Thẳm Nàng Màn, hang động đá vôi triệu năm ở miền Tây xứ Nghệ
Thẳm Nàng Màn (hang Nàng Màn) là một hang động đá vôi thuộc địa bàn bản Nà Pha (Nà Pha nghĩa là cánh đồng lúa nước dưới chân núi đá vôi), xã Yên Khê, huyện Con Cuông ( Nghệ An).
Hang Thẳm Nàng Màn, xã Yên Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An.
Thẳm Nàng Màn được hình thành do quá trình phong hóa cách đây hàng trăm triệu năm với diện tích khoảng 1.800m2, có cấu trúc dạng vòm, có hệ thống hang ngầm, xuyên thủy và nhũ đẹp.
Ngày 28/12/2017, UBND tỉnh Nghệ An đã xếp hạng Thẳm Nàng Màn là di tích Danh thắng cấp tỉnh. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn, thường xuyên, không thể bỏ lỡ của du khách khi lên với miền Tây xứ Nghệ.
Ngày 28/12/2017, UBND tỉnh Nghệ An đã xếp hạng Thẳm Nàng Màn là di tích Danh thắng cấp tỉnh.
Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa vùng đất này có Nàng Là con gái út Chẩu Đin (Chúa đất giàu có) vô cùng xinh đẹp như đóa hoa rừng, nết na, giỏi thêu thùa, dệt vải, hát hay, múa đẹp.
Tương truyền rằng khi nghe Nàng Là hát, chim rừng bay qua cũng dừng cánh, khi Nàng Là xuống suối, tôm cá vây lượn quanh đôi bắp chân nõn nà của Nàng.
Nàng Là đã đem lòng yêu say đắm một chàng trai nghèo không cha không mẹ, khỏe mạnh hiền lành, siêng năng, giỏi giang từ việc săn bắn, bẫy chim thú đến công việc đồng áng, nương rẫy.
Chẩu Đin biết được cuộc tình không “môn đăng hộ đối” đã kịch liệt ngăn cấm. Bất chấp sự ngăn cản của cha, hai người vẫn thường xuyên bí mật hò hẹn gặp nhau nơi nương xa, ruộng vắng với lời thề nguyện nên vợ nên chồng. Rồi nàng mang thai với chàng trai nghèo.
Đồng bào Thái nơi đây xem Thẳm Nàng Màn là một điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của mọi người dân.
Biết tin, người cha đã đuổi chàng trai ra khỏi mường, sai người bắt con gái nhốt vào hang đá xa bản để giấu kín chuyện con gái mình mang hoang thai cho khỏi hổ thẹn với bản dưới mường trên.
Một mình bị nhốt trong hang tối với cái thai trong bụng và số lượng lương thực ít ỏi mà người cha để lại, rồi cuối cùng đến kỳ “mãn nguyệt khai hoa”, Nàng Là một mình xoay sở vượt cạn trong một đêm mưa gió bão bùng, Nàng vượt cạn một mình.
Trong hang núi lạnh lẽo, hai mẹ con Nàng cô đơn, buồn tủi ngày đêm mong ngóng ngày người yêu quay trở lại, nước mắt Nàng tuôn chảy như suối, xuyên qua vách đá ra tận sông cả.
Video đang HOT
Nàng khóc thương cho phận mình, khóc thương nhớ người yêu, khóc thương cho đứa trẻ vắng bóng cha, cho đến ngày mẹ con Nàng kiệt sức và hóa đá thành khối mang hình “mẹ bồng con”.
Thẳm Nàng Màn được hình thành do quá trình phong hóa cách đây hàng trăm triệu năm.
Hình bóng của mẹ con Nàng còn đó, cho đến tận bây giờ vẫn đau đáu nhìn xuống cánh đồng Nà Pha chờ chồng. Không biết chàng trai có trở về tìm Nàng hay không, nhưng bây giờ người Thái đã về Nà Pha lập bản dựng mường, khai phá đất đai để có được cánh đồng màu mỡ năng suất cao nhất “mường Trong” (huyện Con Cuông).
