Thẩm mỹ sẹo, làm mịn da
Sau khi bị mụn, da tôi có nhiều sẹo lõm; lỗ chân lông thô, sần sùi và xỉn màu, xin chuyên mục tư vấn cách cải thiện. (Hà Minh)
Sẹo lõm, lỗ chân lông thô là hệ quả của những tổn thương da do mụn trứng cá để lại. Khi mụn xuất hiện trên da, chúng nhanh chóng lây lan nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Mụn trứng cá có thể phá hủy thành nang lông và cấu trúc xung quanh khiến cho nang lông bị nở rộng, da gồ ghề lồi lõm. Đồng thời, các ổ viêm trứng cá gây ra những tổn thương ở trung bì và ở các tổ chức collagen làm ức chế quá trình tự làm liền vết thương của làn da. Theo thời gian, chúng tạo thành những vết lõm chai sần trên da.
Do vậy, để san bằng sẹo lõm và thu nhỏ lỗ chân lông, làn da của bạn cần được bổ sung một nguồn năng lượng lớn để phục hồi những thương tổn và tái cấu trúc làn da. Theo đó, công nghệ trị sẹo đa lớp 3D Fractional với hai nguồn năng lượng Superficial Fractional RF và Microneedle Fractional RF là lựa chọn điều trị sẹo lõm và thu nhỏ lỗ chân lông hiệu quả.
3D Fractionial – giải pháp trị sẹo lõm và thu nhỏ chân lông hiệu quả.
Video đang HOT
Với cơ chế tác động đa lớp, các siêu kim dẫn sóng RF lưỡng cực đi sâu vào da, kích thích sản sinh tế bào mới và tăng sinh collagen, tái cấu trúc và nối liền các chuỗi liên kết bị đứt hãy, làm săn chắc làn da và xóa sạch sẹo lõm. Đồng thời, tác động nhiệt của sóng RF làm tăng cường lưu thông máu, tăng cường hoạt động của hệ bạch huyết giúp cho việc đào thải các chất thừa, nang lông thông thoáng và se khít, giúp bạn tìm lại làn da sáng mịn, mượt mà. Đây cũng là một giải pháp phục hồi da lão hóa, hư tổn nhờ tác dụng làm săn chắc da, xóa mờ các nếp nhăn.
Hình ảnh làn da trước và sau một tuần trị liệu 3D.
Quá trình phục hồi sẹo lõm và thu nhỏ lỗ chân lông diễn da âm thầm dưới da mà mắt thường không thể thấy được. Tuy nhiên, khi tiến hành soi da 3 lớp sẽ dễ dàng nhận thấy các vết rỗ giảm đáng kể sau tuần trị liệu đầu tiên. Làn da được tái cấu trúc từ bên trong một cách chặt chẽ nên nhanh chóng tìm lại được nét tươi trẻ, tự nhiên và tiếp tục được cải thiện từng ngày.
Một liệu trình trị liệu kéo dài từ 3 đến 5 lần, mỗi lần cách nhau từ 4 đến 6 tuần tùy theo tình trạng làn da cũng như tốc độ hồi phục của làn da. Ngay sau trị liệu, làn da có hiện tượng nóng đỏ và làn da nên tránh tiếp xúc với nước trong 4 giờ đầu. Trong những ngày tiếp theo, bạn chỉ cần lưu ý vệ sinh da nhẹ nhàng bằng nước sạch và nên sử dụng sản phẩm chăm sóc dành riêng cho da sẹo lõm để quá trình hồi phục nhanh và hiệu quả. Tham khảo thêm thông tin về sẹo lõm và cách điều trị tại đây.
Thông tin được tư vấn bởi spa y tế công nghệ cao Senta Medi.
Số 2, ngõ 52 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội. ĐT: (04) 37227555 – 37227554.
Website: http://senta.com.vn.
Email: info@senta.com.vn.
YM: senta_medi.
Theo Ngoisao
Để triệt tận gốc bệnh trứng cá
Không ít phương pháp được chị em áp dụng để phòng ngừa mụn, sẹo trên mặt nhưng nhiều khi "kẻ thù không đội trời chung" này vẫn bướng bỉnh bám trụ.
Các nguyên nhân gây bệnh trứng cá
Tăng tiết chất bã nhờn: Là yếu tố quyết định dẫn đến bệnh trứng cá. Các nang tuyến bã tăng tiết chất bã nhờn bắt đầu vào tuổi dậy thì. Khi đã cao tuổi, nội tiết tố sinh dục giảm đi nên người già ít bị trứng cá.
Sừng hóa cổ tuyến bã: làm cổ tuyến bã - nang lông bị dày và dính, khiến chất bã đào thải ra ngoài không dễ. Chất bã bị tắc bên trong tuyến bã làm tuyến bã phình to.
Vai trò của các vi khuẩn khác gây bội nhiễm làm cho mụn trứng cá trở nên nặng hơn và khó điều trị, đó là các thể trứng cá bọc, trứng cá mạch lươn... đồng thời các mụn này thường để lại sẹo xấu, thường là sẹo lõm và một số trường hợp bị sẹo quá phát rất khó điều trị.
Quá trình hình thành mụn trứng cá.
Chất bã bài tiết lên mặt da tạo nên một màng mỡ, thu hút vi khuẩn kỵ khí ở phần dưới cổ tuyến bã nang lông. Khi vi khuẩn gây viêm làm hình thành các mụn mủ, các ổ áp-xe làm phá hủy nang tuyến gây sẹo.
Rối loạn thành phần lipid của chất bã: Axit béo tự do của chất bã càng tăng cao thì nguy cơ bị trứng cá càng lớn.
