Thăm khu vườn cảnh độc nhất vô nhị ở Tây Nguyên
Bên cạnh nét đẹp thiên nhiên, vườn cảnh Troh Bư cũng là nơi lưu giữ những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Tây Nguyên.
Nằm ở buôn Niêng thuộc xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đô, tỉnh Đăk Lăk, vườn cảnh Troh Bư là khu vườn cảnh nổi tiếng hàng đầu của khu vực Tây Nguyên. Ảnh: Con đường nhỏ dẫn vào vườn.
Vườn có diện tích hơn 20.000m2 đất nằm trên một địa thế đẹp, được xây dựng theo kiểu hồ và đồi, có đường đi dạo xuyên qua các thảm cây rừng.
Trong vườn có 6 hồ nước, hình thành do chặn hai dòng suối trong đó một dòng bắt nguồn ngay trong vườn.
Nét đặc sắc nhất của vườn cảnh Troh Bư là một bộ sưu tập thực vật rừng tương đối đầy đủ của Đắk Lắk với cây tầng thấp, tầng cao, tầng trung trong đó một số được định danh, treo bảng tên.
Các loài hoa rừng lạ mắt làm nên nét quyến rũ khó cưỡng của khu vườn cao nguyên này.
Video đang HOT
Trong vườn có một khu trồng lan rừng tự nhiên đã đựơc dân chơi lan cả nước biết đến như một khu bảo tồn, với rất nhiều loài lan hoang dã.
Bên cạnh nét đẹp thiên nhiên, vườn Troh Bư cũng lưu giữ những nét văn hóa truyền thống Tây Nguyên như bộ đàn đá – nhạc cụ cổ xưa của các dân tộc Tây Nguyên.
Vườn cũng là nơi đang lưu giữ chiếc thuyền độc mộc được cho là lớn nhất Việt Nam.
Ngôi nhà sàn nằm dưới các tán cây của khu vườn.
Một ngôi nhà điền chủ của các đồn điền cà phê Tây Nguyên thời xưa được phục dựng, gợi nhớ về buổi đầu của nghề trồng cà phê ở miền đất này.
Du khách ghé thăm vườn Troh Bư cũng không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức ly cà phê Tây Nguyên chính hiệu ngay trên mảnh đất trồng đặc sản này.
Theo_Kiến Thức
Bộ sưu tập 10 chiếc nồi đồng độc nhất vô nhị
Ý thức gìn giữ những vật dụng gắn với tuổi thơ, ông Đức ở Đà Nẵng ngày đêm trăn trở đi tìm và hiện sở hữu bộ sưu tập 10 chiếc nồi đồng hiếm có.
Ngôi nhà thờ tổ tộc Nguyễn Văn nằm sâu trong ngõ tổ dân phố 252 (Hòa Mỹ 2, phường Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng) đang là nơi ông Nguyễn Đức đặt trang trọng bộ sưu tập 10 nồi đồng cổ. Chiếc to nhất đường kính 43 cm, nhỏ nhất 14 cm. Những chiếc nồi như hồ lô, chiếc nhỏ có thể xếp bên trong chiếc lớn hơn.
Tất cả 10 nồi đều có đáy mo tròn và không nắp mà theo lý giải của ông Đức: "Ngày xưa sử dụng củi để nấu ăn, nồi được đặt trên ba viên đá hay cái kiềng ba chân. Do không có vung nên khi cơm cạn nước sẽ được lót một lớp lá chuối lên trên, sau đó cào than ra, nhấc nồi cơm vùi đáy nồi xuống than. Chiếc nồi có đáy mo để dễ dàng xoay cho cơm dễ chín".
Nhà thờ tộc Nguyễn Văn nơi ông Đức đặt bộ sưu tập 10 chiếc nồi đồng. Ảnh: Vân Anh.
Theo ông Đức, trong số 10 chiếc nồi đồng này thì có 4 bốn chiếc có niên đại đầu thế kỷ 18, khi đó thủy tổ của dòng họ Nguyễn Văn chuyển vào vùng đất Đà Nẵng sinh sống đã sử dụng.
