Thăm ngôi đền Preah Vihear sau chiến sự

Theo dõi VGT trên

Các mảng kiến trúc bên trong ngôi đền cổ nghìn năm tuổ.i Preah Vihear bị đạn pháo Thái Lan phá vỡ, trong khi quân đội Campuchia triển khai dày đặc tại di sản thế giới này và đang hối hả xẻ núi để mở đường lớn lên đền.

Con đường thuận tiện nhất để đi Preah Vihear bên phía Campuchia là xuất phát từ thành phố Siem Reap, với đoạn đường 320 km rải nhựa và mất khoảng 4 tiếng chạy xe ôtô. Trước khi khởi hành, phóng viên VnExpress được các đồng nghiệp Campuchia cảnh báo tình hình khu vực đền Preah Vihear đang rất phức tạp dù chiến sự đã tạm ngưng và đổ má.u có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Mặc áo chống đạn thăm di sản thế giới

Nhà báo Sao Yuth làm việc cho một đài phát thanh tại Siem Reap, người vừa trở về từ đền Preah Vihear cho biết: “Preah Vihear và khu vực biên giới giữa Thái Lan và Campuchia quanh đó đang rất bất ổn và binh sĩ hai bên có thể n.ổ sún.g chỉ vì những nguyên nhân đơn giản như có người lính nào đó say xỉn và không kiềm chế việc bóp cò. Do vậy khi đến thăm đền vào lúc này nên mặc áo chống đạn và đội mũ sắt để tự bảo vệ mình”.

Thăm ngôi đền Preah Vihear sau chiến sự - Hình 1

Binh sĩ Campuchia triển khai khắp nơi trên ngôi đền Preah Vihear. Ảnh: Đình Nguyễn.

Preah Vihear có vị trí nhạy cảm vì năm 1962 Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ra phán quyết toàn bộ mỏm núi Dangrek và ngôi đền trên đó thuộc Campuchia, nhưng lối vào cổng chính lại nằm trong vườn quốc gia Khao Phra Viharn của Thái Lan. Du khách có thể lên đền từ phía Thái Lan vì đây có bình nguyên thoai thoải, trong khi nếu đi từ Campuchia phải vượt qua con đường bên vách đá hiểm trở.

Kể từ khi Campuchia giành lại quyền kiểm soát Preah Vihear từ tàn quân Khmer Đỏ năm 1998, nước này đã bắt tay với Thái Lan cùng khai thác du lịch tại ngôi đền. Theo đó du khách từ Thái Lan sang sẽ được Campuchia cho phép mua vé vào thăm đền trong một ngày mà không cần visa. Còn phía Thái Lan thu phí vào công viên quốc gia Khao Phra Viharn, nơi có lối dẫn lên đền Preah Vihear.

Sau một thời gian êm thấm, Thái Lan và Campuchia đột ngột căng thẳng tại Preah Vihear từ năm 2008 khi ngôi đền được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới. Đụng độ dữ dội nhất giữa hai nước xảy ra hồi đầu năm nay dọc tuyến biên giới, trong đó Preah Vihear là tâm điểm chú ý. Ngôi đền đã bị đóng cửa hoàn toàn với du khách do phía Thái Lan nã đạn pháo vào công trình cổ này.

Nhà báo Sao Yuth cho biết thêm rằng anh mới viết bài về việc Campuchia đã mở cửa trở lại cho du khách thăm đền Preah Vihear hơn một tuần trước, bất chấp việc Thái Lan vẫn phong toả lối vào chính. Nhưng trên thực tế chỉ có một số ít người địa phương đủ cam đảm tới đây và gần như không có người nước ngoài nào lên thăm đền vì không muốn mạo hiểm tại nơi vừa có chiến sự.

