Thăm lâu đài cổ tích có thật ở nước Đức
Mọi người đều ao ước trở thành hoàng tử, công chúa khi ghé thăm lâu đài Neuschwanstein.
Có lẽ hiếm có lâu đài nào lãng mạn như Neuchswanstein, mà khi chiêm ngưỡng nó, không chỉ những trẻ nhỏ, mà rất nhiều người đủ các lứa tuổi, đều dội lên một niềm ao ước được hóa thân thành các hoàng tử và công chúa trong những câu chuyện cổ tích sống trong tòa lâu đài lãng mạn này.
Lâu đài Neuschwanstein nằm trong địa phận của làng Schwangau gần thị trấn Fssen thuộc bang Bavaria ở miền nam nước Đức, cách thành phố Munich khoảng 125 km. Đây là là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Đức.
Điều khiến Neuschwanstein khác hẳn với các lâu đài khác là nó là sự hòa quyện của nhiều lối kiến trúc, là sự kết hợp hài hòa giữa cái thực và mộng tưởng, đặc biệt là nó gợi lên một nét đẹp thơ mộng trữ tình, khiến ai đã một lần nhìn thấy đều không thể quên.
Không chỉ vào những thời gian khác trong năm, mà ngay chỉ trong một ngày, du khách có thể được chứng kiến vẻ đẹp muôn vẻ của lâu đài: ẩn hiện bồng bềnh huyền bí trong sương sớm, tráng lệ nguy nga như trong truyện cổ tích trong ánh nắng mặt trời, và dịu dàng lãng mạn trong ánh hoàng hôn.
Lâu đài được sử dụng làm hình mẫu cho các lâu đài trong công viên Disneyland và cũng là nơi quay nhiều phim cổ tích. Walt Disney sử dụng hình ảnh lâu đài nhìn từ phía bắc làm biểu tượng của Disneyland.
Lâu đài Neuschwanstein trong sương sớm.
Đường lên lâu đài khá dốc, nên tiện hơn cả là đi bằng xe buýt. Từ điểm đỗ xe, đi theo con đường dẫn đến cầu Marie. Cầu được đặt theo tên của mẹ Ludwig II, được vua Maximilian II cho xây dựng bằng gỗ từ năm 1845 vắt qua khe núi Pllat với vách đá lởm chởm và dốc đứng. Năm 1866, Luwig II ra lệnh cho xây dựng lại cầu với trụ và lan can bằng sắt. Hàng dài du khách xếp hàng chờ lên cầu, vì từ trên cầu sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh mê hoặc tuyệt đẹp của Neuschwanstein, như Ludwig đã từng ngắm nó. Hầu như người nào cũng ghi lại hình ảnh mình với lâu đài làm nền phía sau.
Lâu đài Neuschwanstein chụp từ cầu Marienbrcke.
Đoàn người đông đúc chờ lên cầu Marienbrcke.
Quay trở lại điểm đỗ xe, đi tiếp theo con đường dẫn đến lâu đài, du khách bắt đầu vừa đi vừa mơ mộng khi thả hồn ngắm nhìn tòa lâu đài lãng mạn này. Vào mùa cao điểm (tháng 6 đến tháng 8) có đến 5.000 du khách đến thăm Neuschwanstein trong một ngày. Du khách được tham quan chủ yếu 6 gian phòng riêng của nhà vua và 2 gian đại sảnh với hướng dẫn tham quan bằng 11 thứ tiếng. Nên thường có hàng người dài dằng dặc xếp hàng mua vé và xếp hàng vào thăm rồi hối hả lên xuống cầu thang hàng nửa giờ đồng hồ chỉ để được vài phút ngắm nhìn những gian sảnh lộng lẫy của lâu đài. Vì vậy, cần lên kế hoạch thời gian tỉ mỉ, để có thể thanh thản thăm thú nội thất lâu đài. Nếu chỉ có một ngày đến đó, thay vì đứng xếp hàng, hãy thong thả dạo bước và ngắm nhìn lâu đài từ mọi góc cạnh và thả hồn theo những mộng mơ.
Video đang HOT
Mặt ngoài tráng lệ của lâu đài Neuschwanstein.
Cổng vào lâu đài.
Một phần bên trong lâu đài.
Cầu Marienbrcke, khe núi Pllat và con suối chụp từ lâu đài Neuschwanstein.
Không chỉ Neuschwanstein, mà ngay gần đấy là lâu đài Hohenschwangau, do thân phụ của Ludwig II là vua Maximilian II xây dựng từ năm 1837, nơi Ludwig đã trải qua thời thơ ấu. Không chỉ lâu đài, mà cũng sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời đi dạo quanh làng Schwangau, nhấm nháp bia và thưởng thức những món ăn truyền thống Đức trong những nhà hàng, dạo quanh hồ Alpsee nước trong vắt với đàn cá bơi.
Lâu đài Hohenschwangau.
Làng Schwangau, lâu đài Hohenschwangau, hồ Alpsee (bên trái) và hồ Schwansee (giữa ảnh) nhìn từ lâu đài Neuchwanstein.
