Thảm kịch xe tải chở người di cư thiệt mạng – Nhìn lại chính sách nhập cư cứng rắn
Những chiếc xe tải chở người trốn bên trong container dễ dàng qua mặt lực lượng chức năng khi đến Anh.
Thảm kịch 39 người thiệt mạng tức tưởi trong xe container tại hạt Essex, Anh vừa qua khiến dư luận đau lòng. Điều đáng nói, đây chỉ là một m ảnh ghép nhỏ trong bức tranh xám xịt và phức tạp về nạn buôn người trái phép từ nhiều quốc gia trên thế giới sang châu Âu.
Trước khi xảy ra thảm kịch trên, nước Anh đã từng chứng kiến nhiều câu chuyện đau lòng. Anh là nước có tỉ lệ dân nhập cư thiệt mạng trên xe tải cao nhất châu Âu, theo số liệu của tổ chức phi chính phủ Mạng lưới hành động Xuyên biên giới. Kể từ năm 2000, tổ chức này ghi nhận đã có 73 người chết trên đường trốn sang Anh bằng xe tải. Pháp đứng thứ hai, với 42 người nhập cư thiệt mạng theo cách này. Đó là những cái chết không phải do tai nạn, không phải bây giờ mới có, và có lẽ cũng sẽ không phải chuyện chỉ xảy ra một lần. Ngay cả khi đã tới được Anh an toàn, người nhập cư cũng sẽ vẫn phải đối mặt với gánh nặng từ những chính sách tại nước sở tại.
Những chiếc xe tải chở người trốn bên trong container dễ dàng qua mặt lực lượng chức năng khi đến Anh.
Bà Debbie Busler, lãnh đạo Tổ chức Chữ Thập đỏ Anh, chia sẻ con đường nhập cư chính thức thường phải mất nhiều năm đi kèm với những rào cản phức tạp về pháp lý và thiếu sự hỗ trợ, do đó người di cư buộc phải chọn cách bất hợp pháp.
Cơ hội và rào cản với người nhập cư
Châu Âu được tin là “vùng đất đổi đời” với những người di cư, với hy vọng sẽ đến được các quốc gia có chính sách chào đón, thậm chí hỗ trợ người di cư xây dựng cuộc sống ổn định. Với châu Âu, sử dụng người nhập cư là một cách để mở rộng thị trường lao động, với chi phí thấp hơn so với thuê lực lượng lao động bản địa. Việc Anh đang trong quá trình rời khỏi Liên minh châu Âu (hay còn gọi là Brexit) đã đặt ra những thách thức về nhân lực. Báo cáo của Phòng Thương mại Anh (BCC) cho biết, Anh sẽ thiếu trầm trọng nhân công nếu chính phủ Anh không có chính sách phù hợp cho người nhập cư. Mặt khác, tỷ lệ sinh ở châu Âu cũng đang ở mức thấp. Các quốc gia này cần người nhập cư nhiều năng lượng, sức trẻ và kỹ năng để làm những việc mà dân bản địa không thể hoặc không muốn làm. Do vậy, ngày càng nhiều người nhập cư đã tìm cách vượt biên vào châu Âu cùng giấc mơ đổi đời.
Làn sóng nhập cư bắt đầu vào năm 2015, khi lượng người nhập cư vào châu Âu từ khu vực Trung Đông và châu Phi, gần đây là châu Á tăng đột biến. Mỗi ngày, vẫn có hàng trăm người luôn tìm cách vượt biên theo nhiều cách khác nhau, từ trèo qua hàng rào ở Morocco để tới lãnh thổ Tây Ban Nha, chen chân trong xe tải từ Thổ Nhĩ Kỳ hoặc lên tàu di chuyển sang các nước có “chính sách mềm” với người nhập cư tại EU. Dù thế, tất cả đều hiểu viễn cảnh tồi tệ nhất là bị bắt giữ, đưa vào trại tị nạn, bị phạt tiền rất nặng, hay nặng nhất là bị bỏ tù, rồi trục xuất… Luật sư chuyên làm việc về vấn đề di dân Harjap Bhangal cho biết, khi bị đưa vào những trại tị nạn, người nhập cư có nguy cơ bị trục xuất, hoặc sống trong những tình trạng tạm bợ, thiếu thốn. “Chính vì vậy, họ chấp nhận bỏ ra một số tiền lớn qua những tay buôn người để nhập cư trái phép, tránh sự truy bắt của chính quyền để được tồn tại ở châu Âu. Và hành trình này không phải lúc nào cũng trót lọt”, ông nói thêm.