Đồng bào Thái nơi đây xem Thẳm Nàng Màn là một điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của mọi người dân, và họ tin rằng các chàng trai cô gái yêu nhau đến cầu may, cầu tình duyên, mong hạnh phúc bên nhau sẽ được linh hồn của mẹ con Nàng phù hộ.
Thẳm Nàng Màn với diện tích khoảng 1.800m2, có cấu trúc dạng vòm, có hệ thống hang ngầm, xuyên thủy và nhũ đẹp.
Đêm hội “Điểm hẹn Nàng Màn” (dự kiến diễn ra tối 27/3) thể hiện sự cảm thương và tưởng nhớ tới câu chuyện tình yêu của Nàng Là, và mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với những đôi trai gái yêu nhau, muốn được bên nhau mãi mãi.
Điểm hẹn Nàng Màn gồm có các gian hàng giới thiệu và bán các sản phẩm đặc trưng của địa phương như thổ cẩm, rượu men lá, cam Con Cuông, dược liệu, mây tre đan, tre mét mỹ nghệ và các nông sản, ẩm thực của đồng bào Thái.
Thẳm Nàng Màn sẽ là điểm đến của du khách gần xa khám phá du lịch, văn hóa của người Con Cuông ở Miền tây xứ Nghệ.
Đáng chú ý, điểm hẹn Nàng Màn còn có chương trình giao lưu văn hóa văn nghệ, cồng chiêng, rượu cần hoàn toàn miễn phí cho nhân dân địa phương cũng như du khách gần xa cùng thưởng thức và giao lưu.
Đây là sự kiện sẽ được tổ chức hàng tuần, là sân chơi, điểm hẹn giao lưu văn hóa văn nghệ cho bà con thôn bản, cho các bạn trẻ cũng như du khách gần xa muốn tìm hiểu, khám phá du lịch, văn hóa Con Cuông nói chung cũng như điểm tham quan Thẳm Nàng Màn nói riêng.
Khối thạch nhũ trong hang động đẹp nhất xứ Nghệ hút du khách tham quan
Có nhiều khối thạch nhũ trong hang động đẹp bậc nhất ở miền Tây Nghệ An thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng.
Hang Bua cách TP Vinh khoảng 160km, nằm ở phía trước dãy núi đá vôi, thuộc bản Na Nhang, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An. Hang Bua được hình thành trong quá trình kiến tạo địa tầng cách đây hàng triệu năm, từ thuở trời đất mới khai thiên lập địa.
Xưa kia, nơi đây là vùng đất trù phú, người dân được thần núi che chở nên cuộc sống yên bình, no ấm, hạnh phúc...
Tương truyền, trong một trận đại hồng thủy xảy ra, người dân mang tất cả cồng, chiêng và các vật dụng đi vào trong hang núi này. Nếu những người vào trong hang không ca hát, nhảy múa thâu ngày suốt đêm thì sẽ bị hoá đá.
Cô Tâm, giáo viên ở huyện Quỳ Châu, giới thiệu hang Bua - niềm tự hào của người Thái ở miền Tây Nghệ An. Ảnh: Quốc Huy
Bởi lời nguyền như thế nên đồng bào người Thái vào đây lánh nạn đều vui chơi, nhảy múa, ca hát nhiều ngày liền. Tuy nhiên, do vui chơi rất nhiều ngày liên tục nên ai cũng mệt mỏi và người dân đã ngủ quên, hoá thành các nhũ đá như ngày hôm nay.
Cũng theo người dân ở nơi đây, trong hang có những hình thù giống những sinh hoạt của người xưa như ông già thổi sáo, bộ cồng chiêng, bồ đựng lúa, cây cổ thụ bằng đá tỏa bóng, thửa ruộng hình bậc thang,... Trong hang còn có giếng tiên với nguồn nước mát lạnh, mùa hè khi trời nóng bức, uống một ngụm nước trong hang sẽ cảm thấy vô cùng mát mẻ.
