Thảm kịch của những người tị nạn ở Afghanistan
Nạn đói rình rập không chỉ đe dọa người dân Afghanistan mà còn hàng nghìn người Pakistan tị nạn, trong số đó có các chiến binh thánh chiến được trang bị vũ khí.
Một trại tị nạn ở tỉnh Khost, Afghanistan vào năm 2015 (Ảnh: AP).
Một nhóm cậu bé đứng lạc lõng quanh một cái thùng kim loại trong lòng sông khô cạn bao quanh bởi rừng đồi. Rải rác dưới chân của họ là những chiếc bình được làm bằng nhựa đầy màu sắc, vốn được sử dụng để đựng nước và giặt giũ, dùng cho lễ rửa tội trước khi cầu nguyện hoặc ngược lại. Nhưng giống như dòng sông khô kiệt, những chiếc bình hay thùng đều không có nước. Hạn hán kéo dài tại Afghanistan đã gây thiệt hại nặng nề ở Kwanda Ghar, một góc hẻo lánh ở phía đông nam tỉnh Paktika, Afghanistan.
Và hạn hán không phải vấn đề duy nhất. Một báo cáo chi tiết của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc đã cảnh báo về “một sự kết hợp khủng khiếp của hạn hán, xung đột và sụp đổ kinh tế”. Những khó khăn càng gia tăng sau khi Taliban kiểm soát Afghanistan từ giữa tháng 8 và viện trợ bị đóng băng, khiến gần 22,8 triệu người Afghanistan đối mặt với mức độ thiếu an ninh lương thực cao vào mùa đông này. Con số này chiếm khoảng một nửa dân số Afghanistan và chưa rõ Taliban có thể ngăn chặn hoặc ít nhất là giảm thiểu cuộc khủng hoảng này như thế nào.
Video đang HOT
Bỏ chạy tới một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh
Taliban không chỉ phải lo lắng hàng triệu người dân của họ mà còn hàng nghìn người tị nạn. Những cậu bé đứng xung quanh chiếc thùng rỗng ở một nơi hẻo lánh tại Paktika cũng như gia đình họ và hầu như mọi gia đình ở khu vực này không phải người Afghanistan. Họ đến từ khu vực bộ lạc Waziristan ở Pakistan.
“Chúng tôi chạy trốn khỏi chiến tranh”, Maibol, một người dân tị nạn, trả lời khi được hỏi họ tới đây như thế nào. Người đàn ông già với bộ râu nhuộm đen cùng màu với chiếc khăn xếp, nhắc tới một chiến dịch quân sự quy mô lớn mà quân đội Pakistan phát động vào mùa hè 2014 tại Waziristan và khiến hàng nghìn người phải đi di tản. Hiện nay, Maibol sống tại thôn Jangkhoori Ada nằm xa bên dưới Kwanda Ghar, nơi cao nguyên gặp những ngọn đồi.
Nhiều người, trong đó có Maibol, đã chạy qua biên giới tranh chấp gần đó đến tỉnh Paktika của Afghanistan, cho rằng quốc gia láng giềng an toàn hơn, mặc dù họ cũng đang bị tàn phá bởi chiến tranh, ít nhất là khi so sánh với quê hương của họ ở Waziristan. Barmal, một quận tại Paktika, là nơi nhiều người tị nạn từ Waziristan chạy tới.
Viện trợ lương thực không đủ
“Có những người ở đây (Kwanda Ghar) chưa ăn gì trong hai ba ngày”, Mir Qalam, một người dân tị nạn tại Kwanda Ghar, lấy ví dụ để thấy rằng tình hình đã rồi tệ đến mức nào.
Viện trợ lương thực do Chương trình lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc có thể là một giải pháp. Mohammad Salim, người phụ trách phân phối WFP cho ba tỉnh của Afghanistan, bao gồm cả Paktika, khẳng định rằng sự phân phát lương thực cho người tị nạn Pakistan ở Barmal vào đầu tháng 11 là lần viện trợ thứ ba kể từ khi Taliban tiếp quản Afghanistan vào giữa tháng 8.
Tuy nhiên, những người tị nạn nói rằng viện trợ mà họ nhận được là không đủ, và ở nhiều nơi, chúng hiếm khi tới. “Chúng tôi biết ơn vì sự viện trợ”, Faqir Mohammad, một người tị nạn đến từ Laman tới trung tâm Barmal để nhận viện trợ, cho hay. “Tuy nhiên, gia đình tôi gồm 20 người, sự viện trợ này sẽ sớm hết”, anh nói thêm.
Một điều đáng lưu ý ở Afghanistan, từ “muhojerin” không chỉ được sử dụng để chỉ những người tị nạn thực sự, mà còn là một cách nói giảm nói tránh cho các chiến binh thánh chiến nước ngoài cư trú và chiến đấu ở Afghanistan, cho dù họ đến từ Pakistan hay xa hơn.
Thực tế là vẫn còn những người tị nạn có vũ trang ở Barmal và nhiều người hơn nữa có thể gặp tình cảnh tương tự. Và trong bối cảnh việc cuộc chiến ở Afghanistan ít nhiều đã kết thúc – ngoài một số hoạt động ngầm của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và các lực lượng kháng chiến khác hiện không đáng kể, họ cuối cùng cũng có thể có các mục tiêu khác.
Khi Yodgor được hỏi liệu anh có muốn trở về quê hương ở Waziristan, Pakistan hay không, anh trả lời: “Điều này là không thể. Chúng tôi muốn đạo Hồi và họ muốn một nền cộng hòa. Chúng tôi muốn ở lại Afghanistan và thậm chí đã hỏi Taliban rằng liệu chúng tôi có thể nhận được thẻ căn cước Afghanistan hay không”.
Mỹ loại trừ khả năng cho phép Taliban tiếp cần nguồn dự trữ của Ngân hàng trung ương Afghanistan
Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo ngày 19/10 cho biết ông không thấy có hoàn cảnh nào trong đó Taliban được phép tiếp cận các khoản dự trữ của Ngân hàng trung ương Afghanistan, phần lớn đang được giữ tại Mỹ.
Quang cảnh bên ngoài Ngân hàng Trung ương Afghanistan ở thủ đô Kabul. Ảnh: DW/TTXVN
Ông Wally Adeyemo nói trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ: "Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là chúng ta phải duy trì các lệnh trừng phạt đối với Taliban nhưng cũng đồng thời tìm các biện pháp đưa viện trợ nhân đạo hợp pháp đến với người dân Afghanistan".
Sau khi giành quyền kiểm soát đất nước hồi tháng 8 vừa qua, Taliban đã kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với 9 tỷ USD tài sản dự trữ của Ngân hàng trung ương Afghanistan được gửi ở nước ngoài trong bối cảnh nước này đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế.
Trước cuộc khủng hoảng nhân đạo đang lan rộng tại Afghanistan, Mỹ và các nước phương Tây đang đứng trước những lựa chọn khó khăn trong việc tìm cách can dự phù hợp với Taliban mà không bị xem là công nhận tính hợp pháp của lực lượng này.
Hàng chục người thương vong trong vụ nổ ở tỉnh Khost của Afghanistan Ngày 7/10, một nguồn tin an ninh Afghanistan cho biết đã xảy ra một vụ nổ ở trường học tôn giáo tại tỉnh Khost, miền Đông nước này, làm 7 người thiệt mạng và hơn 15 người khác bị thương. Nhân viên an ninh Afghanistan điều tra tại hiện trường vụ đánh bom liều chết ở tỉnh Khost ngày 21/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN Trước...