Video đang HOT
Tình trạng buôn người vào châu Âu đã nhức nhối nhiều năm. Cơ quan kiểm soát tội phạm quốc gia Anh (NCA) cảnh báo: Ngày càng có sự gia tăng trong việc tìm những cách thức nguy hiểm và phi pháp hơn để vào Anh của các tổ chức tội phạm. Bất chấp việc cảnh sát đã cảnh giác hơn với hình thức vận chuyển người trái phép kiểu này và áp dụng các phương thức phát hiện tốt hơn, những băng đảng tội phạm vẫn tìm ra cách mới để lách luật và những tuyến đường mới ít bị chú ý hơn. Thêm vào đó, các mạng lưới buôn người có “chân rết” tại nhiều quốc gia và hoạt động xuyên biên giới, khiến các lực lượng chứng năng khó kiểm soát nếu không có sự phối hợp về thông tin. Bộ trưởng về vấn đề nhập cư của Bỉ Theo Francken đã gọi đây là “vấn đề không của riêng ai”, và thúc giục chính phủ Anh phối hợp để siết chặt việc kiểm soát biên giới.
Chính sách biên giới tại châu Âu thành chủ đề tranh cãi
Tất nhiên, vấn đề kiểm soát và ngăn chặn vận chuyển người trái phép sẽ không chỉ được giải quyết chỉ bằng việc rút kinh nghiệm từ những vụ việc như trên. Bởi đây là một vấn đề quốc tế, đòi hỏi những nỗ lực quốc tế. Một bài phân tích đăng tải trên tờ The Guardian đặt ra câu hỏi, liệu những thảm kịch như vậy có khiến chính quyền các nước phải nhìn nhận lại về áp lực lên người di cư hiện đại? Liệu rằng những chính sách nhập cư khắt khe, những hành động tiếp nhận di dân dè dặt và cả những biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ có phải là một phần lý do khiến hàng triệu người chấp nhận dấn thân vào những hành trình dài và nguy hiểm hơn, để tự tìm cơ hội đến nơi mà họ coi là “vùng đất hứa”?
“Chúng ta đang mắc kẹt trong tình huống mà chắc chắn sẽ dẫn tới cái chết của những người tị nạn hoặc đẩy họ vào tay những kẻ buôn người. Chừng nào nước Anh vẫn là điểm đến hấp dẫn thì sẽ còn những người di cư sẵn lòng vượt biên” – ông Francois Gemenne, nhà nghiên cứu về di cư tại Đại học Liege, Bỉ, cho hay. “Những kẻ buôn người chẳng mảy may quan tâm đến số phận người di cư. Sự vô nhân đạo của các đường dây buôn người là nếu món hàng biến mất, sẽ không ai lên tiếng đòi lại”- ông nói thêm.
Trang tin WalesOnline thì nhận định, những sự vụ người di cư mắc kẹt và thiệt mạng trong xe tải xuyên biên giới là minh chứng cho thấy “chưa có bài học nào được rút ra” để ngăn chặn những câu chuyện tương tự. Trả lời phỏng vấn tờ này, Giáo sư Patricia Hynes từ Đại học Bedfordshire (Anh), chuyên gia về lĩnh vực di cư cưỡng ép, nhận định: “Đã hơn 2 thập kỉ, nước Anh theo đuổi chính sách pháp lý – hạn chế cơ hội cho bất kì ai cần nhập cư đến đây một cách an toàn và hợp pháp. Các con đường duy nhất có sẵn trong bối cảnh siết chặt chính sách như vậy – chính là các tuyến đường không an toàn, mạo hiểm, đẩy trẻ em và người lớn vào những mối hiểm nguy khôn lường”.
