Thẩm mỹ viện nghi làm chết người vứt xác xuống sông không có giấy phép hành nghề
Chiều nay 22.10, bà Nhị Hà, Trưởng phòng quản lý hành nghề Y tư nhân thuộc Sở Y tế Hà Nội cho biết Thẩm mỹ viện Cát Tường (45 Giải Phóng, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội) không được cấp giấy phép phẫu thuật.
Thẩm mỹ viện Cát Tường không có giấy phép nhưng vẫn hoạt động – Ảnh: Đan Hạ
Còn theo tìm hiểu của Thanh Niên Online, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường công tác tại khoa Ngoại, Bệnh viện Bạch Mai, được đồng nghiệp nhận xét là có tay nghề vững trong phẫu thuật về xương.
Bác sĩ Tường (41 tuổi) quê ở Hà Nam, từng học tại ĐH Y Hà Nội khóa 1990-1994. Sau đó, làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai rồi về Bệnh viện E công tác một thời gian. Sau đó trở về Bệnh viện Bạch Mai công tác, hiện đang biên chế tại bệnh viện này.
Vợ của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường năm nay 39 tuổi, là cử nhân điều dưỡng hiện đang công tác tại Bệnh viện E.
Video đang HOT
Ông Tường (áo trắng) bị cơ quan công an dẫn giải khỏi Thẩm mỹ viện Cát Tường – Ảnh: Đan Hạ
Chiếc xe đưa bác sĩ Tường rời khỏi tiệm thẩm mỹ lúc 16 giờ 22 phút – Ảnh: Nam Sơn
Rất đông người đi đường hiếu kỳ tập trung theo dõi vụ việc khiến một đoạn đường Giải Phóng ùn tắc – Ảnh: Nam Sơn
Bảng điện tử của thẩm mỹ viện vẫn chạy dòng chữ đề tên ThS. BS Nguyễn Mạnh Tường – Ảnh: Đan Hạ
Bệnh viện E và Bệnh viện Bạch Mai là hai bệnh viện lớn thuộc Bộ Y tế. Liên tục trong thời gian gần đây, Bộ Y tế đã mở các lớp tập huấn cho các nhân viên y tế về y đức và quy tắc ứng xử.
Chiều nay, cơ quan công an đã dẫn giải bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường đến khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cư. Đến khoảng 16 giờ 20 phút, cơ quan công an dẫn giải ông Tường rời khỏi đây.
Nam Sơn – Đan Hạ
Theo TNO
Hà Nội khởi công nhà máy biến rác thành điện
Để bảo vệ môi trường, giảm gánh nặng về việc thiếu hụt điện năng, ngày 19/9, UBND thành phố Hà Nội đã chính thức khởi công hệ thống xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại để phát điện tại Nam Sơn, huyện Sóc Sơn.
Tổng mức đầu tư dự án hơn 612 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Tổ chức Phát triển công nghệ công nghiệp và năng lượng mới Nhật Bản (NEDO) là 1.770 triệu Yên (tương đương hơn 472 tỷ đồng), phần vốn đối ứng hơn 140 tỷ đồng.
Một năm nữa nhà máy biến rác thành điện của Hà Nội sẽ đi vào hoạt động
Dự án Xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp phát điện tại khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Hà Nội có công suất xử lý 75 tấn/ngày chất thải công nghiệp và nguy hại, đồng thời tận dụng nhiệt phát điện với công suất 1930kW (ở chế độ định mức).
Hệ thống xử lý chất thải công nghiệp để phát điện tại Nam Sơn là một mô hình kiểu mẫu đầu tiên tại Việt Nam, áp dụng công nghệ lò đốt tiên tiến của Nhật Bản để tái sử dụng nguyên liệu chất thải để biến thành điện năng.
Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo vệ môi trường thông qua việc xây dựng các hệ thống lò đốt và xử lý làm sạch khí thải, thu hồi nhiệt và máy phát điện sử dụng công nghệ tuabin hơi nước để sử dụng rác thải công nghiệp cho sản xuất điện năng tại thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, nhà máy sẽ góp phần giảm thiểu áp lực tới các bãi chôn lấp chất thải rắn trên địa bàn thành phố, xử lý triệt để khối lượng chất thải công nghiệp và công nghiệp nguy hại của Hà Nội và khu vực lân cận. Việc sử dụng năng lượng từ xử lý chất thải công nghiệp để sản xuất điện năng tái sử dụng để cấp điện cho Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, góp phần làm giảm gánh nặng về việc thiếu hụt điện năng của thành phố.
Dự kiến tiến độ xây dựng và lắp đặt thiết bị, chuyển giao công nghệ trong vòng 360 ngày. Như vậy đến khoảng cuối năm 2014, nhà máy sẽ được đưa vào vận hành.
Quang Phong
Theo Dantri
Thâm nhập 'đại bản doanh rác' lớn nhất thủ đô Với tốc độ xả rác hiện nay, hằng ngày, bãi rác Nam Sơn tiếp nhận lượng rác khổng lồ 4.200 tấn/ngày, chứa 90 % lượng rác của TP Hà Nội. Mưu sinh trên rác 21h đêm, chúng tôi có mặt tại cửa vào của bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội). Là bãi chứa rác lớn nhất Hà Nội, nên khi còn...