‘Thảm họa’ rác thải sau những phiên chợ đêm phố cổ Hà Nội
Sau mỗi đêm phiên chợ diễn ra, khi các ki ốt bán hàng thu dọn, cảnh rác thải vứt bừa bãi trên các tuyến phố gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường…
Chợ đêm phố cổ Hà Nội – “ chợ phiên” đặc biệt giữa lòng phố cổ từ lâu đã trở thành điểm đến quen thuộc, thu hút người dân Thủ đô và du khách thập phương, quốc tế mỗi dịp cuối tuần. Tuy nhiên, sau mỗi đêm phiên chợ diễn ra, khi các ki ốt bán hàng thu dọn, cảnh rác thải vứt bừa bãi trên các tuyến phố không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường, mà còn khiến dư luận bức xúc.
Chợ đêm phố cổ Hà Nội nằm trên các tuyến phố kéo dài gần 3km từ phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường đến cổng chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm). Bất kể thời tiết mưa nắng, từ 18 – 23 giờ các tối thứ 6, thứ 7, chủ nhật hàng tuần, các hộ kinh doanh đủ các mặt hàng lại dựng các ki ốt bán hàng san sát nhau dưới lòng đường, trên vỉa hè, thu hút người dân, du khách đến mua sắm, tham quan.
Chợ đêm phố cổ Hà Nội quy tụ gần 4.000 gian hàng, bày bán đủ loại sản phẩm, từ đồ gia dụng, quần áo, đồ chơi, đồ lưu niệm, đến đồ thủ công mỹ nghệ, đồ ăn uống… với giá tương đối bình dân, phù hợp với túi tiền của nhiều người khi đến đây, nên từ lâu đã trở thành địa điểm lưu giữ, giao lưu văn hóa với khách trong nước và quốc tế.
Khi các ki ốt bán hàng chợ đêm phố cổ thu dọn, cũng là lúc rác thải các loại bắt đầu xuất hiện tràn ngập trên các tuyến phố.
Nhếch nhác rác thải các loại tràn ngập trên vỉa hè, dưới lòng đường phố Hàng Đào.
Cảnh rác thải như thế này làm nản lòng du khách.
Rác thải chất đống khu vực cuối phố Hàng Đào, mặc dù cách đó chỉ vài bước chân tại ngã tư Hàng Đào – Hàng Bạc là điểm đặt thùng rác của các đơn vị vệ sinh môi trường.
Tuy nhiên, khi phiên chợ kết thúc lúc 23 – 24 giờ, các ki ốt bán hàng đóng cửa, thu dọn hàng hóa, thì dưới lòng đường, trên vỉa hè các tuyến phố chợ đêm lại tràn lan rác thải các loại vứt bừa bãi. Mặc dù chỉ sau đó ít phút, các công nhân môi trường ở cơ sở bắt đầu quét dọn, song cảnh tượng này không khỏi gây ra cái nhìn phản cảm, ấn tượng xấu, đặc biệt là đối với du khách, nhất là khách nước ngoài.
Rác thải chủ yếu gồm các loại túi nilon, cốc nhựa dùng một lần, chai lọ… bị không ít du khách đi chợ, nhất là các “nam thanh, nữ tú” và các hộ kinh doanh thiếu ý thức, tiện tay thải ra, mặc dù chính quyền cơ sở và các đơn vị vệ sinh môi trường đã bố trí các thùng bỏ rác, phân loại rác tại nhiều vị trí trên các tuyến phố chợ đêm.
Rác thải đủ loại toàn ni lông, chai lọ… khó tiêu hủy bị vứt bừa bãi tại chợ đêm.
Rác thải bừa bãi trên vỉa hè, dưới lòng đường, gốc cây… trên phố Hàng Ngang bị người dân, du khách, các hộ kinh doanh thiếu ý thức xả ra.
Video đang HOT
Rác chủ yếu là túi ni lông đựng hàng hóa bị thải ra ngay sau khi người mua nhận hàng.
Cảnh rác thải, giấy vệ sinh, đồ ăn uống… bị du khách xả xuống lòng đường trên đoạn phố Hàng Đường – Hàng Giấy.
Nhiều công nhân vệ sinh môi trường đô thị tại đây phản ánh, lượng rác thải lớn đa phần do người dân, du khách đi chơi chợ và các hộ kinh doanh vô tư vứt xuống đường, mà không bỏ đúng nơi quy định. Thậm chí, sau nhiều phiên chợ đêm kết thúc, lượng rác thu gom gấp nhiều lần so với ngày thường, khiến công nhân phải dọn dẹp cật lực đến 2 – 3 giờ sáng mới hết.
