Thâm hụt ngân sách năm 2023 của Đức tiếp tục tăng do khủng hoảng năng lượng
Thâm hụt ngân sách của Đức sẽ tăng lên mức 3,25% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2023, cao hơn so với mức dự báo 2% đưa ra trước đó và cao hơn mức 2,5% dự báo trong năm 2022.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Duesseldorf, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn thông báo ngày 16/12 của Bộ Tài chính Đức cho biết một trong những nguyên nhân khiến thâm hụt ngân sách gia tăng là do nước này chi tiêu quá nhiều để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng. Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner cảnh báo: “Năm 2023 chúng ta sẽ chứng kiến mức thâm hụt công là 3,25%, thậm chí con số này có thể lên tới 4,5% GDP tùy thuộc vào quy mô chi tiêu để giúp chống lại giá điện và khí đốt tăng vọt.”
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, việc “bình thường hóa tài chính công” sẽ đạt được vào năm 2024. Bộ trưởng Lindner nói: “Chúng tôi đã rất nỗ lực rất để giảm bớt gánh nặng hay sự gián đoạn về nguồn cung năng lượng cho người dân và doanh nghiệp trong cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra.” Ông nhấn mạnh nền kinh tế Đức đã chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc xung đột Nga – Ukraine, với chi phí năng lượng leo thang đẩy ngành công nghiệp, vốn là “xương sống” của nền kinh tế rơi vào tình cảnh khốn đốn và sức mua của người tiêu dùng giảm chưa từng có.
Video đang HOT
Chính phủ Đức đã công bố gói hỗ trợ trị giá 200 tỷ euro (210 tỷ USD) để giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng, trong đó có việc giảm giá khí đốt cho các doanh nghiệp và hộ gia đình. Tuy nhiên, nền kinh tế Đức dự báo có thể giảm 0,4% vào năm 2023 và khoản vay ròng mới trong năm tới sẽ tăng lên 45,6 tỷ euro, cao hơn gấp đôi so với ước tính ban đầu là 17,2 tỷ euro. Giới phân tích cho rằng gói cứu trợ của chính phủ đủ lớn để làm chậm lại đà sụt giảm của nền kinh tế cũng như giảm mức độ nghiêm trọng của cuộc suy thoái. Tuy nhiên, theo họ, gói kích thích kinh tế của chính phủ đến quá muộn để có thể ngăn chặn được nền kinh tế suy thoái trong quý IV/2022 và những quý đầu của năm 2023.
Hiện Đức đang lên kế hoạch khôi phục chính sách “phanh nợ” (một trong những điều khoản khẩn cấp được quy định trong hiến pháp) vào năm 2023, theo đó giới hạn khoản vay mới hàng năm ở mức 0,35% GDP.
Đức phải đối mặt với lạm phát tăng chóng mặt trong vài tháng qua. Mặc dù đã giảm từ 10,4% trong tháng 10/2022 xuống 10% trong tháng 11/2022, lạm phát vẫn ở mức 2 con số và đáng báo động.
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu khó tránh khỏi suy thoái
Các nhà phân tích cho rằng gói hỗ trợ tài chính mới trị giá 65 tỷ euro do Berlin thông qua để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ không giúp nền kinh tế lớn nhất châu Âu tránh khỏi cuộc suy thoái đang cận kề.
Theo hãng tin Bloomberg, gói hỗ trợ lần này lớn hơn so với 2 gói trước, bao gồm các khoản thanh toán một lần cho những đối tượng dễ bị tổn thương nhất - như các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn, sinh viên, người hưu trí và giới hạn giá điện.
Nhà kinh tế Carsten Brzeski của Ngân hàng ING bình luận: "Mặc dù gói hỗ trợ mới được công bố sẽ thực sự hỗ trợ những người có tài chính yêu hơn, nhưng có những nghi ngại cho rằng gói hỗ trợ này thực sự là để bù đắp hoàn toàn tác động từ các hóa đơn năng lượng cao hơn". Chuyên gia này cũng không chắc gói cứu trợ này sẽ phát huy tác dụng đầy đủ trong năm 2022. Ông cho rằng gói này có thể không đủ để ngăn chặn nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Trong khi đó, nhà kinh tế Joerg Kraemer của Commerzbank cảnh báo gói cứu trợ được công bố tạo ra nhận thức rằng phần lớn dân số có thể được hỗ trợ khỏi tác động của giá năng lượng tăng. Ông nói thêm cách tiếp cận của Berlin, kết hợp với năng lực sản xuất tối đa, có thể thúc đẩy giá tiêu dùng vốn đã tăng cao.
Theo ước tính tổng thể của Greg Fuzesi, chiến lược gia của JPMorgan Chase, việc giảm 10 tỷ euro hóa đơn điện gia đình dự kiến giúp giảm giảm lạm phát toàn phần xuống 0,6%. Ông Fuzesi nói: "Có quá nhiều câu hỏi tại thời điểm này về tác động chính xác đối với lạm phát, bao gồm cả về thời gian". Ông cũng chỉ ra những rủi ro mới có thể đang hình thành do do động thái ngừng cung cấp khí đốt của Nga qua đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream 1).
Ngày 2/9, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã tuyên bố đóng cửa vô thời hạn đường ống Nord Stream 1 dẫn khí đốt từ Nga tới Đức, với lý do gặp sự cố kỹ thuật. Động thái này có ảnh hưởng lớn đến Berlins.
Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - là quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng Nga. Mối quan hệ đối đầu với Nga đã buộc Đức phải tìm nguồn cung khác và thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong nước. Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định Đức sẽ vượt qua mùa đông khắc nghiệt này và cho biết Nga "không còn là đối tác năng lượng đáng tin cậy nữa".
Với gói hỗ trợ mới nhất, khoảng 9.000 doanh nghiệp thâm dụng năng lượng sẽ được giảm thuế với tổng giá trị lên đến 1,7 tỷ euro. Ngoài ra, theo ông Scholz, một khoản thuế đánh vào lợi nhuận của các công ty năng lượng cũng sẽ được sử dụng nhằm giảm hóa đơn năng lượng cho người dân.
Gói hỗ trợ mới nhất này đã nâng tổng số tiền cứu trợ mà Đức đã chi cho cuộc khủng hoảng năng lượng lên đến 100 tỷ euro, thấp hơn so với gói cứu trợ 300 tỷ euro mà nước này đã tung ra để giữ cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu trụ vững trong đại dịch Covid-19.
Trong động thái mới nhất, Đức cũng đã quyết định tạm dừng việc loại bỏ nhà máy điện hạt nhân Neckarwestheim và Isar 2. Theo đó, các nhà máy này sẽ duy trì hoạt động đến giữa tháng 4/2023 và được đặt trong này trong "trạng thái chờ" nhằm đề phòng nguy cơ xảy ra khủng hoảng năng lượng. Trước đó, Đức có kế hoạch loại bỏ toàn bộ các nhà máy hạt nhân của mình vào ngày 31/12 tới.
Kế hoạch khẩn cấp khí đốt của Đức khiến EU lo ngại Theo phóng viên TTXVN tại Đức, việc Đức tuyên bố báo động cấp hai về khủng hoảng năng lượng trong kế hoạch khẩn cấp của nước này đang khiến các nước châu Âu lo ngại về nguy cơ kinh tế Đức có thể gặp bất ổn do thiếu khí đốt và kéo theo nhiều hệ lụy cho các nước láng giềng. Hệ thống...