Ở trên cao nhất của hang, khối thạch nhũ đặc biệt như một chiếc giường của công chúa đang hiện hữu. Tuy nhiên, vị trí này khá khó khăn để leo lên chiêm ngưỡng nên du khách chủ yếu nghe qua lời kể.
Hang Bua được biết đến là một thắng cảnh tự nhiên gắn với truyền thuyết lịch sử, phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của của đồng bào dân tộc Thái xưa. Trong lớp trầm tích tìm thấy ở 2 cửa hang trước và sau có hóa thạch các loài động vật.
Nhiều cột đá được hình thành qua hàng triệu năm từ thạch nhũ. Ảnh: Quốc Huy
Trong hang còn lưu giữ nhiều hình khối kỳ thú, tượng trưng những huyền thoại đặc sắc như Thần Núi (Phí - Nu - Phá - Hủng) và thần nước (Phí - Nặm - Huồi - Hạ) giao tranh. Chuyện tình Tạo Khủn - Tinh và nàng Ni (nàng Ni vào hang tìm và chờ đợi người yêu cho đến khi hóa đá..)
Hang Bua là nơi giao hòa, gặp gỡ của đất trời, là vẻ đẹp kỳ vĩ mà tạo hóa ban tặng cho con người. Du khách khi đến hang Bua sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của phong cảnh sơn thủy hữu tình. Phía trước cửa chính hang Bua quay mặt về hướng Nam, trên vách đá cheo leo, có hàng chục đàn ong làm tổ.
Phía trước là thung lũng Chiềng Ngam rộng lớn, với những bản làng của người Thái sầm uất, yên vui. Đây cũng là nơi gặp nhau của 3 con sông: sông Quàng, sông Việc và sông Hạt, sau đó hợp lưu thành sông Hiếu.
Đến Quỳ Châu, du khách không chỉ vào tham quan hang Bua mà còn có thể thưởng thức nhiều đặc sản được chế biến công phu ở vùng đất này - Ảnh: Quốc Huy
Trao đổi với PV, ông Trần Văn Hùng - Bí thư Đảng ủy xã Châu Tiến (huyện Quỳ Châu) cho biết, lễ hội hang Bua diễn ra ngày 20 - 22 tháng Giêng âm lịch hàng năm, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh về vui chơi.
Ngày hội ở hang Bua mang đậm bản sắc của đồng bào Thái với nhiều sinh hoạt văn hóa dân gian cổ truyền như: Chơi hang, ném còn, khắc luống, chơi tọ lẹ, biểu diễn cồng chiêng, nhảy sạp, thi bắn nỏ, thi đi cà kheo, thi hát các làn điệu dân ca. Và đặc biệt nhất là cuộc thi người đẹp hang Bua, trong đó các cô gái biểu diễn các trang phục truyền thống của đồng bào người Thái nơi đây.
Một số hình ảnh bên trong hang Bua
Bên trong có nhiều thạch nhũ cổ kính
Hàng chục đàn ong làm tổ trên dãy núi đá cheo leo
Du khách khám phá trong hang động đẹp bậc nhất Nghệ An
Nhiệt độ bên trong rất mát về mùa hè
Đàn ong làm tổ trên cao
Những cột nhũ thạch được nhiều người ghi lại
Một du khách trèo lên cao dự định khám phá chiếc giường công chúa nhưng không thành
Cô gái Thái giới thiệu niềm tự hào hang Bua, nét đẹp văn hoá truyền thống thu hút du khách - Ảnh: Quốc Huy
Đến Thung Nham, ngắm hang động kỳ bí, vườn chim lớn nhất miền Bắc Được bao quanh bởi những dãy núi đá vôi, thung lũng, hang động và rừng nguyên sinh, Thung Nham là điểm đến hấp dẫn khi tham quan Ninh Bình. Các hang động nơi đây đẹp như bức tranh họa đồ. Do tính chất công việc nên chúng tôi quyết định chọn Ninh Bình cho chuyến du lịch hè ngắn ngày (2 ngày, 1...