Trứng cá hay mọc ở mặt, ngực, lưng là do ở những chỗ này có mật độ tuyến bã nang lông cao nhất.
Ngoài ra, có các yếu tố khác ảnh hưởng đến trứng cá như yếu tố di truyền và gia đình, do thuốc, stress hay ánh nắng, tia tử ngoại, độ ẩm không khí cao, ô nhiễm môi trường, đặc biệt đối với các cư dân thành thị. Sử dụng mỹ phẩm không đúng cách cũng là nguyên nhân thường gặp hiện nay.
Các biện pháp loại trừ tận gốc bệnh trứng cá
Điều trị bệnh trứng cá phải tác động vào các nguyên nhân, nghĩa là làm giảm bài tiết chất bã, chống lại vi khuẩn, chống lại sừng hóa cổ tuyến bã.
Có nhiều thuốc chữa bệnh trứng cá nhưng nên kết hợp dùng thuốc tại chỗ (thuốc dùng ngoài), thuốc toàn thân (thuốc dùng trong).
Trứng cá thể nhẹ và vừa: Có thể dùng các loại thuốc bôi tại chỗ đơn thuần như benzoyle peroxide dạng hỗn dịch, dạng kem và gel 5%; tretinoin dạng kem hoặc gel 0,025% bôi buổi tối; Các thuốc bôi kháng sinh như kem erythromycin, dalacin-T... bôi hàng ngày, dùng đơn độc hay phối hợp với các thuốc khác theo chỉ định.
Trứng cá nặng: Cần phối hợp thuốc bôi tại chỗ với thuốc đường toàn thân. Các kháng sinh, isotretinoin, nội tiết tố... Đặc biệt có sự theo dõi của bác sĩ trong quá trình dùng thuốc.
Mụn trứng cá trên mặt khiến nhiều bạn trẻ mất tự tin.
Chăm sóc da dẻ và chế độ sinh hoạt
Vệ sinh da tốt: Chăm sóc vệ sinh da hàng ngày, đặc biệt cần thiết sau khi làm việc, sau khi da bị bám bụi bẩn. Có nhiều phương pháp chăm sóc da mặt như xoa bóp da mặt vào buổi sáng và tối.
Dùng rau quả dưỡng da mà chủ yếu là đắp quả củ tươi như củ đậu, dưa chuột, bí đao, chanh cam, cà rốt vừa có tác dụng dưỡng da do rau quả có nhiều vitamin và làm da tươi mát, chống khô da, cho da một lượng nước và các chất khoáng.
Nước gạo mới vo là một nguồn chất liệu giàu dinh dưỡng bao gồm cả protein, lipit, gluxit và các vitamin nhóm B, vitamin H, vitamin E. Nước gạo làm sạch da, dưỡng da mặt và làm trắng da do có tác dụng chống ôxy hóa, chống tia cực tím.
Nên rửa mặt như thế nào cho đúng? Trước hết, rửa mặt để làm cho da mặt được sạch sẽ, loại các chất bụi bẩn và có hại cho da. Nếu chỉ có bụi bẩn thông thường thì rửa mặt bằng nước sạch là đủ.
Tuy nhiên, chúng ta phải biết da của mình thuộc loại nào? Đối với da bình thường thì không cần chăm sóc đặc biệt.
Đối với da khô thì cần chú ý không nên dùng các chất tẩy mạnh, không nên dùng nước nóng. Sau khi rửa có thể thoa một chút kem dưỡng da hoặc kem làm ẩm da.
Đối với da nhờn thì cần phải có chất tẩy rửa cho hết mỡ nhờn và có thể cần sự trợ giúp của các loại sữa rửa mặt.
Da hỗn hợp với biểu hiện da bị nhờn vùng trán, mũi - quanh mũi cũng cần sữa rửa mặt. Không nên chà xát mạnh da mặt, mà nên rửa mặt bằng tay, cùng lúc bạn có thể xoa bóp da mặt cho mạch máu lưu thông, tuyến bã đỡ bị bít tắc và cũng có tác dụng chống hình thành các vết nhăn, sau đó mới dùng khăn mềm lau khô.
Bảo vệ da khỏi những tác hại của môi trường: Cần mặc quần áo kín đáo và đeo khẩu trang, găng tay cùng với bôi kem chống nắng hàng ngày, kể cả ngày không có nắng vì tia cực tím UVA luôn chiếu xuống trái đất với cường độ ít thay đổi theo thời tiết.
Ngoài ra, còn cần bảo vệ da khi trời nóng, lạnh, khô hanh... Tránh các chất có hại cho da như các... Nên đeo găng khi tiếp xúc chất tẩy rửa, xà phòng và sau khi làm việc phải chăm sóc bàn tay ngay.
Ăn uống đầy đủ và rèn luyện thân thể, sinh hoạt điều độ: Cần ăn uống hợp lý đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, có lối sống điều độ, không nghiện rượu, thuốc lá vì những loại này rất hại cho cơ thể.
Ngoài ra cần ngủ đủ 8 giờ/ngày. Không nên thức khuya quá 11 giờ đêm.
Theo Alobacsi
Từng bước "tiêu diệt" mụn trứng cá Biết rõ nguyên nhân gây mụn trứng cá đã là nắm phần thắng trong tay. Việc còn lại là bạn kiên trì "tiêu diệt" chúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mụn trứng cá là biểu hiện của tình trạng viêm ở hệ thống nang lông và tuyến bã. Bệnh phổ biến và chiếm khoảng 90% ở lứa tuổi thanh - thiếu niên....