Đó là lý do anh khuyên nên mặc áo chống đạn và đội mũ sắt khi tới Preah Vihear. Các đại lý du lịch tại Siem Reap cũng từ chối tổ chức chuyến đi tới đền Preah Vihear. Cách duy nhất đến được di sản thế giới này hiện nay là thuê một chiếc xe hai cầu đi từ Siem Reap với giá khoảng gần 400 USD, cho quãng đường bình thường chỉ phải trả khoảng 5 USD nếu đi bằng xe khách.

Video đang HOT

Bầu không khí chiến sự

Tuyến quốc lộ của Campuchia chạy từ Siem Reap đến chân núi Dangrek, nơi có ngôi đền Preah Vihear, mới được cải tạo nên có chất lượng khá tốt. Con đường chạy xuyên qua những cánh rừng rậm rạp với vô số biển cảnh báo có mìn hai bên. Đô thị lớn nhất trên con đường đến đền Preah Vihear là thị xã Anlong Veng, thủ phủ cuối cùng của tàn quân Khmer Đỏ trước đây.

Bầu không khí chiến sự bắt đầu rõ nét kể từ ngã ba thị trấn Sro Em, nằm cách đền Preah Vihear khoảng 30 km. Đây là nơi duy nhất có thể tìm thấy một nơi nghỉ chân bên đường trước khi tiếp tục hành trình lên thăm ngôi đền nghìn tuổ.i. Thị trấn này cũng là nơi đóng sở chỉ huy của lực lượng quân đội Campuchia phụ trách khu vực đền Preah Vihear và vùng lân cận.

Khi phóng viên VnExpress tới Sro Em, một nhóm binh sĩ đội mũ sắt đứng gác trên đường đã chặn lại và yêu cầu vào khu nhà chỉ huy để trình báo. Khi đó đang có hàng nghìn binh sĩ Campucha diễn tập chiến đấu, dễ tạo ra cảm giác hồi hộp và bất an đối với những ai chuần bị đi tiếp đoạn đường phía trước.

Dọc đường từ Sro Em lên đền Preah Vihear có vô s.ố l.ô cốt và hầm trú ẩn với binh sĩ đang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Chỉ có một số ít nhà dân trên đoạn đường này, còn lại hầu hết là các khu vực đóng quân của Campuchia. Chốt gác của quân đội cũng dựng lên tại nhiều nơi để kiểm tra mọi chiếc xe ra vào khu vực.

Thăm ngôi đền Preah Vihear sau chiến sự - Hình 2

Đại công trường xẻ núi mở đường lên đền Preah Vihear của Campuchia. Ảnh: Đình Nguyễn.

Khi đến chân núi Dangrek, con đường trải nhựa kết thúc và bắt đầu một đại công trường xẻ núi mở đường dài khoảng 5 km dẫn lên đền Preah Vihear. Những ngày đầu tháng 7/2011, xe chuyên dụng đang hối hả thi công dưới sự chỉ huy của quân đội. Theo quan sát của phóng viên, với tiến độ hiện nay chỉ vài tháng nữa Campuchia sẽ hoàn tất con đường chạy thẳng từ chân núi lên đền Preah Vihear.

Khi hoàn thành con đường xuyên núi rộng rãi này, bên cạnh việc kết nối trung tâm lịch Siem Reap với đền Preah Vihear, quân đội Campuchia còn rất thuận tiện trong việc triển khai các loại khí tài quân sự lên cao điểm núi Dangrek, nơi có vị trí mang tính chiến lược đối với vùng biên giới của nước này.

Dọc con đường đang được xây dựng, quân đội Campuchia cũng triển khai với mức độ dày đặc. Gần như chỉ cách vài mét lại có một hầm trú ẩn kiên cố với các lỗ châu mai bố trí xung quanh. Nhưng bầu không khí giao tranh đã có dấu hiệu lắng xuống khi hầu hết binh sĩ đều không mang vũ khí và đứng ngồi lố nhố bên ngoài hầm trú ẩn nhìn người lạ mặt lên đền Preah Vihear.

