Thẩm mỹ viện tiêm “thần dược” tan mỡ, cô gái TPHCM phải mổ ở 4 bệnh viện
Sau khi tiêm chất tan mỡ với giá 13 triệu đồng tại thẩm mỹ viện, cô gái bắt đầu chuỗi ngày “ hành xác”, chịu đủ đau đớn khi vết thương càng khâu càng lở loét, phải mổ ở 4 bệnh viện tại TPHCM.
Chiều 17/11, TS.BS Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Bỏng và Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cho biết, suốt 4 tháng qua nơi đây đã tiếp nhận điều trị cho một trường hợp biến chứng vì tiêm thuốc tan mỡ vô cùng đau lòng.
Chịu đủ đau đớn vì “thần dược” tan mỡ
Nạn nhân là cô gái tên T.T.N.A. (29 tuổi, ngụ TPHCM). A. nhập Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 7/7 trong tình trạng bị hở vết khâu vùng hông 2 bên và vết thương phần mềm thành bụng dưới rốn và tinh thần bị tổn thương nặng nề. Điều đáng nói là trước đó, cô đã có hai tháng điều trị ở rất nhiều bệnh viện khác nhưng tình trạng ngày càng nặng.
A. cay đắng kể lại chuỗi ngày bị hành xác sau khi tiêm thuốc tan mỡ (Ảnh: Hoàng Lê).
Tại giường bệnh, A. kể cô là quản lý một cửa hàng ăn uống tại TPHCM. Vào tháng 4/2021 khi theo dõi mạng xã hội, A. vô tình thấy thông tin của một thẩm mỹ viện “quốc tế” tên O. (nằm tại quận 1, TPHCM).
Nơi này quảng cáo về loại “thần dược” giúp tan mỡ bụng chỉ sau một liệu trình tiêm khiến A. bị hấp dẫn. Ban đầu, A. chỉ muốn tiêm ở bụng. Tuy nhiên đến nơi, được nhân viên tư vấn có gói giảm giá, cô gái quyết định tiêm thêm 2 bên hông với giá tổng cộng hơn 13 triệu đồng.
“Họ quảng cáo thuốc tiêm vào như axit trái cây, đưa vô cơ thể sẽ nhanh chóng tan mỡ ra sau 3 tháng. Lúc mới tiêm chỉ có hơi nhói một chút, nhưng 10 ngày sau thì da bắt đầu sưng tấy lên. Khi tôi quay trở lại thẩm mỹ viện để massage bụng theo lịch hẹn thì da đã bị hoại tử nặng rồi” – A. nói.
Video đang HOT
Từ đây, cô gái bắt đầu chuỗi ngày hành xác nặng nề. Để giải quyết tình trạng lở loét hoại tử da, phía thẩm mỹ viện O. luồn 4 ống dẫn dịch vào bụng và hông của A. 5-6 lần lấy dịch chịu đủ đau đớn nhưng tình trạng không cải thiện, A. được người của cơ sở thẩm mỹ liên tục đưa đi 3 bệnh viện khác nhau để phẫu thuật. Nhưng chỉ cứ khâu đến đâu thì ít ngày sau, vùng da tiêm thuốc tan mỡ lại lở loét đến đó.
Cứ khâu đến đâu thì vùng da được tiêm thuốc tan mỡ lại lở loét đến đấy (Ảnh: BVCC).
“Những lần mổ xong, tôi thường bị giật mình khi ngủ. Ở lần mổ thứ tư, tỉnh dậy thấy giường bên cạnh toàn là bệnh nhân biến chứng, tôi sợ hãi đến ám ảnh. Có lúc tuyệt vọng, tôi không tin vết thương của mình sẽ lành” – A. cay đắng nhớ lại.
Tổng cộng trong 2 tháng, cô gái phẫu thuật đến 4 lần. Đến lần thứ 5, khi biết da bụng không còn đủ để phẫu thuật và mất máu quá nhiều, A. mới thông báo cho gia đình. Lo sợ chuyện chẳng lành, người nhà làm thủ tục đưa A. từ Bệnh viện 1A sang Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cấp cứu.
Thẩm mỹ viện “mất tích” sau khi hại khách
Sau khi tiếp nhận và thăm khám, bác sĩ Hiệp xác định, chất làm tan mỡ bệnh nhân tiêm vào người có thành phần chính là Phosphatidylcholine (PCC), có tên thương mại là Lipostabil.
Chất này sau khi tiêm vào các mô mỡ sẽ dần dần phá hủy những tế bào mỡ, biến tế bào mỡ thành dạng nhũ tương. Tuy nhiên bên cạnh đó, Lipostabil còn phá hủy luôn màng tế bào của các tổ chức mạch máu, thần kinh, nằm trong vùng ảnh hưởng của thuốc.
“Lipostabil không tụ lại mà tan trong tế bào, nên khâu mãi không lành da. Nó còn ghê gớm hơn silicon” – bác sĩ Hiệp nhận định.
Theo bác sĩ Hiệp, bệnh nhân có quá trình điều trị bên ngoài quá dài nên khi vào viện, lượng máu trong cơ thể rất thấp, nên ngoài mổ cắt lọc vết thương phần mềm, vùng hông lưng 2 bên và khâu da, bệnh nhân phải bù rất nhiều máu.
Sau 4 tháng điều trị tại BV Chợ Rẫy, A. sắp được xuất viện (Ảnh: Hoàng Lê).
