Thảm kịch tàu ngầm Mỹ nổi đột ngột đâm chìm tàu Nhật
Dù được trang bị hàng loạt cảm biến hiện đại, các vụ va chạm giữa tàu ngầm với tàu khác khi nổi lên vẫn xảy ra thường xuyên, nguyên nhân tai nạn phần lớn do lỗi của con người.
Tàu ngầm là phương tiện tác chiến bí mật dưới mặt nước. Khi lặn xuống nước, tàu ngầm dựa vào hệ thống cảm biến định vị thủy âm (sonar) để quan sát và phát hiện các vật thể, chướng ngại vật trên đường di chuyển.
Do tính chất hoạt động bí mật, nên tàu ngầm thường phải cân nhắc lựa chọn vị trí và thời điểm để nổi lên. Trước khi nổi lên ở một vị trí nào đó, tàu ngầm thường hoạt động ở độ sâu kính tiềm vọng để quan sát mặt nước, tìm kiếm và xác định các tàu có thể gây nguy hiểm cho tàu ngầm.
Trừ trường hợp phải nổi khẩn cấp do tàu gặp sự cố thì không có thời gian xác định trước các mối nguy hiểm phía trên mặt nước, quá trình nổi lên của tàu ngầm luôn được giám sát chặt chẽ. Tuy vậy, trong thực tế có rất nhiều vụ va chạm giữa tàu ngầm với tàu khác khi nổi lên, phần lớn là do lỗi của con người.
Tàu ngầm Mỹ chở khách VIP đâm chìm tàu dân sự Nhật Bản
Đây là một trong những tai nạn thảm khốc nhất liên quan đến tàu ngầm nổi lên đột ngột và đâm trúng một tàu dân sự phía trên. Theo Navy Times, vụ tai nạn xảy ra vào ngày 9/2/2001, cách 9 hải lý về phía nam bờ biển Oahu, Hawaii.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Greeneville (SSN-772), lớp Los Angeles của Hải quân Mỹ, do thuyền trưởng Scott Wadd chỉ huy, trong khi thực hiện đợt diễn tập nổi khẩn cấp đã đâm vào tàu dân sự Ehime Maru của Trường trung học ngư nghiệp Nhật Bản.
Tàu cá Ehime Maru chìm dưới đáy biển sau cú đâm của tàu ngầm USS Greeneville. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Tàu Ehime Maru chìm trong vòng 10 phút sau vụ va chạm, 9 trong số 35 người có mặt trên tàu thiệt mạng, gồm 4 học sinh trung học, 2 giáo viên và 3 thủy thủ. Con tàu đang thực hiện đợt huấn luyện nghề cá cho sinh viên thì gặp nạn.
Cuộc điều tra sau đó cho thấy trước khi tàu ngầm USS Greeneville rời Trân Châu Cảng để huấn luyện định kỳ, hệ thống màn hình hiển thị thông tin từ sonar trong phòng điều khiển không hoạt động. Màn hình này trợ giúp sĩ quan boong và các chỉ huy trong phòng điều khiển quan sát thông tin hiển thị từ sonar.
Tuy vậy, thuyền trưởng vẫn cho tàu ra khơi vì cho rằng nó không phải là thiết bị quan trọng. Trên tàu có phòng sonar riêng và thuyền trưởng vẫn có thể tiếp nhận đầy đủ thông tin từ sĩ quan vận hành sonar.
Video đang HOT
Tàu USS Greeneville ra khơi với 16 vị khách VIP dân sự trên tàu. Họ là những nhà tài trợ chính cho Hải quân Mỹ ở Hawaii. Thuyền trưởng Wadd muốn cho các khách VIP thấy khả năng ấn tượng của con tàu để họ tiếp tục tài trợ cho những chương trình khác của Hải quân Mỹ.
Ông ra lệnh cho thủy thủ đoàn thực hiện diễn tập lặn và nổi khẩn cấp. Trước khi diễn tập nổi khẩn cấp, USS Greeneville hoạt động ở độ sâu kính tiềm vọng (khoảng 18 m) để quan sát các chướng ngại vật có thể gây nguy hiểm trên mặt nước.
