Thăm ngôi làng ‘xuất khẩu’ virus Ebola ra thế giới
Từ một thầy giáo địa phương, virus Ebola đã nhanh chóng lan ra cộng đồng của ngôi làng nhỏ này và giết chết hàng trăm người dân địa phương.
Quang cảnh làng Yambuku năm 1976
Virus Ebola là tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết Ebola, được phát hiện lần đầu tiên ở châu Phi vào những năm 1970. Nó được đặt tên theo dòng sông Ebola ở Cộng hòa Congo, nơi xuất hiện dịch lần đầu tiên vào năm 1976.
Trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên được xác định vào ngày 26/8/1976 ở một ngôi làng hẻo lánh, cách dòng sông Ebola, Congo khoảng 96km về phía Nam. Nạn nhân đầu tiên của Ebola trên thế giới là một hiệu trưởng địa phương có tên Mabalo Lokela.
Trước khi nhiễm bệnh, Mabalo đã có chuyến công tác dọc theo sông Ebola ở biên giới các quốc gia Trung Phi với một nhóm người dân làng Yambuku từ ngày 12 – 22/8-1976.
Đến ngày 26/8, Mabalo ngã bệnh và ban đầu người ta cho rằng đó là bệnh sốt rét tái phát. Thế nhưng, đến ngày 5/9, tình trạng của Mabalo trở nên nguy kịch, ông bị xuất huyết tràn lan trên cơ thể và qua đời ngày 8/9 năm đó.
Video đang HOT
Nữ y tá bên cạnh các ngôi mộ chôn nạn nhân Ebola ở làng Yambuku
Trong vòng 1 tuần Mabalo phát bệnh, nhiều trường hợp khác đã bị lây nhiễm ở bệnh viện. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới – WHO, đa số các trường hợp bị lây nhiễm là do &’tiếp xúc với người bị bệnh hoặc dùng lại kim tiêm cũ đã qua sát trùng’.
Theo phong tục địa phương, trong các nghi thức an táng người chết, những người phụ nữ trong gia đình như mẹ, vợ, chị em gái sẽ phải rửa sạch thi thể của Mabalo trước khi chôn cất. Với sự nguy hiểm của virus Ebola, những người này đều bị lây nhiễm và chết ngay sau đó.
Xác các bệnh nhân bị vất ngoài đường vì người nhà sợ sẽ lây sang mình
Trong đợt dịch Ebola đầu tiên này, 318 người đã bị nhiễm bệnh, trong đó có 280 người chết ở Congo và 284 trường hợp nhiễm, 151 người chết ở một khu vực của Sudan. Đối với làng Yambuku, họ đã phải đóng cửa bệnh viện sau khi trận dịch quét qua vì có 11 trong số 17 nhân viên y tế đã chết.
Sau đó, dưới sự trợ giúp của WHO, các ổ dịch đã được cách ly trong các cộng đồng địa phương, quá trình khử trùng được thực hiện triệt để. Trong quá trình khống chế dịch bệnh năm đó, các chuyên gia đã được không quân Congo huy động trực thăng để đến các điểm nóng.
Theo VTC
Virus Ebola có dấu hiệu tấn công châu Á
Chính quyền Hong Kong đã phải cách ly một du khách đến từ châu Phi có các triệu chứng nhiễm Ebola.
Ngày 10/8, chính quyền Hong Kong cho biết họ đang cách ly một người đàn ông Nigeria sau khi ông này đến Hong Kong và có các triệu chứng của người nhiễm virus Ebola vốn đang hoành hành ở Tây Phi, cướp đi sinh mạng của gần 1000 người.
Chính quyền Hong Kong cho biết ngay sau khi người đàn ông trên có các dấu hiệu phát bệnh, họ đã ngay lập tức cho cách ly mặc dù kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy ông này âm tính với virus Ebola.
Một bệnh nhân nhiễm virus Ebola được cách ly đặc biệt
Người phát ngôn chính quyền Hong Kong cho biết: "Trong một tháng qua, ông này không có tiền sử tiếp xúc với người hay động vật nhiễm bệnh và không tới các cơ sở y tế. Hiện ông này đang trong tình trạng ổn định".
Người đàn ông 32 tuổi này đến từ Lagos, thành phố đông đúc nhất ở Nigeria, quá cảnh qua Dubai và được đưa đến bệnh viện ở Hong Kong trong tình trạng nôn mửa, tiêu chảy.
Vốn là một thành phố vô cùng đông đúc với 7 triệu dân, Hong Kong hiện đang cảnh giác cao độ với sự lây lan nhanh chóng của virus Ebola sau khi dịch SARS cướp đi sinh mạng của gần 300 người tại thành phố này cách đây 11 năm.
Hong Kong đang rất cảnh giác trước nguy cơ nhiễm virus Ebola
Hôm 30/7, chính quyền Hong Kong tuyên bố họ sẽ cách ly toàn bộ du khách đến từ các khu vực nhiễm Ebola có các triệu chứng của bệnh như sốt, nôn mửa, tiêu chảy để đề phòng đại dịch xâm nhập vào thành phố.
Trong một diễn biến khác, hôm qua (10/8), Trung Quốc tuyên bố họ đã chuẩn bị 80 tấn trang thiết bị y tế chống Ebola để viện trợ cho các quốc gia đang xảy ra dịch ở Tây Phi.
Sơ đồ phát tán virus Ebola trên thế giới
Một chiếc máy bay Boeing 747 đã chở những trang thiết bị này tới Liberia, Sierra Leone và Guinea vào ngày hôm qua để góp phần chống lại đại dịch. Số trang thiết bị này chủ yếu là quần áo bảo hộ, chất khử trùng, cặp nhiệt độ và một số loại thuốc.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố đưa đại dịch Ebola vào tình trạng khẩn cấp quốc tế bởi các quốc gia Tây Phi gần như không thể tự mình đối phó được với tình trạng lây lan nhanh chóng của virus Ebola ở những thành phố đông đúc, nghèo đói của mình.
Theo Khampha
Việt Nam lên kịch bản ứng phó với vi rút chết người Ebola Trước diễn biến nhanh chóng mặt của dịch sốt xuất huyết do vi rút Ebola với con số mắc, tử vong ngày càng tăng lên, Tổ chức Y tế Thế giới cân nhắc việc công bố tình trạng y tế khẩn cấp trên toàn cầu. Trước tình huống khẩn cấp này, Bộ Y tế cũng vừa ban hành Kế hoạch hành động Phòng...