Tố Hữu
Theo iHay
Khám phá Hạ Long của Tây Nguyên
Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng có diện tích 21.307 ha, nằm giữa cao nguyên Đắk Nông và cao nguyên Di Linh thuộc vùng địa lý sinh học Nam Trung bộ, có đỉnh núi cao nhất là 1.982m. Khu vực này là điểm giao thoa về địa lý và sinh học giữa khu vực Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Từ trên cao, nhìn toàn cảnh hồ Tà Đùng ai cũng có thể tưởng tượng mình đang ở Hạ Long khi có rất nhiều núi lớn nhỏ nhấp nhô trên lòng hồ
Ngoài các loại thực vật, động vật quý hiếm, khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng còn có hồ Tà Đùng với cảnh đẹp hút hồn, được ví là Hạ Long của Tây Nguyên.
Với dân phượt, để khám phá hồ Tà Đùng, cung đường ưa thích là từ TP.HCM đi về Long Khánh (Đồng Nai), sau đó rẽ lên Đức Linh để về phố núi B'Lao (Bảo Lộc, Lâm Đồng), từ đây đi lên cao nguyên Di Linh rồi tiến thẳng về hồ Tà Đùng.
Hồ thay đổi gần như 4 mùa trong ngày. Buổi sáng, mặt hồ mờ sương, thấp thoáng những ngôi nhà, lưới đánh cá, tạo nên một phong cảnh vô cùng trữ tình, lãng mạn
Khi hoàng hôn xuống, phong cảnh hồ là một bức tranh với gam màu đỏ tuyệt đẹp khiến những ai dù có tâm hồn khô cằn vẫn thấy xuyến xao
Khi trời quang mây tạnh, mặt hồ trong xanh, vô cùng nên thơ, mát mắt
Để khám phá toàn bộ hồ Tà Đùng, dân phượt có thể thuê ghe của người dân địa phương. Đêm đến, có thể chọn cắm lều nghỉ ngơi tại một trong những ngọn núi giữa lòng hồ để tận hưởng trọn vẹn sự hoang sơ. Mặc dù vậy, bạn vẫn cứ yên tâm vì trên các ngọn núi giữa hồ vẫn có nhiều hộ gia đình sinh sống, bảo đảm sự an toàn cho du khách
Nếu có thời gian và muốn khám phá khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, du khách có thể đi sâu vào bên trong để khám phá vẻ đẹp của suối Đắk N'teng, Đắk P'lao... chảy qua, tạo thành những ngọn thác hết sức hấp dẫn, kỳ bí như thác Đắk P'lao, thác 7 tầng, thác mặt trời...
Theo iHay
Sắc màu rực rỡ ở lễ hội Hoa Đà Lạt Thành phố ngàn hoa trở nên rực rỡ, sôi động hơn khi festival 2015 chính thức bắt đầu với các màn diễu hành xe cổ. Du khách hào hứng tham quan trong trời nắng vàng, mát mẻ. Các loài hoa bắt đầu khoe sắc khắp nơi ở thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) sáng 30/12, chỉ sau lễ khai mạc vài giờ. Một...