Ở thời điểm đó, tàu cá Ehime Maru cách tàu ngầm khoảng 1,1 hải lý và đang hướng về phía tàu ngầm. Phòng sonar thông báo về 3 tàu trên mặt nước trong khu vực được đặt tên là S-12, S-13 (Ehime Maru) và S-14. Tuy nhiên, sự có mặt của các vị khách dân sự khiến thủy thủ đoàn sao nhãng nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, thuyền trưởng Wadd muốn nhanh chóng chứng minh năng lực của con tàu nên rút ngắn quy trình an toàn cần thiết trước khi thực hiện diễn tập nổi khẩn cấp. Sự có mặt của các khách VIP trong phòng điều khiển vô tình đã che khuất tầm nhìn của các nhân viên đến các màn hình hiển thị.
USS Greeneville bên trong ụ tàu ở Trân Châu Cảng để sửa chữa sau vụ tai nạn. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Dù sonar đã báo về sự có mặt của Ehime Maru trong phạm vi nguy hiểm, nhưng không ai trên tàu nhận ra điều đó trên màn hình, vì sự tập trung của họ đã dồn vào các vị khách VIP. Thuyền trưởng Wadd mời 2 khách VIP vào thay vị trí thủy thủ để vận hành công tác nổi khẩn cấp.
Khi 2 vị khách nhấn công tắc theo sự hướng dẫn của thủy thủ, tàu ngầm USS Greeneville lao lên mặt nước với tốc độ cao và đâm vào đuôi tàu Ehime Maru. Sau thảm kịch, Hải quân Mỹ đã thay đổi chính sách về các chuyến thăm của khách dân sự.
Vụ tai nạn được đưa vào giáo án huấn luyện của Hải quân Mỹ để tránh các thảm kịch tương tự trong tương lai.
Những vụ tai nạn khác
Nổi khẩn cấp là tình huống mà thủy thủ đoàn không thể kiểm soát được tốc độ nổi lên của con tàu, vì tính năng này được thiết kế để tàu ngầm nổi lên mặt nước càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không phải nổi khẩn cấp, tàu ngầm cũng xảy ra va chạm với tàu khác.
Ngày 13/11/2002, tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Oklahoma City (SSN-723), lớp Los Angeles va chạm với tàu chở khí hóa lỏng Norman Lady ở phía đông eo biển Gibraltar khi nó đang nổi lên ở tốc độ chậm.
Cánh buồm chính của tàu ngầm USS Hartford hư hại nặng sau vụ va chạm với tàu đổ bộ. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Vụ va chạm khiến tàu Oklahoma City bị hỏng kính tiềm vọng và một phần cánh buồm chính. Thuyền trưởng từ chức, một sĩ quan và 2 thủy thủ đoàn bị kỷ luật vì bất cẩn trong khi làm nhiệm vụ.
Ngày 5/9/2005, tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Philadelphia (SSN-690), lớp Los Angeles va chạm với tàu hàng MV Yasa Aysen của Thổ Nhĩ Kỳ cách đông bắc Bahrain khoảng 30 hải lý trên Vịnh Ba Tư. Tàu ngầm Philadelphia chỉ bị hư hại nhẹ, nhưng thuyền trưởng đã bị cách chức sau tai nạn.
Ngày 8/1/2007, tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Newport News (SSN-750), lớp Los Angeles trong khi di chuyển qua eo biển Hormuz ở trạng lái lặn đã đâm vào tàu chở dầu Mogamigawa của Nhật Bản.
Vụ va chạm khiến cánh buồm chính bị hư hại. Nguyên nhân của tai nạn được cho là do “hiệu ứng venturi”, tức là tàu chở dầu di chuyển qua phía trên tàu ngầm dẫn đến hiệu ứng hút tàu ngầm hướng lên mặt nước dẫn đến va chạm.
Ngày 20/3/2009, tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Hartford (SSN-768), lớp Los Angeles va chạm với tàu đổ bộ có sàn đáp cho trực thăng USS New Orleans (LPD-18), lớp San Antonio khi hai tàu đi qua eo biển Hormuz.
Vụ va chạm khiến 15 thủy thủ bị thương nhẹ, 2 tàu thiệt hại nặng với chi phí sửa chữa lên đến hàng trăm triệu USD. Nguyên nhân chính là do sự bất cẩn của thủy thủ đoàn trên tàu ngầm USS Hartford.
Vụ va chạm gần đây nhất giữa tàu ngầm và tàu dân sự xảy ra vào ngày 10/1/2013. Tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Jacksonville (SSN-699), lớp Los Angeles của Mỹ đã đâm vào một tàu cá không xác định, khi đang hoạt động ở độ sâu kính tiềm vọng trên Vịnh Ba Tư.