"Giá trị để xét bộ sưu tập này vào hàng độc nhất vô nhị là hai quai ở mỗi chiếc nồi được làm từ loại đồng lạnh người Pháp từng sử dụng cách đây ba thế kỷ. Khi được đốt ở nhiệt độ cao, dùng tay sờ vào vẫn không bị nóng", ông Đức nói và cho biết chất liệu đồng này cũng được sử dụng làm nắp bàn ủi con gà thời xưa và rất đắt tiền.
Để sở hữu bộ sưu tập hiếm có này, ông Đức bảo "đó là cả một hành trình dài". Gia đình ông có bốn chiếc nồi đồng, truyền lại từ thời ông tổ. Gắn liền với tuổi thơ của ông là hình ảnh nồi cơm gạo trắng, hòa quện với mùi thơm của lá chuối do bà nội nấu.
Vừa trò chuyện ông vừa tỉ mỉ lau chùi những chiếc nồi giống như cách người cha ân cần chăm sóc cho những đứa con. Người đàn ông 55 tuổi bảo trước đây chưa từng nghĩ đến việc sưu tầm cho đủ bộ 10 chiếc cho đến khi biết được bà nội luôn tâm nguyện có được chiếc nồi mười để mỗi dịp lễ, Tết nấu bánh tét cúng tổ tiên.
Sau nhiều đêm suy nghĩ, ông Đức quyết tâm tìm cho đủ bộ 10 chiếc nồi đồng. Gần ba năm tìm kiếm ông đã có 9 chiếc. Thỉ thoảng vài người bạn có ý định muốn chiêm ngưỡng những chiếc nồi quý, ông luôn niềm nở đón tiếp, nhưng trong tâm thì chưa mãn nguyện khi thiếu đi một chiếc.
Có được bộ sưu tập độc đáo, ông Đức rất nâng niu, thỉnh thoảng lại mang ra lau. Ảnh: Vân Anh.
Một lần đang lau chùi những chiếc nồi đồng trong nhà thờ tổ, ông Đức ngồi suy tư và thở dài. Một thợ xây biết được chuyện ông đau đáu tìm chiếc nồi 8 nên bỏ thời gian dẫn lên huyện miền núi Quế Sơn. "Nhìn thấy chiếc nồi, tôi mừng ra mặt và quyết mua cho kỳ được. Nhưng khi người chồng đồng ý bán thì người vợ lại muốn giữ lại làm kỷ niệm", ông Đức kể.
Phải mất đến 6 lần lên lại Quế Sơn, trải lòng rằng việc mua nồi đồng không nhằm thương mại mà chỉ để thỏa tâm nguyện của gia đình, ông Đức mới có thể chở nồi về Đà Nẵng. Về đến nhà, ông đặt bộ nồi đồng ngay trước bàn thờ tổ tiên, thắp nén hương kính báo.
Nhiều người khi biết đến việc ông kiên trì tìm mua bằng được bộ nồi đồng dù cho gặp nhiều khó khăn cũng lấy làm nể phục. Cũng có nhiều tổ chức, người chơi đồ cổ tìm đến hỏi mua bộ sưu tập với giá cao, nhưng ông Đức không bán.
"Đó không chỉ là đồ cổ mà là một miền ký ức", ông Đức nói và cho biết đang nhờ những nhà nghiên cứu thẩm định niên đại của 10 chiếc nồi đồng để tăng thêm giá trị cho bộ sưu tập.
Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Phó giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, cho biết thời gian sắp tới, nếu ông Đức cần đến sự giúp đỡ, phía bảo tàng sẽ mời các chuyên gia hỗ trợ về mặt chuyên môn để giám định và đưa ra đánh giá chính xác về mặt niên đại cũng như giá trị của bộ sưu tập 10 chiếc nồi đồng.
Vân Anh
Theo VNE
Đặc sắc Lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực Nhiều năm qua, Lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã trở thành hoạt động văn hóa và tâm linh đặc sắc thu hút hàng triệu lượt người tham gia. Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực sinh ra tại H.Phù Cát (Bình Định). Khi quân Pháp nổ súng tấn công các tỉnh duyên hải miền Trung, ông cùng gia đình...