Thảm kịch chìm phà ở Hàn Quốc: Đưa nhiều thi thể ra khỏi phà
Các thợ lặn đã nỗ lực đưa được 18 thi thể ra khỏi xác phà, nâng số người chết được tìm thấy lên 58 người.
Cảnh xô xát giữa người thân của hành khách mất tích và lực lượng chức năng Hàn Quốc ngày 20.4 – Ảnh: Reuters
Đến tối 20.4, số người được cứu sống vẫn giữ nguyên ở mức 174 người kể từ khi phà Sewol chở 476 người chìm ở miền nam Hàn Quốc vào ngày 16.4 trong khi số người chết ngày càng tăng. Yonhap dẫn lời giới chức cho hay đã có 18 thi thể được vớt từ xác phà Sewol từ tối 19.4. Như vậy, vẫn còn tới 244 người mất tích. Trong ngày 20.4, đã có 560 thợ lặn thay phiên xuống kiểm tra ở các khoang hành khách, 204 tàu và 34 máy bay tìm kiếm trên mặt biển. Cùng ngày, chính phủ Hàn Quốc tuyên bố khu vực liên quan trực tiếp đến vụ chìm phà là vùng thảm họa đặc biệt để tăng tốc hỗ trợ tài chính và những vấn đề khác cho các nạn nhân, theo Yonhap.
Hiện nay, chính phủ Hàn Quốc đang hứng nhiều chỉ trích từ gia đình các nạn nhân lẫn giới truyền thông vì phản ứng ban đầu bị cho là “không cẩn trọng và rối loạn”. Ngày 20.4, Yonhap chỉ ra rằng giới chức không thể đưa ra con số chính xác về số người trên phà, dẫn đến việc phải điều chỉnh liên tục. Trong khi đó, dư luận càng giận dữ khi dữ liệu mới nhất cho thấy phải mất 2 giờ phà Sewol mới chìm hẳn nhưng vẫn có quá nhiều người không được cứu. Tờ The Korea Times hôm qua dẫn dữ liệu từ Cơ quan Giao thông đường thủy (VTS) ở đảo Jindo cho hay thuyền phó phát tín hiệu kêu cứu lúc 9 giờ 6 phút (giờ địa phương) và đến 19 phút sau đó, VTS mới yêu cầu thuyền trưởng ra lệnh bỏ phà nhưng mãi đến 9 giờ 40, việc sơ tán mới bắt đầu. Khi đó tất cả đã quá trễ.
Video đang HOT
Dữ liệu từ VTS cũng xác nhận thuyền trưởng Lee Joon-seok nằm trong số những người nhảy khỏi phà đầu tiên. Ông Lee và 2 thuyền phó, trong đó có một phụ nữ 26 tuổi, đã bị bắt với cáo buộc thiếu trách nhiệm và vi phạm luật hàng hải. Ông Lee đã để cho nữ thuyền phó nói trên cầm lái lúc phà gặp sự cố và theo một số nguồn tin, đó là lần đầu tiên cô này điều khiển phương tiện đi qua vùng biển nhiều hải lưu chảy xiết như nơi xảy ra thảm kịch.
Thân nhân xô xát với cảnh sát Ngày 20.4, gần 200 người có thân nhân thiệt mạng và mất tích trong vụ chìm phà tổ chức tuần hành từ đảo Jindo đến Văn phòng tổng thống để biểu tình. Xô xát đã xảy ra khi cảnh sát tổ chức chặn đường trên cây cầu nối đảo này với đất liền nhưng không có ai bị thương. Sau đó, họ biểu tình ngồi trên đảo và tỏ ra giận dữ, cáu gắt, ném chai nước cũng như lớn tiếng với giới chức, theo tờ The Korea Herald. Ngoài ra, một số người đã tỏ dấu hiệu muốn tự sát và không chịu ăn uống. “Mỗi khi nghĩ về con, tôi chỉ muốn nhảy xuống biển cho rồi”, một phụ nữ nói với CNN trong nước mắt. Minh Trung
Chưa xác định có thêm nạn nhân người Việt Theo thông tin từ Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam tại Hàn Quốc, hai thành viên gia đình chị Phan Ngọc Thanh, người đang mất tích trong vụ chìm phà Sewol, đã đến sân bay Incheon vào tối 19.4. Thay vì đến hiện trường như dự định trước đó, ông Phan Văn Chay là cha chị Thanh quyết định tới thăm cháu ngoại mình là bé Kwon Ji-yeon. Bé Ji-yeon, 5 tuổi, người trẻ nhất trong số 174 hành khách được cứu sống trong vụ chìm phà Sewol đã xuất viện và được cô ruột đưa về chăm sóc tại nhà ở Seoul. Dự kiến sáng sớm hôm nay 21.4, gia đình chị Thanh sẽ có mặt tại nơi xảy ra đắm phà. Tham tán ĐSQ Việt Nam tại Hàn Quốc Dương Chính Chức cho biết ĐSQ tiếp tục cử cán bộ có mặt tại hiện trường để theo sát tình hình, hỗ trợ gia đình và phối hợp với phía Hàn Quốc xử lý vụ việc. Ông Dương Chính Chức cũng cho biết theo thông tin mới nhất từ cơ quan chức năng của Hàn Quốc thì chưa phát hiện thêm trường hợp mất tích hoặc nạn nhân nào là công dân Việt Nam. Như Thanh Niên đã đưa tin, trong số những nạn nhân đang mất tích có công dân Hàn Quốc gốc Việt là chị Phan Ngọc Thanh (sinh năm 1985, quê ở Cà Mau). Chị Thanh đã nhập quốc tịch Hàn Quốc năm 2013. Cùng mất tích với chị là chồng và con trai Kwon Hyuk-kyu (6 tuổi).
