Thăm lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ
Tương truyền, xưa kia lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ có kiến trúc rất bề thế với nhiều tượng thú tạc bằng đá vô cùng tinh xảo.
Thôn Ngừ, xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là nơi đặt lăng mộ của Thái sư Trần Thủ Độ (1194 – 1264), nhân vật lịch sử có ảnh hưởng rất lớn đến triều Trần cách đây gần một thiên niên kỷ. Tương truyền, xưa kia lăng mộ này có kiến trúc rất bề thế với nhiều tượng thú tạc bằng đá vô cùng tinh xảo. Tuy nhiên, sau những biến động lịch sử, lăng đã dần dần rơi vào cảnh đổ nát và hoang phế. Đến thập niên 1960, trong lăng chỉ còn một tượng hổ và một tượng đá vỡ không rõ hình thù, có thể là tượng Huyền Vũ theo truyền thuyết dân gian. Pho tượng hổ còn sót lại của lăng được coi là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc cũng như mỹ thuật thời Trần nói riêng, và là một tác phẩm nghệ thuật đẹp trong nền nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam nói chung. Vào năm 1962, pho tượng này đã được chuyển về Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở Hà Nội. Sau một thời gian dài hoang phế, đến năm 1994 lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ mới được xây dựng lại. Đến những năm 2000,lăng mộ được trùng tu lớn và có diện mạo như ngày nay. Trong lịch sử Việt Nam, Trần Thủ Độ là một quyền thần có vai trò lớn trong việc họ Trần đoạt ngôi nhà Lý. Ông là người nắm quyền thực tế của triều Trần trong khoảng thời gian dài, từ 1226 đến khi ông qua đời vào năm 1264. Vào năm 1258, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Thái sư Trần Thủ Độ đã nói một câu nổi tiếng, được ghi tạc vào sử Việt: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”
Thôn Ngừ, xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là nơi đặt lăng mộ của Thái sư Trần Thủ Độ (1194 – 1264), nhân vật lịch sử có ảnh hưởng rất lớn đến triều Trần cách đây gần một thiên niên kỷ.
Tương truyền, xưa kia lăng mộ này có kiến trúc rất bề thế với nhiều tượng thú tạc bằng đá vô cùng tinh xảo.
Tuy nhiên, sau những biến động lịch sử, lăng đã dần dần rơi vào cảnh đổ nát và hoang phế. Đến thập niên 1960, trong lăng chỉ còn một tượng hổ và một tượng đá vỡ không rõ hình thù, có thể là tượng Huyền Vũ theo truyền thuyết dân gian.
Pho tượng hổ còn sót lại của lăng được coi là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc cũng như mỹ thuật thời Trần nói riêng, và là một tác phẩm nghệ thuật đẹp trong nền nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam nói chung.
Video đang HOT
Vào năm 1962, pho tượng này đã được chuyển về Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở Hà Nội.
Sau một thời gian dài hoang phế, đến năm 1994 lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ mới được xây dựng lại. Đến những năm 2000, lăng mộ được trùng tu lớn và có diện mạo như ngày nay.
Trong lịch sử Việt Nam, Trần Thủ Độ là một quyền thần có vai trò lớn trong việc họ Trần đoạt ngôi nhà Lý. Ông là người nắm quyền thực tế của triều Trần trong khoảng thời gian dài, từ 1226 đến khi ông qua đời vào năm 1264.
Vào năm 1258, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Thái sư Trần Thủ Độ đã nói một câu nổi tiếng, được ghi tạc vào sử Việt: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”
Theo_Kiến Thức
Tận mục khu lăng mộ hoàng gia lạ lùng ở châu Phi
Khu lăng mộ Buganda có kiến trúc vô cùng độc đáo, là nơi yên nghỉ của bốn vị vua trị vì vương quốc Bungada - tiền thân của đất nước Uganda ngày nay.
Khu lăng mộ Buganda có kiến trúc vô cùng độc đáo, là nơi yên nghỉ của bốn vị vua trị vì vương quốc Bungada - tiền thân của đất nước Uganda ngày nay.
Nằm trên một sườn đồi ở tỉnh Kasubi, Uganda, khu lăng mộ Bungada là nơi yên nghỉ của bốn vị vua trị vì vương quốc Bungada - tiền thân của đất nước Uganda ngày nay.
Được vua Muteesa I cho xây dựng năm 1882, mục đích đầu tiên của các công trình này không phải để làm lăng mộ hay nghĩa trang mà là một cung điện hoàng gia.
Đến năm 1884, khi vua Muteesa I qua đời, nơi này được sử dụng để làm nơi thờ cúng và chứa đựng di hài của nhà vua. Từ đó về sau, các vị vua qua đời đều được chôn cất tại đây, và lăng mộ Buganda trở thành một nghĩa trang hoàng gia.
Khu lăng mộ này có kiến trúc vô cùng độc đáo, được xây dựng theo truyền thống bản địa với các vật liệu địa phương.
Các tòa nhà ở nơi đây có tường được dựng lên bằng lau sậy đan vào nhau, chống đỡ bằng cột gỗ bó trong vải làm từ vỏ cây sung, mặt đất được phủ bằng chiếu lá cọ và cỏ. Mái lăng mộ được lợp lau sậy và gia cố bằng 52 vòng tròn, tượng trưng cho 52 tộc người của văn hóa Uganda.
Vô số bảo vật của hoàng gia Buganda được lưu giữ và trưng bày trong các lăng mộ.
Năm 2001, khu lăng mộ Buganda đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Tiếc thay, vào ngày 16/3/2010, một trận hỏa hoạn lớn đã thiêu rụi hoàn toàn các công trình chính ở nơi đây.
Sau vụ cháy gây thiệt hại lớn đó, chính phủ Uganda đã kêu gọi hỗ trợ nhằm tái thiết lập và phục dựng lại khu lăng mộ. Hiện nay, phần lớn các công trình đã được dựng lại theo nguyên mẫu đầu tiên.
T.B (tổng hợp)
Theo_Kiến Thức
Tầng hầm chung cư thành ao nuôi cá Sau thời gian dài dừng thi công, tầng hầm của một tòa nhà ở khu đô thị mới Văn Quán thành ao nuôi cá. Ngoài cá, nòng nọc bơi lội, khu vực hầm này còn là nơi trú ẩn của muỗi và chỗ đổ rác của không ít hộ dân. Theo quan sát từ bên ngoài, ngôi nhà đang thi công phần thô...