Vì khó kiểm soát việc lan ra của thuốc tan mỡ, các bác sĩ phải đặt máy hút liên tục, để hút càng nhiều càng tốt Lipostabil ra ngoài. Ròng rã suốt 4 tháng trời điều trị, trải qua biết bao cuộc mổ, đến nay bệnh nhân mới cơ bản hồi phục. Tuy nhiên dù vết thương đã lành hơn 90%, vùng da bụng của A. để lại sẹo khá lớn và dày. Ngoài ra, bệnh nhân phải gánh khoản viện phí “khổng lồ” hơn 160 triệu đồng.
Trải qua 6 tháng bị “hành xác”, A. cho biết, mình cùng gia đình đang làm hồ sơ gửi đơn tố cáo thẩm mỹ viện O. lên Sở Y tế TPHCM vì làm cô tổn hại sức khỏe nhưng chối bỏ trách nhiệm. Tuy nhiên nơi này hiện đã đóng cửa, tháo biển hiệu.
Từ trường hợp này, TS.BS Hiệp khẳng định, các loại thuốc tiêm tan mỡ chưa được Sở Y tế TPHCM và ngành y tế Việt Nam cấp phép. Do đó, người dân, nhất là chị em phụ nữ nên tìm hiểu kỹ khi muốn thực hiện mọi thủ thuật thẩm mỹ, để tránh lãnh hậu quả nặng nề.
“Đây là lần đầu tiên tôi điều trị bệnh nhân biến chứng do tiêm tan mỡ nặng đến như vậy” – bác sĩ Hiệp nói.
Mất việc do biến chứng thẩm mỹ cắt mắt hai mí
Cô gái 25 tuổi bị lật ngược mí dưới, lòi gân máu, chi chít sẹo ở mí trên, chảy nước mắt và không thể khép lại sau cắt mí và lấy bọng mắt, chi phí 25 triệu đồng cho thẩm mỹ viện tại Bến Tre.
"Sáng ngủ dậy là lông mi rơi đầy mắt gây đau rát. Hai mí mắt luôn hở xa nhau nên khi ra gió và khi tắm nước tràn vào rất thốn", bệnh nhân cho biết. Cô đang làm việc ở công ty Hàn Quốc, đã bị sa thải vì công việc "đòi hỏi ngoại hình".
Cô được nhân viên thẩm mỹ viện cho thuốc kháng sinh, uống giảm đau, hẹn sau 1-2 tháng cắt chỉ sẽ "đẹp tự nhiên". Hai tháng sau tình trạng không cải thiện, cô cầm cự bằng cách uống kháng sinh liên tục, đợi dịch Covid-19 ở TP HCM giảm để đến thành phố thăm khám.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Phan Tú Dung (Giám đốc Bệnh viện JW), ngày 21/10, cho biết bệnh nhân còn quá trẻ tuổi để cắt bọng mắt dưới. Hơn nữa, đường mổ cũng sai kỹ thuật vì cắt đứt vào sụn mi dưới, dẫn đến tình trạng bị lật mi.
"Chỉ có ghép da mới giải quyết tình trạng mắt nhưng ghép da thì không thẩm mỹ và có thể bị hoại tử da", bác sĩ Dung phân tích. Nếu thêm một thời gian nữa mới giải quyết, khả năng cao bệnh nhân sẽ viêm giác mạc nghiêm trọng vì mi dưới lật ngược dẫn đến vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập. Nguy hại nhất là viêm giác mạc trong một thời gian dài sẽ dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Bác sĩ quyết định thực hiện tái tạo phục hồi mí dưới trước, giúp bệnh nhân không còn cảm giác thốn rát khi tiếp xúc với nước, giảm được tình trạng viêm giác mạc, tránh nguy cơ mù lòa. Để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa giải quyết được khó khăn hiện tại, bệnh nhân được thực hiện kỹ thuật mổ kín và khâu khép cơ vòng mi theo hình chữ U.
Bác sĩ phẫu thuật tái tạo phục hồi mí mắt cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Cuộc mổ thành công sau hơn ba giờ phẫu thuật căng thẳng. May mắn, kết quả điều trị cải thiện đến 100% mắt phải và 90% mắt trái. Sau phẫu thuật, mí trên và mí dưới đã có thể chạm nhau, giúp bệnh nhân tránh được tình trạng nhiễm khuẩn, không còn đau thốn khi tắm hay khi có gió lùa vào.
Dự kiến, khi tình trạng ổn định, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt tạo mí và cấy lại lớp biểu bì vì mắt bệnh nhân đã bị bóc hết mỡ, tháo chỉ đã khâu chặt cơ nâng mi. "Nhiều bệnh nhân bị tai biến do cắt mí, cắt bọng mỡ bởi những người không có chuyên môn, hầu hết được cắt bóc hết mỡ, đính cơ nâng mi siết chặt để tạo mí dẫn đến trợn mắt, mỏi mắt, khó mở mắt...", bác sĩ Dung phân tích.
Bác sĩ Dung khuyến cáo cắt bọng mắt dưới chỉ nên thực hiện khi trên 40 tuổi. Các kỹ thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ có chứng chỉ hành nghề tạo hình thẩm mỹ, ở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc bệnh viện.
Hiện tại cô gái mất việc, lại tốn kém nhiều chi phí cho quá trình điều trị mà mắt không thể hoàn toàn trở lại bình thường.
Tự đắp thuốc tại nhà gây lở loét, vết thương hút ra cả lít dịch mủ Do dịch COVID-19, người đàn ông ở Long An không được nhập viện nên tự dùng lá thuốc đắp tại nhà, gây lở loét toàn bộ vùng lưng, ngực, cổ. Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhân 61 tuổi, ngụ tỉnh Long An nhập viện trong tình trạng vai phải lở loét nghiêm trọng. Toàn...