Một bài viết khác trên trang Washington Post cũng cho rằng vấn đề tăng cường kiểm soát biên giới không những “chưa phải là giải pháp” mà có khi còn là một phần đẩy vấn đề nhập cư trái phép và buôn bán người trở nên khó đoán định hơn. Thống kê cho thấy vào năm ngoái, Anh đã ghi nhận hơn 35.000 trường hợp vượt qua Eo biển Manche bất hợp pháp đã bị Pháp và Bỉ ngăn chặn. Trong cùng thời gian 12 tháng, hơn 8.000 người đã được phát hiện tìm cách nhập cảnh bất hợp pháp bằng xe ô tô. Chính vì thế, theo giới phân tích, chính phủ các nước – đặc biệt là Anh, có lẽ cũng cần cân nhắc tới hệ lụy không mong muốn từ chính những chính sách kiểm soát biên giới hà khắc.
Quy định Dublin của EU yêu cầu rằng một cá nhân chỉ được tị nạn ở quốc gia an toàn đầu tiên họ đến, càng khiến nhiều người tìm cách đến Anh bằng mọi giá.
Anh đã cung cấp tị nạn, bảo vệ nhân đạo hoặc các hình thức tái định cư cho 18.519 người từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019. Tuy nhiên, để xin được tị nạn ở Anh vẫn được đánh giá là khó, bởi nơi đây chỉ đang tiếp nhận ít hơn 1% số người tị nạn trên thế giới.
Trong diễn biến liên quan, các nghị sĩ Anh cảnh báo nước này đang đối mặt nguy cơ bị loại khỏi Cơ quan thực thi pháp luật chống buôn người của châu Âu. Ngay cả trong trường hợp Anh rời EU một cách êm thấm, tức có kèm theo một số điều khoản thỏa thuận về kinh tế, tự do di chuyển hoặc an ninh chung, thì mức độ tham gia của London vào khâu an ninh biên giới và chống buôn người tại châu Âu cũng bị hạn chế.
Làm thế nào để không “mất bò mới lo làm chuồng”?
Chuyến xe định mệnh được phát hiện tại Essex và nó hé lộ một phần những tấn thảm kịch luôn trực chờ người nhập cư trái phép. Có những chuyến xe qua qua mắt lực lượng an ninh trot lot, nhưng cung không đam bao đươc nhưng “hanh khach” trên xe sẽ đến đươc cái đích mà họ mong muốn. Họ có thể đối mặt với nguy cơ bị thủ tiêu, bị biến thành những lao động nô lệ thời hiện đại suốt đời. Chưng nao vân con những tuyến đường đươc vach ra, nhưng “con môi” bi du dô tra tiên cho nhưng hanh trinh đên “miên đât hưa” va tôi pham buôn ngươi vân thoát “lưới trời” thi tham kich như vu Essex co le se không phai la vu cuôi cung.
Tổ chức ủng hộ quyền lợi nhập cư Pro Asyl của Đức kiến nghị Liên minh châu Âu nên chịu một phần trách nhiệm về những người đã thiệt mạng. Phát biểu với kênh truyền hình ZDF, ông Gnter Burkhardt, Giám đốc của Pro Asyl, cho biết: “Nếu các chính sách ủng hộ việc đóng cửa đường tới EU với người tị nạn thì đó cũng là một ‘đồng phạm’ trong việc đẩy người nhập cư và người tị nạn vào tay những kẻ buôn người”. Nỗi quan ngại này ngày càng rõ rệt hơn, trong bối cảnh Anh sẽ rời EU, các cơ hội đoàn tụ gia đình hoặc nhập cư vào Anh từ các nước châu Âu khác sẽ thêm phần khó khăn.
Nghị sỹ Anh Jackie Doyle-Price bình luận: “Cách tốt nhất để chúng ta tưởng nhớ các nạn nhân là tìm ra những kẻ phạm tội buôn người và truy tố trước pháp luật. Và tốt hơn cả là tìm cách ngăn chặn những câu chuyện như thế này xảy ra. Không phải bằng cách ‘đóng cửa’ với họ mà giúp người nhập cư có những con đường vào nước Anh hợp pháp và an toàn hơn”.