Những dấu tích giao tranh

Thăm ngôi đền Preah Vihear sau chiến sự - Hình 3

Một mảnh đạn pháo phá vỡ mảng đá sa thạch có đường kính khoảng 20 cm tại cổng chính dẫn lên đền Preah Vihear. Ảnh: Đình Nguyễn.

Đền Preah Vihear gồm nhiều bức điêu khắc đá sa thạch tinh xảo nhưng đã đổ nát khoảng 40%, sau hàng nghìn năm trơ gan cùng tuế nguyệt. Kiến trúc ngôi đền chạy theo trục bắc-nam dài 800 mét, rộng 50 mét, trong đó đền thượng phía nam cao hơn đền hạ phía bắc 120 mét và tất cả nằm trọn trên đỉnh núi Dangrek cao 525 mét. Phần đỉnh đền là vách đá dựng đứng có thể bao quát toàn bộ vùng bình nguyên của Campuchia.

Cảnh đổ nát của ngôi đền nghìn năm tuổ.i này mới được bổ sung bằng những vết đạn pháo do quân đội Thái Lan bắ.n sang trong những lần giao tranh dữ dội hồi tháng 2 và tháng 4 vừa qua. Tuy nhiên, những dấu tích này nằm rải rác và có quy mô thiệt hại không quá nghiêm trọng, vì không phá hủy hoàn toàn bất cứ một khối kiến trúc nào của ngôi đền cổ.

Đụng độ đã tạm chấm dứt nhưng hầu như không có bóng du khách lên thăm Preah Vihear, trái với cảnh tấp nập trước giao tranh hồi tháng 2/2011. Nhiều người địa phương kiếm sống bằng nghề bán đồ lưu niệm đã rút đi và chỉ có một vài phụ nữ còn bám trụ. Họ xách theo những túi nhỏ đựng loại thuố.c l.á giá rẻ để bán cho du khách tặng binh sĩ đóng quân trên đền.

Trên suốt chiều dài gần 800 mét của đền Preah Vihear trên đỉnh núi Dangrek, binh sĩ Campuchia hiện diện dày đặc khắp nơi. Bên cạnh đó còn có lực lượng cảnh sát bảo vệ đền và bảo vệ khách du lịch có quân phục và phù hiệu riêng. Những quân nhân này hầu như không mang sún.g mà chỉ mang theo máy bộ đàm và tỏ ra thân thiện với khách lạ.

Trung uý Van Sovanchay, người phụ trách thông tin của quân đội đồn trú trên đền Preah Vihear, cho biết: “Chúng tôi có rất nhiều chiến sĩ đóng tại cao điểm này đề phòng các vụ tấ.n côn.g của phía Thái Lan”. Anh cũng vui vẻ giải thích về hai chiếc bộ đàm mang theo người đang liên tục phát ra âm thanh. Trong đó một chiếc trung uý này dùng để liên lạc nội bộ, chiếc còn lại chuyên để thu những cuộc đối thoại của binh sĩ Thái Lan bên kia biên giới vì anh thành thạo tiếng Thái.

Trong khi đó, thiếu uý có tên Jon nhiệt tình dẫn phóng viên VnExpress đi khắp ngôi đền để phòng bất trắc và thuật lại những lần quân đội Thái Lan nã pháo sang Preah Vihear. Theo lời sĩ quan này, quân đội Thái đã bắ.n đạn pháo sang cả ngày lẫn đêm, tuy nhiên không gây thương vong cho binh sĩ Campuchia. Anh cho biết số 28 người thiệ.t mạn.g của cả hai phía trong những lần đụng đổ kể từ đầu năm xảy ra dọc tuyến biên giới bên dưới đền Preah Vihear.

Thăm ngôi đền Preah Vihear sau chiến sự - Hình 4

Trung uý Jon đang thuật lại những lần phía Thái Lan bắ.n pháo sang đền Preah Vihear. Ảnh: Đình Nguyễn.

