Thâm hụt ngân sách của Mỹ vẫn ở mức cao
Ngày 26/5, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ cho biết thâm hụt ngân sách của Chính phủ Mỹ trong tài khóa hiện tại (kết thúc ngày 30/9/2022) được dự báo sẽ giảm mạnh nhưng vẫn ở mức cao là 1.000 tỷ USD.
Người dân chọn mua hàng tại cửa hàng của hãng Macy ở New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo CBO, thâm hụt ngân sách trong tài khóa này giảm mạnh so với con số 2.800 tỷ USD của năm 2021, khi Chính phủ Mỹ tung ra các gói kích thích nhằm giúp nền kinh tế trụ vững trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khiến hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa và nhiều lao động mất việc. Tuy nhiên, Giám đốc CBO Phillip Swagel cho biết thâm hụt ngân sách trong tài khóa này nhưng vẫn ở mức cao và dự kiến tăng trong 10 năm tới.
Ông Swagel nói rằng CBO dự kiến thâm hụt ngân sách tiếp tục giảm trong tài khóa tiếp theo (từ 1/10/2022 – 30/9/2023), nhưng sẽ tăng lên mức 6,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào tài khóa 2023, cao hơn đáng kể so với mức trung bình được ghi nhận trong hơn 50 năm qua.
Video đang HOT
Báo cáo của CBO cũng dự báo nợ công của Mỹ sẽ giảm xuống mức 96% GDP vào năm 2023. CBO dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng trong những tháng cuối năm ở mức 3,1% trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng tăng vọt và tỷ lệ thất nghiệp thấp.
Tuy nhiên, báo cáo cho rằng tỷ lệ lạm phát sẽ không giảm xuống mức mục tiêu 2% do Ngân hàng Dự trữ liên bang (FED) đề ra. Lạm phát của Mỹ trong tháng 3 và tháng 4 lần lượt là 8,5% và 8,3%, đều là những mức cao kỷ lục trong hơn 40 năm qua, tính từ tháng 12/1981. CBO dự kiến giá tiêu dùng trong năm nay sẽ tăng 4% so với năm 2021, nhưng sẽ giảm dần khi FED tăng lãi suất và tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Theo cơ quan trên, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình được dự báo ở mức 1,6% trong giai đoạn 2023 – 2026 do sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có chính sách tiền tệ thắt chặt và gói hỗ trợ tài chính giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp sẽ ở gần mức trước đại dịch, ở mức 3,5% vào năm 2023, giảm nhẹ so với mức 3,6% hiện nay.
Italy cân nhắc đi vay thêm để đối phó với khủng hoảng
Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Italy Stefano Patuanelli, chính phủ nước này sẽ lên kế hoạch đi vay thêm trong năm nay để bảo vệ các doanh nghiệp và gia đình khỏi hậu quả của cuộc chiến Nga-Ukraine.
Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm bán xăng ở Rome, Italy ngày 12/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một cuộc phỏng vấn trên đài Radio 24, Bộ trưởng Patuanelli cho rằng "việc tăng chi tiêu thâm hụt hiện nay là chính đáng và cần thiết hơn".
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, cho đến nay, chính phủ của Thủ tướng Mario Draghi đã chi khoảng 16 tỷ euro (17 tỷ USD) để hỗ trợ người tiêu dùng khỏi các đợt tăng giá năng lượng, bắt đầu trước khi Nga tiến hành hoạt động quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Chính phủ Italy đã cố gắng hỗ trợ người tiêu dùng mà không làm tăng thêm thâm hụt ngân sách của đất nước, nhưng do không có dấu hiệu chấm dứt xung đột và tiếp tục có các cú sốc từ phía cung và ngành năng lượng, chính phủ có thể sẽ phải tăng chi tiêu tài khóa hơn nữa.
Xung đột tại Ukraine đã khiến các nước châu Âu phải vật lộn để sống mà không có khí đốt tự nhiên của Nga, nước đang cung cấp 40% nhu cầu của khu vực này. Họ cũng phải đối phó với tác động đến nền kinh tế mà các lệnh trừng phạt đối với Nga để kiềm chế Tổng thống Vladimir Putin gây ra. Theo cơ quan thống kê quốc gia Italy (ISTAT), mặc dù nền kinh tế nước này đạt mức tăng trưởng 6,6% trong năm 2021, nhưng tăng trưởng năm nay dường như sẽ chậm lại.
Trước đó, Thủ tướng Mario Draghi đã đánh giá rằng nền kinh tế Italy đủ mạnh để có thể vượt qua một cuộc suy giảm và nợ của nước này vẫn trong tầm kiểm soát ngay cả khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giảm bớt các khoản hỗ trợ kinh tế. Phát biểu tại cuộc gặp của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tại Versailles (Pháp) cuối tuần qua, Thủ tướng Draghi nói: "Tôi không thấy có rủi ro đối với nợ của Italy. Chúng tôi sẵn sàng đối phó với một đợt suy giảm tăng trưởng tạm thời và sự bền vững nợ sẽ không bị ảnh hưởng".
ECB đã bất ngờ quyết định đẩy trước việc giảm mua trái phiếu lên đầu tháng 5 tới, khi phải vật lộn với sức ép lạm phát sau cuộc chiến tại Ukraine. Chương trình này, hiện đang hỗ trợ sự vay nợ của Italy, có thể kết thúc ngay từ quý 3 tới.
Sự phục hồi kinh tế từ đại dịch COVID-19 đang cho phép Chính phủ Italy hạn chế các khoản vay trong khoảng 150% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), bất chấp việc phải chi thêm để hỗ trợ các gia đình và doanh nghiệp.
Việc giá năng lượng tiếp tục tăng đang ảnh hưởng mạnh đến Italy, nhưng Thủ tướng Draghi lạc quan về khả năng vượt qua khủng hoảng của nước này. Ông nói: "Mức tăng trưởng năm 2021 là đặc biệt. Chúng tôi có thể đạt thành tích tăng trưởng tốt trong năm 2022, cho dù chiến tranh đang đe dọa các triển vọng". Cựu Chủ tịch ECB cũng khuyến nghị rằng EU cần phải tiếp tục chính sách tài chính mở rộng và tập trung vào đầu tư để có thể đạt được các mục tiêu khí hậu và quốc phòng.
Chính phủ Mỹ đối mặt với thách thức thâm hụt ngân sách Ngày 8/3, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) công bố các dữ liệu cho thấy thâm hụt ngân sách liên bang của nước này ước tính lên đến 475 tỷ USD trong 5 tháng đầu của tài khóa 2022 (từ tháng 10/2021 đến tháng 2/2022). Tòa nhà Bộ Tài chính Mỹ ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN Theo CBO, trong giai đoạn...