Theo Nhật Anh/VTV
Trước thảm kịch 39 người chết, Brexit đe doạ nỗ lực Anh đối phó buôn người
Theo tin từ The Guardian ngày 26/10, Vương quốc Anh phải đối mặt với việc bị loại khỏi Đơn vị chống buôn người châu Âu sau khi Brexit diễn ra, các nghị sĩ và chuyên gia cao cấp cảnh báo.
Đơn vị này đang phối hợp điều tra ở quy mô quốc tế về cái chết của 39 người trong container xe tải ở Essex, Anh tuần trước.
Cảnh báo này được đưa ra khi vào hôm thứ Bảy, người lái xe tải Maurice Robinson bị buộc tội ngộ sát 39 người và có âm mưu buôn người. Nghi phạm 25 tuổi này sẽ xuất hiện tại tòa án Chelmsford vào thứ 2, nơi anh ta cũng sẽ phải đối mặt với tội danh âm mưu hỗ trợ nhập cư và rửa tiền bất hợp pháp.
Đội ngũ điều tra vụ 39 người chết trong container xe tải tại Anh đang hoạt động rất gấp rút. Ảnh: PA.
Đơn vị chống buôn người tham gia vụ án này là Trung tâm buôn lậu người di cư châu Âu, thuộc cơ quan thực thi pháp luật EU, Europol, và là trung tâm trong một cuộc điều tra toàn cầu về thảm kịch này. Một nguồn tin của Europol cho biết các nhà điều tra tại trung tâm là những người làm việc suốt ngày đêm cố gắng ghép các mảnh ghép của câu đố".
Đơn vị này được coi là tổ chức chuyên nghiệp nhất về loại hình này ở châu Âu, với khả năng bám sát tội phạm xuyên biên giới và có một cơ sở dữ liệu khổng lồ các mạng lưới buôn lậu.
Tuy nhiên, khi Brexit hoàn tất thì khả năng Anh tham gia vào cơ quan này là khó khăn. Các nghị sĩ và chuyên gia chống buôn người cho biết, tuyên bố của chính phủ thì thấy rõ rằng Anh sẽ bị loại trừ khỏi Europol và các cơ quan của họ trong trường hợp Brexit diễn ra mà không đạt được thỏa thuận nào. Còn kịch bản tốt nhất là bị hạ cấp quyền tiếp cận khi có một thỏa thuận về Brexit.
Nghị sĩ Hạ viện đến từ Công đảng Anh Yvette Cooper nói rằng bà lo ngại nghiêm trọng về việc chính phủ không có kế hoạch làm thế nào để đảm bảo sự tham gia của Anh vào tổ chức trên.
Cooper nói với tờ Oberver rằng bi kịch là thực sự khủng khiếp và bà đã rất hoảng hốt về việc thiếu kế hoạch rõ ràng nhằm đảm bảo quyền tiếp cận đầy đủ vào cơ quan trên và cơ sở dữ liệu của họ ngay cả sau khi Brexit diễn ra.
Lập trường này cũng được nghị sĩ hàng đầu phụ trách tình báo và an ninh tại Hạ viện Dominic Grieve nhấn mạnh: "Thảm kịch đáng sợ cho thấy sự cần thiết phải có sự hợp tác quốc tế về buôn người. Rời khỏi EU sẽ làm cho điều đó khó khăn hơn nhiều. Hiện tại đang có sự không chắc chắn về việc liệu chúng tôi có thể tiếp tục làm việc với đơn vị này hay không.
Các quan chức của Europol nói rằng trong trường hợp không có thỏa thuận, các sĩ quan cảnh sát Anh sẽ bị loại khỏi trụ sở của Europol ở Hague.
Quý Hoàng
Theo toquoc
Thêm xe chở người nhập cư lậu bị bắt trên 'tuyến đường tử thần' tới Zeebrugge 20 người di cư được tìm thấy trong hai xe tải ở Bỉ vào thứ Bảy (26/10), trong đó một xe dự định đến cảng Zeebrugge. Công tố viên địa phương cho biết, phát hiện 9 người đàn ông trốn trong xe tải ở Bruges, phía Đông Bắc Bỉ, trên đường đến cảng Zeebrugge ngày 26/10. Container có 39 người thiệt mạng tại...