Thiếu uý Jon cũng cảnh báo rằng mọi di chuyển tại đền Preah Vihear đều nằm trong tầm ngắm của quân đội Thái Lan đóng phía bên kia biên giới. Theo anh họ không n.ổ sún.g nhưng không có gì đảm bảo mọi thứ an toàn tại khu vực từng có chiến sự nhiều lần này. Lời khuyên cho ai đến thăm đền Preah Vihear trong những ngày này là không nên lưu lại quá lâu, dù phải trải qua gần một ngày đường để tới được di sản thế giới này.

Ngôi đền Preah Vihear hiện đã im tiếng sún.g nhưng tình hình khu vực này vẫn rất phức tạp và không có gì đảm bảo sẽ không tái diễn cảnh n.ổ sún.g. Cuối tháng 6 vừa qua, Thái Lan rút khỏi Công ước di sản thế giới của UNESCO và cho tăng quân dọc tuyến biên giới với Campuchia, càng cho thấy tình hình tại đền Preah Vihear có thể căng thẳng trở lại bất cứ lúc nào.

Hơn nữa, binh sĩ Campuchia và Thái Lan đóng quân quá gần nhau, với những điểm chỉ cách nhau chưa đầy 100 mét, nên các vụ n.ổ sún.g giữa hai bên có thể xuất phát từ những lý do &’lãng xẹt’. Ví dụ vụ bắ.n nha.u hôm 3/4/2009 mở màn bằng việc một lính Thái Lan đạp phải mìn và các binh sĩ khác lập tức n.ổ sún.g tới tấp, khiến phía Campuchia bắ.n lại. Còn trong các vụ đụng độ từ đầu năm chưa rõ bên nào đã n.ổ sún.g trước dẫn đến cảnh đổ má.u.

Theo VNExpress

Thái Lan rút khỏi Công ước Di sản Thế giới vì Preah Vihear

Thái Lan đã quyết định rút khỏi Công ước Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa LHQ (UNESCO) "để phản đối việc Uỷ ban Di sản Thế giới (WHC) xem xét kế hoạch do Campuchia đệ trình" liên quan đến đền Preah Vihear đang tranh chấp.

Thái Lan rút khỏi Công ước Di sản Thế giới vì Preah Vihear - Hình 1

Ngôi đền Campuchia gọi là Preah Vihear và Thái Lan gọi là Phra Viharn.

Theo phía Bangkok, quan quản lý Di sản Thế giới "đã có quyết định gây bất bình" khi đưa kế hoạch quản lý đền Preah Vihear do Campuchia soạn thảo vào nghị trình làm việc của cơ quan này.

Bangkok cho rằng vấn đề phân định ranh giới, hiện còn trong vòng tranh cãi, phải được giải quyết trước khi xét đến bất cứ một kế họach quản trị nào.

UNESCO đã triển khai một kế hoạch quản lý ngôi đền, nhưng theo phía Thái Lan, kế hoạch này chứa đựng rất nhiều yếu tố gây tranh cãi.

Thái Lan luôn yêu cầu giải quyết tranh chấp biên giới với Campuchia qua các cuộc đàm phán song phương và ngần ngại trước các nỗ lực bên ngoài từ LHQ và khối ASEAN nhằm xoa dịu căng thẳng.

Một số cuộc đụng độ quân sự đã xảy ra giữa Thái và Campuchia kể từ đầu tháng 2 năm nay, khiến hơn 20 người thiệ.t mạn.g và hàng nghìn người phải sơ tán.

Hồi tháng 5, Campuchia yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế, tòa án cao nhất của LHQ, buộc Thái Lan rút quân ra khỏi vùng đất tranh chấp gần ngôi đền. Chưa có phán quyết nào được công bố.

Ngôi đền Campuchia gọi là Preah Vihear, và Thái Lan gọi là Phra Viharn, được công bố là di sản thế giới năm 2008. Đền nằm trên biên giới giữa Campuchia và Thái Lan, thuộc khu vực chưa có phân định cột mốc ranh giới

Hai bên đều đồng ý là ngôi đền nằm trên lãnh thổ Campuchia. Tranh chấp xoay quanh khu vực xung quanh dẫn tới ngôi đền.