Cách không xa làng Schwangau là đỉnh núi Tegelberg và khu trượt tuyết nổi tiếng. Vào mùa hè, du khách có thể đi cáp treo lên, và từ trên đỉnh núi sẽ thưởng thức toàn cảnh ngoạn mục của thảo nguyên Schwangau bạt ngàn, hồ Alpsee và Schwansee nằm sóng đôi, hồ nước (nhân tạo) rộng lớn Forgensee, và phần dãy núi Tyrol phân ranh giới giữa Đức và Áo. Du khách nào thích cảm giác mạnh còn có thể thuê dù lượn các loại tại chỗ.
Cáp treo lên đỉnh Tegelberg.
Đỉnh Tegelberg và nhà ga cáp treo.
Vào mùa cao điểm, thường là hết phòng khách sạn ở vùng Schwangau. Tuy nhiên hệ thống đường cao tốc của Đức hết sức tiện lợi (và không phải trả tiền), nên có thể dễ dàng đến đó từ những thành phố khác trong vùng. Chúng tôi đặt khách sạn tại thành phố Regensburg. Từ Regensburg đến Schwangau là khoảng 250 km, gấp đôi quãng đường đi từ Munich đến đó. Tuy nhiên, đổi lại cuộc sống nhộn nhịp ồn ào ở Munich, dừng chân ở Regensburg sẽ được tận hưởng không khí yên bình của thành phố cổ kính xinh xắn, thích hợp với kỳ nghỉ hè lãng mạn.
Theo Eva
Vòng quanh thế giới với khóa tình yêu
Khóa tình yêu tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu nhưng cũng là thứ gây tranh cãi ở rất nhiều quốc gia.
Khi hai người đến với nhau, họ tin vào một tình yêu lâu bền và hạnh phúc. Khóa tình yêu ra đời mang ý nghĩa buộc hai người lại với nhau, sau đó vứt chìa khóa đi như biểu tượng "bên nhau mãi mãi". Tuy nhiên, nhiều người cho rằng khóa tình yêu đang phá hoại các kiến trúc và cơ sở hạ tầng. Nhưng kể cả việc chính quyền có loại bỏ hàng nghìn cái đi nữa thì hiện tượng này vẫn tiếp tục xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới. Ảnh chụp cầu đi bộ Pont des Arts ở Paris vào buổi đêm. Ảnh: Xynn Tii.
Khóa tình yêu trên cầu Hohenzollern, gần nhà thờ Cologne ở Đức. Cây cầu dài 410 m, treo đầy khóa tình yêu trên hàng rào và đến nay gần như đã không còn khe hở. Ảnh: Marc Oliver John.
Cầu Marienbrcke, có tầm nhìn về hướng lâu đài Neuschwanstein ở Đức là địa điểm được rất nhiều đôi ưa thích nhờ vẻ đẹp như bước ra từ những câu chuyện cổ. Ảnh: Freddy Enguix.
Tuy nhiên, hiện tượng này đã gây nên rất nhiều cuộc tranh cãi. Năm 2011, các quan chức ở Bamberg, Đức thông báo sẽ gỡ hết những ổ khóa, là nguyên nhân gây nên sự rỉ sét trên cầu Kettenbrcke. Thế nhưng trước sự phản đối dữ dội từ phía người dân và một số cuộc họp trong thị trấn, những ổ khóa cho đến nay vẫn được giữ lại. Ảnh: Frank Vincentz.
Khóa tình yêu ở Ottawa, Canada. Ảnh: Bust It Away Photography.
Một cây cầu ở Cuenca, Tây Ban Nha. Ảnh: Jesus Soiana.
Trong khi nhiều người tin rằng việc cắt ổ khóa tượng trưng cho những điều không may xảy đến trong mối quan hệ thì người khác lại nghĩ các ổ khóa này thật "chướng mắt" và đưa ra thông điệp: "Các bạn thả tự do cho tình yêu đi, còn để cây cầu lại cho chúng tôi". Ảnh: Mark.
Cầu tình yêu ở Serbia là nơi khóa tình yêu xuất hiện từ hơn 100 năm trước. Nguyên nhân xuất phát từ một câu chuyện kể về người con gái tên Nada, đến từ Vrnjaka Banja và chàng trai tên Reija. Họ hứa hẹn sẽ bên nhau mãi mãi cho đến khi Reija phải tham gia chiến tranh ở Hy lạp và rơi vào lưới tình với cô gái địa phương tên Corfu. Quá đau khổ vì bị phản bội, Nada ốm và qua đời sau đó. Kể từ lúc ấy, những cô gái trẻ Vrnjaka Banja vì muốn bảo vệ tình yêu đã viết tên của mình và người kia lên ổ khóa rồi móc lên cây cầu nơi Nada và Reija gặp nhau lần đầu tiên. Ảnh: White Writer.
Tuy nhiên, sự rỉ sét và ăn mòn tác động tới những cây cầu đã lên đến mức đáng báo động, gây ra mối đe dọa cho an toàn công cộng trong tương lai. Ảnh: Oiluj Samall Zeid.
Cầu Salzburg ở Áo. Ảnh: Alessandro.
Theo VNExpress
Các điểm du lịch tuyệt đẹp ở Bồ Đào Nha Khí hậu chan hòa, ấm áp, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với những ngôi làng cổ, những bãi biển quyến rũ, Bồ Đào Nha là nơi mà bạn đừng bỏ bỏ qua. 1. Thành phố Lisbon 2. Thành phố Algarve Với khí hậu Địa Trung Hải nắng ấm, bãi biển tuyệt đẹp, những thị trấn đẹp như tranh vẽ, nền ẩm thực...