Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ thăm tàu siêu sân bay trên Biển Đông
Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ viếng thăm siêu tàu sân bay đang hoạt động trên Biển Đông.
Theo trang The Diplomat, trong hai ngày cuối tuần qua, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ – Đô đốc John Richardson đã có chuyến viếng thăm đến siêu tàu sân bay USS John C. Stennis, tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz, hiện đang hoạt động tại Biển Đông.
Siêu tàu sân bay USS John C. Stennis hiện đang hoạt động trên Biển Đông. Ảnh: Navy
Trang The Diplomat bình luận, chuyến tham quan 2 ngày của vị Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ có thể là một tín hiệu mà Washington muốn gửi đến Trung Quốc. Trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày một căng thẳng, động thái này có thể ngụ ý rằng Mỹ sẽ tiếp tục duy trì hiện diện trong vùng biển mà Bắc Kinh đơn phương khẳng định chủ quyền.
“Mọi thành viên trong khu vực đều bày tỏ lo ngại về sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng chung của khu vực. Khi tiếp xúc với các bên, tôi luôn tự tin rằng mọi chuyện đều sẽ ổn bởi vì chúng ta có tàu đội tàu tấn công John C. Stennis đang hoạt động tại Biển Đông”, ông John Richardson nói chuyện trước thủy thủ đoàn USS John C. Stennis. “Nước Mỹ muốn giảm thiểu căn thẳng trong khu vực, nhưng chúng ta cũng muốn mọi quốc gia trong khu vực có thể tự đứng lên và phát triển theo cách mà họ muốn”.
Ngày 5-6, tham mưu trưởng hải quân Mỹ tham quan tàu Stennis. Ảnh: Navy
Trước ông Richardson, lần viếng thăm gần đây nhất của một quan chức quốc phòng Mỹ tại tàu USS John C. Stennis chính là Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter. Lãnh đạo Lầu Năm Góc đã cùng Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin thăm siêu tàu sân bay này vào tháng 4-2016.
Cùng với sự hiện diện ngày một thường xuyên của tàu chiến và máy bay Mỹ trên Biển Đông, các lần đối mặt, chạm trán và rủi ro va chạm nguy hiểm giữa hải quân Mỹ và quân đội Trung Quốc cũng gia tăng. Tháng 5-2016, Bộ quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc đã điều động 2 chiến đấu cơ áp sát máy bay do thám EP-3 Aeris của Mỹ. Phía Mỹ lên án đây là hành động “ngăn chặn nguy hiểm”.
Một thủy thủ đoàn trên tàu USS John C. Stennis giơ tay chào đón trực thăng đưa vị tham mưu trưởng lên tàu. Ảnh: Navy
Vụ việc này xảy ra chỉ vài ngày say khi tàu tên lửa USS William P. Lawrence của Mỹ tiến vào vùng nước 12 hải lý xung quanh bãi Chữ thập (Trường Sa), bị Trung Quốc chiếm đóng, cải tạo và quân sự hóa trái phép. Phía Mỹ khẳng định tàu USS William P. Lawrence chỉ đang thực hiện tuần tra đảm bảo quyền tự do hàng hải.
Video đang HOT
Tuy nhiên, phát biểu tại diễn đàn an ninh khu vực “Đối thoại Shangri-La 2016″, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ – đô đốc Harry Harris đánh giá các phi công Trung Quốc nhìn chung đang hành xử tích cực hơn trước. Tờ Bloomberg dẫn lại bình luận của ông Harris: “Chúng tôi nhận thấy các hành động tích cực hơn từ phía Trung Quốc trong vài tháng qua. Nhìn chung các lần đụng độ nguy hiểm đều hiếm khi xảy ra”.
Khu trục hạm tên lửa hành trì USS Mobile Bay (phải) tham gia hộ tống tàu sân bay USS John C. Stennis hoạt động trên Biển Đông. Ảnh: Navy
Hiện siêu tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ đang thực hiện “hoạt động thường xuyên” của Hải quân Mỹ trên Biển Đông. Đội tàu sân bay tấn công còn có sự tham gia của một khu trục hạm Aegis lớp Arleigh Burke là tàu USS Chung-Hoon, tàu hộ vệ tên lửa USS William P. Lawrence, tàu chiến USS Stockdale, và khu trục hạm tên lửa hành trình lớp Ticonderoga là tàu USS Mobile Bay.
Theo_PLO
Dàn vũ khí "khủng" tại triển lãm quốc phòng KADEX-2016
Hàng loạt các loại vũ khí, trang bị quân sự tối tân đã hội tụ về Kazakhstan trong khuôn khổ triển lãm quốc phòng KADEX năm 2016.
Triển lãm quốc phòng quốc tế lần thứ tư KADEX-2016 vừa chính thức mở cửa tại thành phố Astana (Kazakhstan) từ ngày 5/6 với sự xuất hiện của rất nhiều loại vũ khí hiện đại, chủ yếu có xuất xứ từ Nga. Trong ảnh là máy bay huấn luyện Yak-130.
Hãng chế tạo xe tăng nổi tiếng Uralvagonzavod (Nga) mang tới KADEX nguyên mẫu xe tăng T-72 nâng cấp cho môi trường tác chiến đô thị.
Một chiến đấu cơ Su-30SM của không quân Kazakhstan, đây cũng là loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất do Nga chế tạo cho Kazakhstan.
Xe bọc thép chở quân bánh lốp Barys do Kazakhstan chế tạo. Barys sử dụng mô-đun tháp pháo không người ngồi - điều khiển từ xa AU-220M do công ty UVZ (Nga) cung cấp.
Trực thăng vận tải đa năng Mi-171SH của Không quân Kazakhstan.
Trực thăng tấn công đa năng Mi-35M của Nga cũng góp mặt tại triển lãm KADEX-2016.
Trạm điều khiển máy bay không người lái cơ động của quân đội Kazakhstan dựa trên khung gầm xe bọc thép Tiger của Nga.
Xe bọc thép GAZ-233036 của lực lượng cảnh sát Kazakhstan.
Xe tăng T-72 hiện đại hóa với hệ thống điều khiển hỏa lực TISAS của công ty Elbit System (Israel) cho lực lượng Lục quân Kazkhastan.
Máy bay vận tải An-74 của Không quân Kazkhastan.
Mô-đun chiến đấu độc lập 9A331MK1 từ hệ thống tên lửa phòng không Tor M2KM.
Trực thăng vận tải cỡ lớn Mi-26T "Kazspas".
Trực thăng vận tải Mi-17E "Kazspas"
Phương tiện bọc thép Arlan của Quân đội Kazakhstan.
Trực thăng đa năng Ansat
Xe off-road Ural-4320 của Bộ quốc phòng Kazakhstan.
Xe bọc théo Ural-VV của Bộ quốc phòng Kazakhstan.
Theo_Báo Đất Việt
Ấn Độ dùng 'chiêu gì' để giảm phụ thuộc vào vũ khí nước ngoài? Tình hình mua bán vũ khí của Ấn Độ đang có một sự thay đổi chưa từng có, họ đang có bước tiến dài trong việc giảm phụ thuộc vào các nhà chế tạo vũ khí nước ngoài. Hệ thống tên lửa AKASH do Ấn Độ sản xuất Điển hình như việc để nâng cao hệ thống tên lửa cho lực lượng máy...