Năm 1962, Tòa án Quốc tế đã phán quyết rằng ngôi đền Preah Vihear là thuộc về Campuchia, nhưng một con đường quan trọng dẫn đến ngôi đền lại nằm trong khoảnh đất rộng 5 kilomet vuông lại nằm bên trong lãnh thổ Thái Lan.

Theo Dân Trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Bất ngờ với quốc gia Phật giáo nhỏ bé trở thành cường quốc tiề.n điện tử
    18:35:47 01/10/2024
    Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện Nhật Bản trong tháng 10
    13:03:42 30/09/2024
    Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số
    19:40:07 30/09/2024
    Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần
    21:09:33 30/09/2024
    Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD
    05:43:30 01/10/2024
    Bão Helene tàn phá Đông Nam nước Mỹ, số nạ.n nhâ.n thiệt mạng tăng lên 118 người
    16:31:41 01/10/2024
    Phát hiện mới về vai trò của nữ giới trong nền văn hóa Moche cổ đại
    16:44:08 01/10/2024
    Hàn Quốc chuẩn bị đối phó bão Krathon
    13:23:22 30/09/2024

    Tin đang nóng

    Danh sách sao Vbiz xuất hiện trong nhóm content bẩn của Negav bị lộ, người trong cuộc lần lượt lên tiếng!
    20:47:54 01/10/2024
    Thu Trang chính thức lên tiếng khi chồng Phương Lan nhắc tên trong lùm xùm bị nó.i xấ.u
    22:05:40 01/10/2024
    Phan Đạt - chồng diễn viên Phương Lan là ai mà náo loạn Vbiz?
    21:32:28 01/10/2024
    Vợ Quách Phú Thành sống trong nhung lụa nhưng vẫn bị chồng từ chối một điều
    19:59:14 01/10/2024
    Thông tin chính thức vụ NS Hữu Châu bị gọi tên giữa drama chèn ép, có hành động sai lệch với diễn viên trẻ
    20:24:01 01/10/2024
    Thương vợ đau bụng nên mình tôi về giỗ mẹ, nào ngờ tiếng nhạc chát chúa từ điện thoại của con gái khiến cả nhà 'ngã ngửa'
    21:56:14 01/10/2024
    Trương Mỹ Lan đổi ý xoành xoạch, xin rồi bán, cái kết cho túi Hermes gây bất ngờ
    21:18:00 01/10/2024
    Ngọc Hiệp "Cô gái xấu xí" tuổ.i 59: Thích đi phượt, viên mãn bên chồng
    19:44:10 01/10/2024

    Tin mới nhất

    Quan chức Mỹ: Không có 'khả năng kỳ diệu' nào có thể thay đổi cục diện xung đột Ukraine

    18:34:05 01/10/2024
    Vào tuần trước, theo một báo cáo của Bloomberg, các quan chức phương Tây không tin kế hoạch chiến thắng của ông Zelensky sẽ tạo ra bước đột phá trong cuộc xung đột do thiếu các yếu tố bất ngờ.

    Người dân Brazil phải đeo lại khẩu trang vì khói mù do cháy rừng bao phủ

    17:38:50 01/10/2024
    Theo Viện Thăm dò Datafolha (Brazil), ít nhất 40% dân số ở các thành phố như Sao Paulo và Belo Horizonte và 29% dân số ở thành phố Rio de Janeiro cho biết sức khỏe của họ bị ảnh hưởng rất nhiều do ô nhiễm không khí.

    Gói kích thích của Trung Quốc - thuố.c đặc trị hay chỉ là liều giảm đau

    17:36:22 01/10/2024
    Ông Tianchen Xu, chuyên gia kinh tế của Economist Intelligence Unit, nhận định gói kích thích mới đây là "một dấu mốc cho thấy tư duy chính sách đã thay đổi .

