Thảm họa và tập trận: Trò lố của Trung Quốc với ADIZ
Hàng trăm chuyến bay dân sự đã phải hoãn lại để nhường trời cho quân đội Trung Quốc tập trận trong vùng nhận dạng phòng không tự bịa trên biển Hoa Đông.
Thời điểm tập trận nhạy cảm
Theo tờ Minh Báo (Hong Kong) và Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết quân đội Trung Quốc đã bắt đầu hàng loạt cuộc tập trận quy mô lớn ở toàn bộ 7 quân khu bao gồm cả quân khu Nam Kinh – nằm ở bờ biển phía đông nước này và đối diện với Nhật Bản.
Từ ngày 19/7, nhiều hãng hàng không đã thông báo sự gián đoạn lớn trên các lộ trình trong và xung quanh khu vực quân khu Nam Kinh – gồm Thượng Hải và những tỉnh duyên hải phía đông như Giang Tô, Chiết Giang, An Huy và Giang Tây.
Các chuyến bay giữa Hong Kong và Thượng Hải bị ảnh hưởng nhiều nhất, với ít nhất 65 máy bay bị hoãn hoặc hủy chuyến vào hôm thứ bảy. Hơn 10.000 hành khách đã chịu ảnh hưởng trong ít ngày qua, thậm chí một số người đã phải chờ hơn 20h ở sân bay.
Cục hàng không dân dụng Trung Quốc thông báo trên đài phát thanh rằng, các chuyến bay sẽ bị ảnh hưởng tới tận ngày 15/8 vì “những cuộc tập trận tần suất cao”.
Video đang HOT
Hàng trăm chuyến bay dân sự bị ảnh hưởng vì những cuộc tập trận của Trung Quốc.
Ngừng trệ hoạt động của 12 sân bay dân sự có nghĩa là quy mô diễn tập rất lớn, ông Ni nhấn mạnh. Ngoài Thượng Hải, Nam Kinh và Vũ Hán, các sân bay khác bị ảnh hưởng ở Hàng Châu, Hợp Phì, Tế Nam, Ninh Ba, Thanh Đảo, Trịnh Châu…Theo Ni Lexiong, một nhà bình luận quân sự ở Thượng Hải, hoạt động này là cần thiết vì khu vực phía đông có thể là mục tiêu đầu tiên cho bất kỳ cuộc tấn công nước ngoài nào nhằm vào TQ.
Chỉ tính từ sáng thứ hai đến 6h chiều hôm qua, hơn 290 chuyến bay ở 2 sân bay Thượng Hải đã bị hoãn hoặc hủy bỏ. Các hãng hàng không dự kiến cắt giảm 25% chuyến bay tại các khu vực bị ảnh hưởng.
Theo Minh Báo, các cuộc tập trận do quân khu Nam Kinh thực hiện gồm 5 cuộc diễn tập bắn đạn thật với xe tăng trong điều kiện ban đêm và thiết kế địa hình nước ngoài nhằm nâng cao khả năng chiến đấu ở môi trường phức tạp. Không quân PLA cũng được cho là tiến hành diễn tập cất/hạ cánh cũng như các khả năng cứu sinh trong các môi trường biển phức tạp.
Lợi dụng thảm họa để gây sức ép
Thực tế, việc Trung Quốc tập trận như vậy là hoàn toàn bất thường và không có kế hoạch từ trước đó. Vậy cuộc tập trận “quy mô rất lớn” này từ đâu mà nảy sinh? Trước hết phải nhìn nhận đến vị trí mà Trung Quốc tập trận.
Họ cho rằng đang diễn tập quân đội để chuẩn bị đối phó với một cuộc tấn công từ nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản. Nhưng vị trí ấy nằm ngay trên vùng mà hồi cuối năm 2013, Trung Quốc đã đơn phương thiết lập khu vực nhận dạng phòng không ADIZ. Hành động này của Trung Quốc đã khiến Nhật Bản nổi giận và các đồng minh của họ, đặc biệt là Mỹ lên án sâu sắc.
Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
Tuy nhiên, không có gì thay đổi trong lập trường của Bắc Kinh về vấn đề ADIZ. Hành động tập trận đột xuất lần này dù Bắc Kinh có rêu rao để sẵn sàng phòng vệ, nhưng các chuyên gia quốc tế cho rằng trên tất cả, họ đang muốn khẳng định chủ quyền với ADIZ và đe dọa những nước láng giềng có tranh chấp về sức mạnh tổng lực của mình. Không phải ngẫu nhiên quân khu phía Nam, án ngữ trước Biển Đông tham gia vào cuộc tập trận này.
Nhưng hành động lần này của Bắc Kinh có phần đã quá lố, thậm chí là vô nhân đạo. Bởi trong khu vực tập trận nghiễm nhiên được coi là khu vực đang giao tranh có thời hạn. Trong khi thế giới còn chưa hết bàng hoàng bởi thảm họa mà máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia vừa gặp phải khi đi qua khu vực chiến sự của Ukraine.
Tiền đệ MH17 đã khiến hàng loạt hãng hàng không, hàng trăm chuyến bay buộc phải hoãn lại để tránh voi chẳng xấu mặt nào. Thiệt hại cho những hãng hàng không này, những hành khách này có lẽ khó mà có thể liệt kê đầy đủ và không hiểu, Bắc Kinh có hành động bồi thường nào không.
Có thể nói rằng, để khẳng định uy quyền, sức mạnh, cùng cái chủ quyền phi lý của họ, Bắc Kinh sẵn sàng lợi dụng hai chiêu bài rất hèn hạ để gây sức ép với nhân loại: tập trận và tai nạn.
Theo Đất Việt
Sách trắng Nhật: ADIZ Trung Quốc có thể dẫn tới đụng độ
Ngày 17-7, truyền thông Nhật đưa tin sách trắng quốc phòng Tokyo sắp công bố cảnh báo vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) Trung Quốc đơn phương lập trên biển Hoa Đông có thể dẫn tới đụng độ quân sự.
Máy bay quân sự Nhật bay trên bầu trời quần đảo Senkaku
Theo báo Japan Times, nội các Nhật sẽ phê chuẩn sách trắng quốc phòng này vào đầu tháng 8. Tài liệu này đánh giá Trung Quốc lập ADIZ nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng trên biển Hoa Đông. ADIZ của Trung Quốc đã vi phạm các nguyên tắc tự do hàng không trên biển.
Do đó, ADIZ của Trung Quốc đang khiến căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh leo thang. Sách trắng quốc phòng Nhật cảnh báo hành động của Bắc Kinh rất có thể sẽ dẫn tới một cuộc đụng độ quân sự trên biển bất ngờ.
Hồi tháng 5 và 6, máy bay Lực lượng Phòng vệ Nhật (SDF) và máy bay quân sự Trung Quốc đã vài lần vờn nhau nguy hiểm trên bầu trời biển Hoa Đông. Khi đó, Tokyo đã chỉ trích dữ dội hành vi gây hấn của Bắc Kinh. Mỹ cũng lên tiếng phản đối.
Sách trắng quốc phòng Nhật cũng dự báo CHDCND Triều Tiên có thể sẽ tiếp tục các động thái gây hấn. Hiện Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang nỗ lực tăng cường khả năng phòng vệ của Nhật. Mới đây nội các ông Abe đã thông qua cách hiểu mới hiến pháp hòa bình, tạo điều kiện cho Nhật thực thi quyền phòng vệ tập thể.
Theo Tuổi Trẻ
Trung Quốc-Hàn Quốc hội đàm kín phân định biên giới biển Hãng thông tấn Yonhap dẫn một nguồn tin ngày 17/6 cho biết Hàn Quốc và Trung Quốc đã hội đàm kín hôm 13/6 nhằm phân định ranh giới Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trước thềm hội nghị cấp cao giữa các nhà lãnh đạo hai nước. Tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản....