Thăm lại chiến trường diễn ra cuộc chiến dài nhất lịch sử
Trận Verdun năm 1916 là cuộc chiến kéo dài nhất lịch sử, diễn ra trong 300 ngày, 300.000 người chết. Khu vực chiến trường xưa hiện vẫn là nơi vô cùng nguy hiểm.
Trận chiến Verdun diễn ra cách đây gần 100 năm trước được đánh giá là cuộc chiến kéo dài nhất lịch sử. Khu vực chiến trường năm xưa này hiện vẫn là nơi vô cùng nguy hiểm khi nhiều bom mìn chưa nổ cũng như ngấm chất độc arsenic nồng độ cao. Trong ảnh là những nhân viên đang dò tìm bom mìn chưa phát nổ ở chiến trường Verdun, Pháp năm 1916. Hiện khu vực này vẫn bị cấm người ngoài tiếp cận khu vựcchiến trường Verdun năm xưa do đất bị nhiễm độc nặng. Chất độc arsenic nồng độ cao đã ngấm vào đất khi xảy ra cuộc chiến Verdun khốc liệt năm 1916, khiến nơi đây vô cùng nguy hiểm đối với con người. Những đường hào, hố bom vẫn còn sót lại trên chiến trường Verdun khốc liệt gần 100 năm trước. Hàng rào thép gai để ngăn cản đối phương xâm nhập vẫn nằm trên mặt đất và bị hoen rỉ theo thời gian. Sau nhiều thập kỷ hòa bình, khu rừng ở miền Bắc nước Pháp này như một di tích sống để nhắc nhở các thế hệ sau về sự khốc liệt của Chiến tranh thế giới 1 đã khiến nhiều người bỏ mạng và cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá nặng nề như thế nào. Nhân viên đã nghỉ hưu Daniel Gadois đi qua những quả pháo 77 mm và 105 mm của Đức chưa phát nổ tại một địa điểm. Những vũ khí nguy hiểm này được đánh dấu màu cam để sau này “xử lý” ở khu rừng Bois Azoule. Verdun là trận chiến khốc liệt giữa Đức và Pháp, gây ra tổn thất lớn cho cả hai bên. Chiến trường Verdun năm xưa giờ trở nên hoang vắng, tĩnh lặng đến rợn người. Đây có thể là hình ảnh chụp vài tháng trước khi trận Verdun diễn ra tháng 2/1916. Trong trận chiến Verdun năm 1916, 9 ngôi làng bị phá hủy. Hiện những con đường và nhà thờ năm xưa được gắn các biển báo như thế này tại ngôi làng Bezonvaux năm xưa. Nhiều công trình ở Verdun bị phá hủy, trong đó có cả nhà thờ sau khi Đức cố gắng tấn công, kiểm soát khu vực này năm 1916.
Trận chiến Verdun diễn ra cách đây gần 100 năm trước được đánh giá là cuộc chiến kéo dài nhất lịch sử. Khu vực chiến trường năm xưa này hiện vẫn là nơi vô cùng nguy hiểm khi nhiều bom mìn chưa nổ cũng như ngấm chất độc arsenic nồng độ cao. Trong ảnh là những nhân viên đang dò tìm bom mìn chưa phát nổ ở chiến trường Verdun, Pháp năm 1916.
Hiện khu vực này vẫn bị cấm người ngoài tiếp cận khu vực chiến trường Verdun năm xưa do đất bị nhiễm độc nặng.
Chất độc arsenic nồng độ cao đã ngấm vào đất khi xảy ra cuộc chiến Verdun khốc liệt năm 1916, khiến nơi đây vô cùng nguy hiểm đối với con người.
Những đường hào, hố bom vẫn còn sót lại trên chiến trường Verdun khốc liệt gần 100 năm trước.
Video đang HOT
Hàng rào thép gai để ngăn cản đối phương xâm nhập vẫn nằm trên mặt đất và bị hoen rỉ theo thời gian.
Sau nhiều thập kỷ hòa bình, khu rừng ở miền Bắc nước Pháp này như một di tích sống để nhắc nhở các thế hệ sau về sự khốc liệt của Chiến tranh thế giới 1 đã khiến nhiều người bỏ mạng và cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá nặng nề như thế nào.
Nhân viên đã nghỉ hưu Daniel Gadois đi qua những quả pháo 77 mm và 105 mm của Đức chưa phát nổ tại một địa điểm. Những vũ khí nguy hiểm này được đánh dấu màu cam để sau này “xử lý” ở khu rừng Bois Azoule.