    Nhánh chính sông Amazon cạn trơ đáy

    16:41:45 01/10/2024
    Các nhà môi trường cho biết biến đổi khí hậu và tình trạng ấm lên toàn cầu không chỉ khiến các con sông ở Amazon cạn nước mà còn gây các vụ cháy rừng chưa từng có, phá hủy thảm thực vật khô cằn.

    Quốc hội Nhật Bản bầu ông Shigeru Ishiba làm Thủ tướng

    16:39:06 01/10/2024
    Ông Shigeru Ishiba được bầu vào Hạ viện 12 lần, từng đảm nhiệm các chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Nông nghiệp, Bộ trưởng Tái thiết khu vực và Tổng Thư ký LDP.

    Mỹ tăng viện trợ cho liên minh chống IS

    16:28:31 01/10/2024
    Trong số này, 148 triệu USD hỗ trợ để đảm bảo an ninh biên giới cũng như chống khủn.g b.ố ở khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara và Trung Á; 168 triệu USD dành cho quỹ an ninh tại Iraq và Syria.

    Fed đề ngỏ khả năng tiếp tục giảm lãi suất

    16:15:59 01/10/2024
    Tuy nhiên, ông Powell cũng lưu ý đây không phải là con đường định sẵn và các dữ liệu sẽ được đán.h giá đầy đủ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

    Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đồng loạt từ chức

    15:48:56 01/10/2024
    Đây là động thái mở đường cho việc thành lập chính phủ mới do tân Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, ông Shigeru Ishiba, dẫn đầu.

    Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại Liban có thể làm gì nếu xảy ra xung đột biên giới?

    15:35:12 01/10/2024
    Nghị quyết 1701 của HĐBA LHQ cho phép các binh sĩ gìn giữ hòa bình giúp quân đội Liban đảm bảo không có giao tranh xảy ra tại khu vực làm nhiệm vụ cũng như không bị xâm phạm bởi các lực lượng vũ trang không thuộc nhà nước Liban.

    Bỉ hủy mọi chuyến bay thương mại khởi hành tại 2 sân bay chính do đình công

    15:30:48 01/10/2024
    Trong khi đó, tại sân bay Charleroi, lệnh hủy chuyến cũng đã được đưa ra với khoảng 100 chuyến bay dự kiến khởi hành. Tuy nhiên, những chuyến bay hạ cánh không bị ảnh hưởng.

    Mỹ siết chặt lệnh cấm tị nạn tại biên giới với Mexico

    15:25:52 01/10/2024
    Tổng thống Biden đã ban hành lệnh cấm tị nạn trong tháng 6 năm nay nhằm giảm số người di cư vượt biên trái phép, vốn đang ở mức kỷ lục.

    Chính phủ Yemen lên án cuộc không kích của Israel tại Hodeidah

    15:23:12 01/10/2024
    Theo thông tin từ Bộ Y tế do lực lượng Houthi quản lý, cuộc không kích của Israel tại Hodeidah đã khiến 5 người thiệ.t mạn.g và 57 người bị thương, trong đó nhiều người đang trong tình trạng nguy kịch.

    Có thể bạn quan tâm

    Chồng không đưa lương, không làm việc nhà, vợ nói mấy câu khiến anh câm nín

    Góc tâm tình

    05:23:37 02/10/2024
    Suốt 3 năm kết hôn, tôi chưa từng được chồng đưa cho tiề.n lương. Anh còn đổ trách nhiệm làm việc nhà lên đầu tôi, cho rằng đó là việc của đàn bà.

    Nghệ sĩ Bảo Chung nói thẳng về tin đồn là đại gia bất động sản

    Sao việt

    23:28:21 01/10/2024
    Nghệ sĩ Bảo Chung phủ nhận chuyện là đại gia bất động sản. Ông nói lý do từ Mỹ về Việt Nam vì muốn hết mình với nghệ thuật.

