Thăm làng nghề làm ‘mặt nạ giấy bồi’ chơi Trung thu ở Hưng Yên
Tọa lạc tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, làng Ông Hảo từ lâu được xem là “thủ phủ” đồ chơi Trung thu truyền thống.
Thời điểm này, người dân trong làng lại tất bật làm “ mặt nạ giấy bồi” – món đồ chơi Trung thu gắn liền với t.uổi thơ của bao người.
Những ngày này, không khí Tết Trung thu đã xuất hiện sớm ở làng Ông Hảo. Đây là nơi làm ra các sản phẩm “mặt nạ giấy bồi” Trung thu truyền thống, cung cấp cho các tỉnh, thành trong nước. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
Từ các nguyên liệu đơn giản như các loại giấy trắng, giấy báo và bìa carton tái chế cùng với hồ dán nấu từ bột sắn, những người thợ sẽ “bồi” chúng thành những chiếc mặt nạ, đầu sư tử… sinh động và ngộ nghĩnh. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
Nhìn bề ngoài, mặt nạ giấy bồi có vẻ đơn giản, nhưng để có được sản phẩm hoàn hảo, nghệ nhân phải tốn khá nhiều công sức… Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
…với việc bồi thô, sơn vẽ và hoàn thiện, đóng gói. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
Video đang HOT
Đầu tiên là tạo hình mặt nạ bằng cách bồi giấy bìa, giấy báo, giấy vở cũ… lên khuôn xi măng đúc sẵn, trước đây là khuôn bằng đất nung hoặc bằng gỗ. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
Mặt nạ thường được bồi thô ba lớp giấy, lớp trong cùng là lớp lót; lớp giữa bồi bìa carton và bên ngoài sẽ được bồi giấy trắng. Người thợ sẽ dùng hồ bột sắn để kết dính các lớp giấy này. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
Bồi xong, mặt nạ được mang đi phơi khô tự nhiên từ 1-3 ngày, tùy điều kiện thời tiết để giữ nguyên hình dạng. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
Sau khi mặt nạ khô, người thợ sẽ tô màu – khâu quan trọng để quyết định phần “hồn” của chiếc mặt nạ. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
Theo chia sẻ của những người thợ cao t.uổi ở làng, để làm mặt nạ giấy bồi đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, từng nét vẽ. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
Trong đó, công đoạn khó nhất là vẽ đầu lân, đầu sư tử… để thành phẩm có thần thái, có được cái “hồn”, đặc biệt là chi tiết râu, mắt… Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
Những chiếc “mặt nạ giấy bồi” thành phẩm. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
Làng Ông Hảo còn nổi tiếng với nghề làm trống ếch. Những chiếc trống ếch làng Ông Hảo có màu sơn đỏ, tiếng đanh, được ưa chuộng không kém những chiếc “mặt nạ giấy bồi”. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn
Phố Hàng Mã 'thay áo mới' đón Trung thu sớm
Còn hơn một tháng rưỡi mới đến Tết Trung thu, nhưng phố Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội đã rực rỡ sắc màu của đèn lồng và các món đồ chơi Trung thu.
Hàng Mã là một trong những con phố nằm trong khu phố cổ Hà Nội. Ảnh: Vương Lộc
Vào dịp Tết Trung thu, con phố này sẽ kinh doanh các loại đồ chơi Trung thu, tạo nên khung cảnh rực rỡ sắc màu. Ảnh: Vương Lộc
Dù còn hơn một tháng rưỡi mới đến Tết Trung thu, nhưng con phố hiện đã ngập tràn sắc đỏ, vàng... của các món đồ trang trí. Ảnh: Vương Lộc
Các chủ cửa hàng tranh thủ bày bán sớm các mặt hàng. Ảnh: Vương Lộc
Phố Hàng Mã được "nhuộm đỏ" bởi sắc màu Trung thu. Ảnh: Vương Lộc
Đồ chơi Trung thu được bày bán ở phố Hàng Mã phong phú, đa dạng với nhiều mặt hàng như đèn ông sao, trống, mặt nạ, đầu lân... Ảnh: Vương Lộc
Dịp này, người dân và du khách đổ về phố Hàng Mã để vui chơi và mua sắm, chụp ảnh. Ảnh: Vương Lộc
Du khách quốc tế trên phố Hàng Mã. Ảnh: Vương Lộc
Khung cảnh rực rỡ của phố Hàng Mã vào những ngày gần Tết Trung thu đã trở thành nét đẹp đặc trưng riêng của phố cổ. Ảnh: Vương Lộc
Tết Trung thu của người Việt Nam còn được gọi là tết Đoàn viên, là ngày Tết dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên những năm gần đây, Tết Trung thu cũng là dịp để mọi người thăm hỏi, chúc tụng nhau. Ảnh: Vương Lộc
Tết Trung thu năm nay sẽ rơi vào ngày 17 tháng 9 (tức 15 tháng 8 Âm lịch). Ảnh: Vương Lộc
Những điểm đến hấp dẫn ở Thoại Sơn, An Giang Với đồng ruộng mênh mông, vườn trái cây trĩu quả, non nước hữu tình Thoại Sơn còn có những khu di tích cổ kính, làng nghề truyền thống, địa điểm check-in ấn tượng cùng những món đặc sản đồng quê hấp dẫn khiến biết bao du khách gần xa thương nhớ. Hồ ông Thoại Nhắc đến Thoại Sơn sẽ không thể bỏ qua...