Thăm lăng 3 vị vua triều Nguyễn trong ngày đầu đón du khách sau trùng tu
Là nơi an táng của 3 vị vua triều Nguyễn gồm vua Dục Đức, vua Thành Thái và vua Duy Tân, An Lăng đã mở cửa đón nhiều du khách tham quan sau một thời gian trùng tu.
Nằm ở Tổ 26, phường An Cựu, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, di tích An Lăng là nơi an táng của 3 vị vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân.
So với những lăng tẩm khác của các vua nhà Nguyễn, An Lăng có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn hơn.
An Lăng gồm có hai khu vực là Điện Long Ân và lăng mộ vua cùng Hoàng hậu.
Điện Long Ân là công trình được xây cất theo khuôn mẫu của các ngôi điện ở Huế. Bên trong có 3 án thờ, thờ bài vị của các vua Dục Đức và vợ, Thành Thái và Duy Tân. Phía sau điện Long Ân là nơi yên nghỉ của các vị vua Thành Thái và Duy Tân.
Vào năm 1997, Lăng Dục Đức đã được công nhận là di tích cấp quốc gia (loại hình kiến trúc nghệ thuật) theo Quyết định số 2890 của Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
Trải qua những thăng trầm của lịch sử cùng ảnh hưởng của thời tiết “nắng lắm mưa nhiều” ở mảnh đất Cố đô, khu lăng mộ 3 vị vua triều Nguyễn dần trở nên xuống cấp.
Do đó, Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi lăng Dục Đức được hình thành nhằm bảo tồn di tích lịch sử văn hóa quốc gia, di sản văn hóa thế giới.
Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 51 tỷ đồng từ nguồn vốn địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác, trong đó chi phí xây dựng gần 40 tỷ đồng.
Thời gian trùng tu, tu bổ An Lăng diễn ra trong 5 năm từ năm 2018 đến năm 2023.
Video đang HOT
Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi lăng Dục Đức ở khu vực Điện Long Ân có diện tích xây dựng 557m2, được hạ giải toàn phần; tu bổ nền móng; tu bổ, gia cố, bảo toàn tối đa hệ khung, hệ mái và các cấu kiện gỗ trong điện. Đồng thời, thay thế, phục hồi các cấu kiện gỗ bị mục nát, bị mất bằng gỗ nhóm 2; phục hồi nền lát gạch Bát Tràng; xây, gia cố phục hồi tường bao; tu bổ, phục hồi phần sơn thếp…
Tại khu mộ được tu bổ, phục hồi cổng, cửa, tường thành xung quanh khu mộ, trụ biểu, mộ các vua Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân… Ở nhà Huỳnh Ốc với diện tích nền 49,7m2 được hạ giải toàn phần; tu bổ nền móng; bảo quản, tu bổ, phục hồi hệ khung, hệ mái…; phục hồi bờ nóc, bờ quyết, con giống, ô hộc…
Trong ngày đầu mở cửa sau thời gian dài trùng tu, An Lăng đã đón tiếp nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu về di tích.
Du khách trong và ngoài nước được chiêm ngưỡng vẻ đẹp khu lăng mộ, lưu lại những tấm ảnh của các công trình kiến trúc được tu bổ chỉn chu, tỉ mỉ…
Hình ảnh An Lăng sau thời gian trùng tu, tu bổ.
Lên ngôi vào năm 1883, vua Dục Đức là vị vua thứ 5 của triều Nguyễn. Vua Thành Thái là vị vua thứ 10 của triều Nguyễn, lên ngôi vào năm 1889, trị vì 19 năm. Còn vua Duy Tân là vị vua thứ 11 của triều Nguyễn, lên ngôi năm 1907, trị vì 9 năm.
Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, trong thời gian đầu mở cửa, du khách được miễn phí tham quan lăng Dục Đức. Đơn vị đang tiến hành thủ tục để trước kỳ họp HĐND sắp tới sẽ trình phương án thu vé tham quan và thực hiện thu vé sau khi được thông qua.
Ngỡ ngàng với diện mạo di tích Chùa Cầu - Hội An sau tu bổ
Sau hơn 1,5 năm tu bổ, di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều) - một biểu tượng của di sản văn hóa thế giới Hội An, tỉnh Quảng Nam - đã lộ diện.
Đơn vị thi công dự án tu bổ di tích Chùa Cầu đang hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để chuẩn bị khánh thành công trình, dự kiến vào ngày 2-8, nhân sự kiện "Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản" lần thứ 20.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, sau hơn 1,5 năm tu bổ theo phương thức hạ giải toàn bộ di tích Chùa Cầu, đến nay công trình đã cơ bản hoàn thiện.
Di tích Chùa Cầu sau trùng tu
Đến nay, phần di tích chính đã tu bổ xong, đơn vị thi công cho tháo dỡ toàn bộ nhà bao che xung quanh; chỉ còn một số hạng mục phụ như lát gạch, tạo cảnh quan xung quanh...
Vài ngày qua, khi toàn bộ mái che được tháo dỡ, di tích Chùa Cầu đã lộ diện cho người dân và du khách chiêm ngưỡng. Có thể dễ dàng nhận thấy di tích Chùa Cầu sau khi tu bổ trở nên mới mẻ, sáng hơn bởi màu sơn, màu mái ngói và họa tiết trên mái ngói hay các ký tự, dòng chữ viết được sơn quét lại. Tuy vậy, di tích này lại kém phần cổ kính so với trước đây.