    Diễn viên Lê Giang tuổ.i 52 hóa 'phú bà phông bạt', đắt show phim ảnh bậc nhất

    Hậu trường phim

    22:50:03 01/10/2024
    Lê Giang vui vì tuổ.i 52 vẫn nhận nhiều lời mời đóng phim. Hiện chị là nữ diễn viên trung niên đắt show bậc nhất với vai diễn trong các dự án doanh thu trăm tỷ.

    Màn ảnh Việt có 1 phim ngôn tình cực đáng hóng: Nữ chính trong trẻo tựa tình đầu, bối cảnh đẹp như tranh vẽ

    Phim việt

    22:17:40 01/10/2024
    Bộ phim nhận nhiều phản hồi tích cực từ khán giả nhờ màu sắc trong trẻo, tươi mới đậm chất thanh xuân vườn trường mà dàn diễn viên trẻ đem đến.

    Thiếu gia nổi tiếng gâ.y số.c khi thú nhận 22 tuổ.i có 10 mối tình

    Netizen

    22:15:52 01/10/2024
    Đảo Thiên Đường đang là show hẹn hò hot nhất hiện tại khi ghép cặp các người chơi trai xinh gái đẹp. Khi chương trình càng về cuối, các cặp đôi dần lộ diện thì có một cái tên vẫn bị coi là mỹ nam lu mờ

    Triển khai thành công kỹ thuật chụp động mạch vành qua da

    Sức khỏe

    22:02:04 01/10/2024
    Chụp động mạch vành qua da là thủ thuật cơ bản và sử dụng rộng rãi trong các quy trình can thiệp về tim mạch với mục đích đán.h giá toàn bộ hệ động mạch vành.

    Ngôi sao số 1 Việt Nam - người duy nhất không sợ bị vạ miệng hồi "trẻ trâu", nhân cách là thứ không thể phủ nhận!

    Nhạc việt

    22:01:46 01/10/2024
    Ngôi sao này đã luôn được ca ngợi hết mình vì nhân cách vàng và EQ cao xuyên suốt hơn 1 thập kỷ trong showbiz.

    Diễn biến mới về cuộc đấu tố giữa NewJeans và tập đoàn giải trí số 1 Hàn Quốc

    Nhạc quốc tế

    21:58:17 01/10/2024
    Ngày 30/9, Uỷ ban Lao động và Môi trường đã thông qua yêu cầu triệu tập Hanni (người tham chiếu) và CEO đương nhiệm của ADOR là Kim Joo Young (nhâ.n chứn.g) vào hôm 25/10 tới.

    Điểm 10 cho cameraman của Anh Trai Chông Gai: Góc máy quá ảo như đang xem MV bom tấn Hàn Quốc, MXH "phát cuồng"!

    Tv show

    21:47:05 01/10/2024
    Công diễn 5 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đang làm cộng đồng fan Kpop điên đảo , được ví như EXO, DBSK Việt Nam.

    Uyên Endy 'bạn gái' Ngô Kiến Huy, khoe dáng nuột, cơ ngơi 'chanh sả'?

    Trẻ

    21:32:09 01/10/2024
    Uyên Endy tên thật là Nguyễn Thu Uyên, sinh năm 1997. Cô là một hot girl có gần 20 nghìn người theo dõi trên mạng xã hội. Cô không hoạt động nghệ thuật, mà hiện tại, cô nàng đang có công việc kinh doanh riêng.

    Phối hợp điều tra nguyên nhân hổ chế.t tại Khu du lịch Vườn Xoài

    Tin nổi bật

    21:22:34 01/10/2024
    Tại tỉnh Long An xác định có 3 nhân viên vườn thú Mỹ Quỳnh tiếp xúc trực tiếp hổ. Tại tỉnh Đồng Nai, thông tin nhanh sơ bộ có khoảng 30 người tiếp xúc với hổ.