Vụ tai nạn khiến tàu bị hỏng kính tiềm vọng, các sĩ quan chỉ huy trên tàu đều bị cách chức.
Trung Hiếu
Theo Zing.vn
Nhật triển khai sứ mệnh an ninh riêng trên tuyến hàng hải Trung Đông
Nhật tuyên bố nước này sẽ không tham gia bất kỳ liên minh nào của Mỹ bảo vệ các tàu thương mại trên các tuyến hàng hải ở Trung Đông, nhưng có thể sẽ điều riêng một lực lượng bảo vệ tàu của nước này.
Các tàu khu trục của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (phía trước) tham gia cuộc tập trận tại Tây Thái Bình Dương. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Chính phủ Nhật Bản ngày 18/10 tuyên bố nước này sẽ không tham gia bất kỳ liên minh nào của Mỹ bảo vệ các tàu thương mại trên các tuyến hàng hải ở Trung Đông, nhưng có thể sẽ điều riêng một lực lượng tàu và máy bay để bảo vệ các tàu chở đầu cho Nhật Bản.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết: "Chúng tôi sẽ không tham gia cùng Mỹ, nhưng sẽ hợp tác chặt chẽ với họ. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ( SDF) sẽ đảm bảo an toàn cho các tàu liên quan đến Nhật Bản."
Hiện Mỹ đang tập hợp một liên minh do nước này đừng đầu nhằm bảo vệ Eo biển Hormuz cũng như các vùng biển khác tại vùng Vịnh Persian, sau khi xảy ra các vụ tấn công nhằm vào 2 tàu chở dầu của Saudi Arabia - trong đó một tàu do một công ty vận tải Nhật Bản điều hành - tại khu vực này hồi tháng Sáu vừa qua.
Mỹ và Saudi Arabia cáo buộc Iran đứng sau vụ việc, song Tehran đã bác bỏ cáo buộc này. Tehran cũng chỉ trích nỗ lực của Mỹ thành lập liên minh tuần tra hàng hải nói trên, nhấn mạnh rằng các nước trong khu vực có thể tự bảo vệ các tuyến hàng hải đảm bảo lưu thông các tàu cung cấp phần lớn dầu lượng dầu tiêu thụ của thế giới.
Cho tới nay, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Anh, Australia và Bahrain đã tuyên bố tham gia liên minh do Mỹ đứng đầu. Trong khi đó, một số nước như Pháp, Đức, Na Uy, Hàn Quốc và Iraq đã từ chối lời mời của Mỹ.
Việc đảm bảo an toàn hàng hải ở Eo biển Hormuz rất quan trọng đối với Nhật Bản - quốc gia phụ thuộc tới 90% lượng dầu thô từ Trung Đông.
Tuy nhiên, Nhật Bản lưỡng lự về việc hợp tác với Mỹ trong sứ mệnh an ninh này do Tokyo là đồng minh châu Á thân cận nhất của Washington, song cũng có quan hệ ngoại giao và kinh tế chặt chẽ với Iran. Nhật Bản đã đề nghị đóng vai trò trung gian giữa Mỹ và Iran để giúp giảm bớt căng thẳng trong khu vực.
Theo ông Suga, các khí tài của SDF được điều tới Trung Đông có thể bao gồm tàu chiến và máy bay thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở Vịnh Oman, Biển Bắc Arab và các vùng biển khác trong khu vực.
Hiện Nhật Bản chưa quyết định về thành phần lực lượng điều đến Trung Đông cũng như thời điểm triển khai.
Việc điều SDF ra nước ngoài được xem là một vấn đề nhạy cảm ở Nhật Bản, vì can dự vào một cuộc xung đột ở nước ngoài có thể vi phạm hiến pháp từ bỏ chiến tranh của "Đất nước Mặt Trời mọc./."
Theo Thanh Phương (TTXVN/Vietnam )
TT Putin thân chinh chỉ đạo tập trận hạt nhân: Kiểm nghiệm sức mạnh thực sự Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm đã theo dõi cuộc tập trận kiểm tra sự sẵn sàng của các lực lượng chiến lược nước này trước một cuộc xung đột hạt nhân. Cuộc tập trận có sự tham dự của một số tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, cùng với tàu chiến và máy bay ném bom chiến lược phóng...