Ngói của Chùa Cầu được lợp xen lẫn giữa ngói cũ và ngói mới nhưng vẫn giữ được nét hài hòa. Phần trụ cột di tích gần như còn nguyên sơ như vốn có trước khi tu bổ.
Bên trong di tích, một số khung gỗ hư hỏng, mục ruỗng trước đó đã được thay mới hoàn toàn. Một số trụ gỗ được chắp nối bằng đoạn gỗ mới. Văn bia và ký tự trên văn bia được sơn quét lại. Kết cấu mặt sàn được làm nhô cong hình vòng cung.
Diện mạo Chùa Cầu sau trùng tu
Khi được hỏi, nhiều người dân và du khách nói rằng di tích Chùa Cầu sau khi tu bổ cơ bản còn giữ được các yếu tố nguyên gốc, vẫn giữ được phần hồn như vốn có, diện mạo mới trông khá đẹp. Dù vậy, một số ý kiến cho rằng phần thân và mái ngói được sơn quét mới làm cho di tích trở nên hơi khác lạ, hiện đại hơn so với trước đây.
Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do UBND TP Hội An làm chủ đầu tư, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An quản lý thực hiện; tổng mức đầu tư hơn 20,2 tỉ đồng được bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh Quảng Nam (50%) và TP Hội An (50%). Dự án có sự tài trợ về kinh phí để nghiên cứu từ Quỹ Sumitomo và hỗ trợ chuyên gia tư vấn từ tổ chức JICA Nhật Bản.
Công trình khởi công vào ngày 28-12-2022, dự kiến sẽ khánh thành vào tháng 12-2023. Tuy nhiên, quá trình tu bổ gặp một số trở ngại, có thời điểm phải gián đoạn để tham vấn ý kiến chuyên gia về việc mặt sàn "cong hay thẳng". Vì vậy, dự án đến nay mới cơ bản hoàn thiện.
Phần giới thiệu dự án cho biết những nguyên tắt cơ bản gồm: Bảo tồn tối đa các yếu tố gốc; duy trì đồng thời giá trị và chức năng di tích; mọi sự can thiệp phải trên cơ sở tôn trọng khoa học, lịch sử và đảm bảo ổn định lâu dài, ứng dụng khoa học kỹ thuật phù hợp; duy trì tham vấn và ghi lại diễn tiến quá trình,... với phương châm xuyên suốt là phải cân nhắc kỹ lưỡng, kết hợp chặt chẽ với nghiên cứu khoa học và tham vấn chuyên gia trong suốt quá trình triển khai thi công.
Theo hồ sơ dự án, di tích Chùa Cầu được trùng tu các hạng mục như: gia cố hệ nền, móng, mố, trụ cầu; tu bổ hệ sàn, khung gỗ, mái; cải tạo hệ thống điện, chống mối công trình; số hóa di tích bằng công nghệ 3D phục vụ lưu trữ và việc tu bổ, tổ chức hội thảo, tọa đàm, lập hồ sơ khoa học; tôn tạo cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật; mạng internet, hệ thống camera an ninh và nhà bao che phục vụ thi công tu bổ và bảo quản di tích...
Ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XV, đến nay đã trải qua khoảng 400 năm tồn tại, Chùa Cầu là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo không chỉ ở Việt nam mà còn hiếm thấy trên thế giới, trở thành biểu tượng của TP Hội An.
Theo các tư liệu, Chùa Cầu đã trải qua ít nhất 7 lần tu bổ lớn vào các năm 1763, 1817, 1875, 1917, 1962, 1986, 1996.
Một số hình ảnh di tích Chùa Cầu do PV Báo Người Lao Động ghi lại:
Diện mạo Chùa Cầu trước và sau khi trùng tu
Bên hông Chùa Cầu được sơn màu trắng khiến di tích không còn mang nét cổ kính so với trước đây
Dự án tu bổ đang thi công dần hoàn thiện
Mặt sàn được làm theo hướng nhô cong hình vòng cung
Một số cấu kiện gỗ được thay thế, chắp nối bằng vật liệu mới nhưng giữ được sự tương đồng so với vật liệu cũ
Văn bia được quét sơn lại
Bảng hiệu di tích còn giữ được nét nguyên vẹn
Mái ngói mới đã làm giảm bớt đi phần cổ kính của di tích
Dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện các công trình phụ trợ
Nhiều khách du lịch chụp hình lưu niệm bên di tích Chùa Cầu
Hải Vân Quan sẽ mở cửa tham quan miễn phí vào ngày 1-8 sau 2 năm đóng cửa trùng tu Di tích Hải Vân Quan nằm giữa đèo Hải Vân hùng vĩ sau thời gian trùng tu sẽ mở cửa đón du khách tham quan miễn phí vào ngày 1-8 tới. Di tích Hải Vân Quan sẽ mở cửa đón khách miễn phí vào ngày 1-8 - Ảnh: VĂN ĐÌNH HUY Ngày 29-7, ông Hoàng Việt Trung, giám đốc Trung tâm Bảo tồn...