Theo TNO
Hàn Quốc muốn giam thuyền trưởng phà chìm thêm 10 ngày
Các công tố viên Hàn Quốc muốn kéo dài thời gian tam giam thuyền trưởng phà Sewol và hai thuyền viên khác, trong khi nỗ lực điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Các nhân viên cứu hộ khiêng một thi thể nạn nhân đi qua hai hàng cảnh sát tại cảng Jindo. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, nếu đề xuất mở rộng thời gian giam giữ trên đươc châp thuân, thuyền trưởng Lee Joon-seok và hai đồng nghiệp có thể phải ngồi phòng giam trong vòng một tháng. Trong cuộc họp báo tại thành phố Mokpo hôm nay, công tố viên Yang cho hay đã triệu tập thêm 10 người khác để lấy lời khai, trong đó có thủy thủ đoàn của phà Sewol và lãnh đạo công ty chủ quản Chonghaejin Marine.
Một số thuyền viên khai rằng họ chưa trải qua khóa đào tạo an toàn nào. "Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu xem liệu có sự khinh suất nào nữa không", ông nói.
Diễn biến vụ lật phà Sewol ngày càng sáng tỏ hơn sau khi tuần duyên Hàn Quốc công bố đoạn hội thoại giữa nhân viên kiểm soát ở đất liền và thủy thủ đoàn trên phà. Theo đó, vào lúc 9h25 sáng 16/4, các nhân viên kiểm soát đã yêu cầu thuyền trưởng Lee "quyết định sao cho sơ tán hành khách tốt nhất" và ông nên "ra quyết định cuối cùng rằng có di tản mọi người hay không".
Đoạn hội thoại cho thấy các thuyền viên lo lắng vì không đủ xuồng cứu sinh cho tất cả hành khách. Họ và các thuyền trưởng được cho là lên xuồng cứu sinh trước cả những người khác.
Các nhân chứng kể rằng Sewol đã rẽ đột ngột trước khi bắt đầu nghiêng sang một bên. Ông Lee không có mặt ở buồng lái vào lúc đó. Người cầm lái là một nữ thuyền phó 26 tuổi lần đầu tiên điều khiển con phà qua tuyến đường này.
Sau hai giờ con phà mới hoàn toàn bị chìm nhưng các hành khách đã được yêu cầu ngồi yên tại cabin. Các thợ lặn đêm qua lần đầu tiên tiếp cận được bên trong con phà chìm và tìm thấy thêm các thi thể, nâng tổng số người thiệt mạng hiện nay lên 56. Hiên 246 người vẫn mất tích.
Vụ chìm phà Sewol là thảm kịch hàng hải tồi tệ nhất ở Hàn Quốc trong hơn hai thập kỷ qua.
Theo VNE
Thân nhân phà Sewol tranh cãi về việc dùng cần trục Một số thân nhân người mất tích trong vụ chìm phà ở Hàn Quốc cho rằng đã đến lúc dùng cần trục nâng phà lên khỏi mặt nước trong khi những người khác lo ngại hành động này sẽ giết chết người còn sống sót nếu có. Các cần trục lớn được chuyển tới khu vực phà Sewol chìm từ hôm 18/4, trong...