Verdun là trận chiến khốc liệt giữa Đức và Pháp, gây ra tổn thất lớn cho cả hai bên.
Chiến trường Verdun năm xưa giờ trở nên hoang vắng, tĩnh lặng đến rợn người.
Đây có thể là hình ảnh chụp vài tháng trước khi trận Verdun diễn ra tháng 2/1916.
Trong trận chiến Verdun năm 1916, 9 ngôi làng bị phá hủy. Hiện những con đường và nhà thờ năm xưa được gắn các biển báo như thế này tại ngôi làng Bezonvaux năm xưa.
Nhiều công trình ở Verdun bị phá hủy, trong đó có cả nhà thờ sau khi Đức cố gắng tấn công, kiểm soát khu vực này năm 1916.
Theo_Kiến Thức
Khủng bố đồng thời ở 3 châu lục, IS là chủ mưu?
Nhiều người lo sợ rằng IS có thể là tác giả của một loạt những vụ khủng bố diễn ra gần như đồng thời ở 3 châu lục.
Ngày 26.6, cả thế giới choáng váng khi 3 vụ khủng bố kinh hoàng diễn ra gần như đồng thời ở 3 châu lục, chỉ vài ngày sau khi phiến quân IS kêu gọi các chiến binh tổ chức tấn công nhân tháng lễ Ramadan, khiến dư luận nghi ngờ có bàn tay sắp đặt của IS trong làn sóng khủng bố toàn cầu này.
Những vụ đánh bom, chặt đầu, xả súng diễn ra gần như cùng lúc tại các nước Pháp, Kuwait và Tunisia ở 3 châu lục khác nhau. Ở Tunisia, ít nhất 37 người đã bị bắn chết trong một vụ xả súng ở khu nghỉ dưỡng. Ở Kuwait, 25 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương trong một vụ đánh bom tự sát. Ở Pháp, một nạn nhân bị chặt đầu và bị treo lên hàng rào cùng những lá cờ có chữ Hồi giáo.
Một nạn nhân trong vụ đánh bom khủng bố ở Kuwait
Hiện chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm vụ tấn công ở Pháp và Tunisia, nhưng IS đã tuyên bố mình là "tác giả" của vụ xả súng ở Kuwait. Hồi đầu tuần, người phát ngôn của IS là Abu Mohammad al-Adnani đã kêu gọi các chiến binh thánh chiến toàn cầu "tử vì đạo" trong tháng lễ Ramadan.
Theo một số chuyên gia phân tích, những vụ tấn công gần như đồng thời ở khắp nơi này có thể là một thủ đoạn của IS nhằm vực lại danh tiếng sau khi liên tiếp thất bại trên chiến trường Syria.
Gần đây, IS liên tục mất nhiều vị trí quan trọng chiến lược vào tay dân quân người Kurd và lực lượng nổi dậy ở Syria, và sào huyệt Raqqa của chúng đang bị đe dọa. Chúng đã phải liều mình cho khoảng 100 tay súng tấn công và thị trấn Kobane của người Kurd nhưng thất bại.
Cảnh sát Pháp điều tra vụ khủng bố chặt đầu nạn nhân
Chuyên gia phân tích quốc tế Mitchael Weiss nhận định: "Hôm nay, thế giới chú ý đến một làn sóng tấn công khủng bố toàn cầu của IS thay vì thất bại của chúng. Đây có thể là một thủ đoạn tuyên truyền của chúng, bởi chiến tranh thông tin là một thế mạnh của IS".
Các nước trên thế giới cũng đã lên án mạnh mẽ những vụ tấn công khủng bố này. Trong một tuyên bố phát đi sau các vụ tấn công, Nhà Trắng "lên án bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất những vụ tấn công khủng bố" diễn ra ở 3 châu lục.
Thủ tướng Anh David Cameron cũng viết trên Twitter rằng ông cảm thấy "kinh tởm với những vụ tấn công ở Tunisia, Pháp và Kuwait", đồng thời đã triệu tập cuộc họp khẩn với các quan chức an ninh để đánh giá về mối đe dọa khủng bố đang lên cao.
Theo NTD
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 48 sẽ diễn ra vào đầu tháng 8 Ngày 26/6, Ban Thư ký báo chí ASEAN có trụ sở tại hãng thông tấn quốc gia Bernama, đã tổ chức họp báo về Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48 (AMM 48) và các hội nghị liên quan, dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 8 tới tại Kuala Lumpur, Malaysia. Toàn cảnh Họp báo về Hội nghị...