Qua tìm hiểu, phong trào “Chống rác thải nhựa” của UBND quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Đào, nơi có các tuyến phố chợ đêm diễn ra đến nay đã thu hút nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khu vực phố cổ Hà Nội, với nhiều mô hình, cách làm hay, góp phần thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy… như: Vận động các hộ kinh doanh, người dân cam kết, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế các sản phẩm nhựa, túi ni lông, phân loại rác thải tại nguồn… Song, do không được tuyên truyền thường xuyên, tình trạng vứt rác thải bừa bãi đang có chiều hướng tái diễn, gia tăng.
Khoảnh khắc một du khách thiếu ý thức, vô tư xả rác xuống lòng đường phố Hàng Ngang.
Nhếch nhác rác thải bủa vây xung quanh các quầy hàng bán đồ ăn uống tại chợ đêm.
Tình trạng thiếu ý thức, xả rác xuống phố của không ít người dân, hộ kinh doanh và du khách tại chợ đêm phố cổ như thế này thật đáng phê phán.
Thực tế trên đòi hỏi các cấp chính quyền cơ sở cần sớm có các giải pháp xử lý triệt để.
Đáng quan ngại là tình trạng mất vệ sinh do cả người bán và người mua; tình trạng lấn chiếm vỉa hè của các hộ kinh doanh hàng ăn uống, các sạp hàng “cóc”; sự xô bồ, lộn xộn, thiếu ý thức đi lại trong phiên chợ… đã và đang gây ảnh hưởng bộ mặt chợ đêm phố cổ, làm phiền lòng du khách, cũng như trở thành nỗi trăn trở với những ai nặng lòng với Hà Nội.
Thực tế này, đòi hỏi các cấp chính quyền cơ sở cần có các giải pháp tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức tự giác đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị, an ninh trật tự thường xuyên hơn người dân, các hộ kinh doanh, du khách khu vực chợ đêm; đồng thời, tăng cường các biển báo, chỉ dẫn để mọi người cùng thực hiện, hạn chế tình trạng xử lý kiểu “bắt cóc, bỏ đĩa”.
Ám ảnh những kênh mương thoát nước thải hôi thối lộ thiên giữa lòng nội đô
Bẩn thỉu, tù đọng, ngập ngụa rác thải các loại, nước đen kịt bốc mùi hôi thối... là đặc điểm chung của rất nhiều kênh mương đang tồn tại giữa lòng nội đô Hà Nội.
Thực tế này đang là nỗi "ám ảnh" đối với hàng nghìn hộ dân sinh sống xung quanh khu vực này.
Mặc dù hàng năm, các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền địa phương ở cơ sở đã thường xuyên duy trì khơi thông, nạo vét, cải tạo dòng chảy, thu gom rác, cải thiện cảnh quan... nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong khi chờ các nguồn vốn để cứng hóa, cống hóa kênh mương, nhưng tình trạng bốc mùi xú uế từ những "điểm đen" lộ thiên vẫn chưa được cải thiện và người dân vẫn phải hàng ngày sống chung.
Không khó để mục sở thị hàng trăm tuyến kênh mương tồn đọng rác thải, hôi thối như: Kênh mương thoát nước trên phố Ngọc Thụy (quận Long Biên), kênh mương Kẻ Khế đoạn từ ngõ 294 Kim Mã đến phố Giang Văn Minh (quận Ba Đình), kênh mương tại ngõ 167 phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ), kênh mương khu vực Bưởi - Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy)...
Rác thải ngập ngụa che lấp toàn bộ bề mặt kênh mương thoát nước trên phố Ngọc Thụy (quận Long Biên).
Kênh mương nước tù đọng, đen ngòm, bốc mùi hôi thối giữa hai dãy nhà dân trong ngõ 69 phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ) đang chờ các đơn vị thi công cứng hóa mặt kênh.
Toàn bộ nước thải của các hộ dân nơi đây xả thẳng ra dòng kênh không qua xử lý tại ngõ 167 phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ). Do không được nạo vét thường xuyên, nên dòng kênh đen ngòm, bốc mùi xú uế, gây ô nhiễm môi trường khu vực.
Theo thời gian, hai bờ kênh mương tại đây trở thành bãi rác thải khổng lồ, càng làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Dự án cống hóa, cứng hóa kênh mương tại đây triển khai "ì ạch", gây không ít khó khăn cho sinh hoạt của người dân.
Người dân sinh sống xung quanh các kênh mương này khi gặp phóng viên đều bức xúc phản ánh: Đã nhiều lần đề xuất, đề nghị với các cấp chính quyền địa phương trong các cuộc họp tổ dân phố về việc sớm có giải pháp xử lý triệt để, hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước mặt, ổn định cuộc sống, nhất là triển khai các dự án cứng hóa, cống hóa kênh mương. Tuy nhiên, không dễ để có nguồn vốn sớm hiện thực hóa chủ trương này.
