Thảm kịch MH17 bị bắn rơi: EU tuyên bố rắn với Nga
Hội đồng EU kêu gọi Nga công nhận trách nhiệm về vụ tai nạn máy bay Boeing 777 ơ Donbass vao năm 2014.
Bộ Quốc phòng Nga công bố những bằng chứng mới về vụ MH17.
Tuyên bố được Hội đồng EU thông qua cũng kêu gọi phía Nga bắt đầu hợp tác toàn diện trong khuôn khổ cuộc điều tra đang diễn ra về thảm kịch này.
Tuyên bố được công bố nhân dip kỷ niệm lần thứ năm sự sụp đổ của chiếc may bay Boeing Mh17 của Malyasia ở Donbass. Theo văn bản, Liên minh châu Âu đang nỗ lực hết sức để thiết lập “sự thật, công lý và trách nhiệm trươc các nạn nhân và gia đình của họ theo nghị quyết 2166 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.
Video đang HOT
Chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia trong khi thực hiện chuyến bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur đã bị rơi vào ngày 17/7/2014 gần Donetsk ở miền đông Ukraine. Trên máy bay có tất cả 298 người, họ đều tử vong.
Kiev cáo buộc lực lượng dân quân đã bắn rơi máy bay, còn những người này tuyên bố rằng không có trong tay thiết bị để bắn máy bay ở độ cao như vậy. Trong báo cáo của nhóm điều tra quốc tế đưa ra lời khẳng định rằng tên lửa Buk đã bắn hạ chiếc Boeing được chuyển tới từ Nga.
Nga tuyên bố về sự thiên vị của cuộc điều tra vì các kết luận chỉ dựa trên dữ liệu nhận được từ phía Ukraine. Các thí nghiệm do tập đoàn “Almaz-Antey” thực hiện cũng khẳng định rằng chiếc Boeing bị bắn rơi từ khu vực lãnh thổ do quân đội Ukraine kiểm soát.
Báo cáo SSG
Việc điều tra thảm kịch được thực hiện bởi Nhóm điều tra chung (SSG), mà Nga không bao gồm. Theo kêt qua điêu tra no chiếc máy bay đã bị bắn hạ từ hệ thống tên lửa phòng không Buk, thuộc lữ đoàn tên lửa phòng không thứ 53 ơ Kursk.
Vào tháng 6, nhóm này đã xuất bản một báo cáo mới, trong đó nêu tên bốn người được cho có liên quan đến việc chuyển giao Buk cho dân quân Donbass. Trong số đó có người Nga Igor Girkin, Sergey Dubinsky, Oleg Pulato và người Ukraine Leonid Kharchenko. Họ dự định tuyên bố danh sách truy nã quốc tế.
Bộ Quốc phòng Nga bac bo những lời buộc tội răng tên lửa Buk của Nga liên quan đên vụ tai nạn máy bay Boeing-777 của hãng hàng không Malaysia xảy ra ở vùng đông bắc Ukraine.
Theo Danviet
Đặc nhiệm Ukraine gieo ác mộng bên trong Donbas
Hoạt động thoải mái bên trong khu vực ly khai Donbas nhờ các lổ hổng an ninh, các đặc nhiệm Ukraine vừa bắt cóc thành công Vladimir Tsemakh, cựu chỉ huy trưởng lực lượng phòng không của Lữ đoàn Slav, từ làng Snejnoe ở Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng để đưa đến Kiev.
Đặc nhiệm Ukraine được cho là đang hoạt động tự do bên trong khu vực đòi ly khai Donbas
Theo đó, lực lượng đặc nhiệm Ukraine đã bắt ông Tsemakh vào ngày 27/6 và sau đó chuyển tù nhân đến thủ đô Kiev của Ukraine vào ngày 28/6. Theo Southfront, có rất ít chi tiết liên quan đến chiến dịch bắt giữ ông Tsemakh của đặc nhiệm Ukraine và cách họ đưa người đàn ông này rời khỏi Donbas. Tuy nhiên, các cơ quan truyền thông Ukraine và thân Ukraine đã bắt đầu suy đoán rằng hoạt động này có thể liên quan tới thảm kịch máy bay MH17 bị bắn ởi năm 2014 vì Lữ đoàn Slav được triển khai gần địa điểm xảy ra sự cố ở Snejnoe.
Tuy nhiên, tin đồn trên đã bỏ qua thực tế là, theo các nguồn tin của DPR, ông Tsemah chỉ trở thành chỉ huy phòng không của lữ đoàn vào tháng 10/2014. Thảm kịch MH17 đã xảy ra vào tháng 7/2014.
Ông Vladimir Tsemakh, cựu chỉ huy trưởng lực lượng phòng không của Lữ đoàn Slav, Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng.
Trường hợp ông Tsemah bị bắt giữ là một minh chứng khác cho các vấn đề an ninh hiện nay trong các khu vực do Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luganks tự xưng kiểm soát.
Các đặc nhiệm Ukraine được cho là đang tự do hoạt động trong các khu vực này, thực hiện các cuộc tấn công, bắt cóc và ám sát các chỉ huy DPR.
Các nguồn địa phương cho biết, mức độ tham nhũng cao trong các cơ quan chính quyền DPR và LPR là một trong những lý do chính dẫn đến các lỗ hổng an ninh hiện tại. Một yếu tố khác là động lực thấp của nhân viên DPR và LPR, đặc biệt là so với giai đoạn 2014-2015. Ngoài ra, nhiều người cũng cho rằng DPR và LPR dường như đã bị Nga bỏ rơi nên mới tạo cơ hội cho đặc nhiệm Ukraine tự do hoạt động.
Trong khi đó, không có dấu hiệu nào cho thấy các đơn vị đặc nhiệm của DPR và LPR được tự do hoạt động tương tự trong khu vực do Quân đội Ukraine kiểm soát. Về phía Nga, dường như Moscow không thể hoặc không sẵn lòng phản ứng đối xứng với các hành động gây áp lực của phía Ukraine bên trong DPR và LPR, theo Southfront.
Theo Danviet
Điện Kremlin tiết lộ Putin thảo luận về vụ MH17 tại G20 Điện Kremlin ngày 3/7 xác nhận rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận ngắn gọn với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte về vụ máy bay MH17 bị bắn rơi ở Ukraine bên lề hội nghị G20 ở Nhật Bản mới đây. Hiện trường vụ MH17 bị bắn rơi. "Tôi có thể xác nhận cuộc trò chuyện này, đó là một...