Do không bị xử lý, không ai xử lý, nên tình trạng rác thải các loại vứt bừa bãi xuống các dòng kênh mương, lâu ngày ứ đọng, bốc mùi xú uế, trở thành các ổ dịch bệnh và người dân đã phải chung sống bao năm nay... "Ngày mưa còn đỡ, vào ngày nắng nóng, oi bức, mùi hôi thối từ những cống nước đen ngòm tại các kênh mương bốc lên ngạt thở, người dân sinh sống gần các khu vực này mặc dù đã quen, nhưng nhiều lúc cũng thấy choáng váng đầu óc...", một người dân chia sẻ.
Kênh mương tù đọng, hôi thối tại ngõ 61 phố Giang Văn Minh (quận Ba Đình), nếu đi ngoài phố không thể nhận ra dòng kênh "chết" này.
Rác thải ngập ngụa hai bên bờ kênh, lòng mương ứ đọng bùn thải.
Người dân sinh sống hai bên bờ kênh mương tù đọng khu vực Bưởi - Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy) đang hàng ngày phải hít thở bầu không khí ô nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng.
Mặc dù hàng ngày có nhân viên vệ sinh môi trường ở cơ sở vớt rác thải, hạn chế tắc nghẽn dòng kênh, nhưng chỉ như "muối bỏ biển".
Dòng chảy của kênh mương thoát nước trong ngõ 115 phố Trần Cung (quận Bắc Từ Liêm) từ lâu đã bị tắc nghẽn bởi rác thải sinh hoạt các loại. Thỉnh thoảng có nhân viên y tế đi phun thuốc phòng ngừa chống và hạn chế phát tán các ổ dịch bệnh tại đây.
Trước thực trạng trên, các cơ quan chức năng, chính quyền các quận, huyện đã có nhiều biện pháp trước mắt "giải cứu" các kênh mương bị ô nhiễm, bố trí nhân lực các đơn vị thuộc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội bảo đảm vệ sinh môi trường bằng việc hàng ngày vét bùn đáy mương, vớt rác, thu gom, vận chuyển rác thải ra khỏi khu vực ô nhiễm... Tuy nhiên, về lâu dài, chính quyền các địa phương, các đơn vị chức năng cần tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không đổ rác bừa bãi; yêu cầu các nhà hàng, khách sạn, cơ sở sửa chữa ô tô, xe máy, cửa hàng xăng dầu... gần các kênh mương lắp đặt thiết bị tách dầu mỡ trước khi xả thải vào hệ thống thoát nước.
Theo lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trong khi năng lực xử lý hạn chế, lượng nước thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày của người dân Thủ đô lớn, khoảng 300.000 tấn, đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước, không khí... Do đó, Hà Nội vẫn cần những giải pháp căn cơ, dài hơi, để cứu hệ thống kênh mương đang "thoi thóp". Đồng thời, chính quyền các địa phương cần quản lý chặt chẽ quá trình phát triển đô thị, nghiêm cấm xây dựng với các công trình không có hệ thống xử lý nước thải đầu nguồn đạt tiêu chuẩn. Bởi thực tế, hệ thống kênh mương thoát nước ở Hà Nội hiện nay ô nhiễm nghiêm trọng là do tiếp nhận nguồn nước thải đổ thẳng trực tiếp, không qua xử lý...
Qua tìm hiểu, từ năm 2012, UBND quận Tây Hồ đã triển khai dự án "Cải thiện môi trường vệ sinh khu dân cư xung quanh kênh mương thoát nước trên phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ). Thế nhưng đến nay, đã gần chục năm trôi qua, dự án này vẫn chưa hoàn thành. Nhiều hộ dân đã phải khóa cửa, chuyển tạm đi nơi khác vì không chịu nổi môi trường sống quanh những kênh mương nước thải lộ thiên... Thực trạng này đang diễn ra tương tự tại nhiều quận nội đô, vì khó huy động nguồn vốn xã hội hóa để cống hóa, cứng hóa kênh mương.
Cảnh tồn đọng rác thải, không khí ô nhiễm nghiêm trọng tại đây đang là trở thành nỗi "ám ảnh" với người dân.
Dòng kênh mương thoát nước "đã chết" trên phố Trần Cung.
Kênh mương thoát nước thải tại ngõ 409 Tam Trinh (quận Hai Bà Trưng) đen kịt, bốc mùi hôi thối, đang là nỗi thống khổ hàng ngày phải chịu đựng của người dân nơi đây.
Mỗi khi trời mưa gió, nước cống đen chảy siết mang theo rác thải các loại càng khiến mùi xú uế bốc lên, lan rộng cả khu vực.
Cửa cống hàng ngày xả trực tiếp nước thải sinh hoạt, khiến bùn thải tại kênh mương trên phố Hạ Yên Quyết (quận Cầu Giấy) lâu ngày ứ đọng đặc quánh.
Lớp bùn thải đặc quánh gây tắc nghẽn dòng kênh.
Tồn tại từ nhiều năm nay giữa lòng Thủ đô, hàng trăm tuyến kênh mương thoát nước thải như những miệng cống lộ thiên đã và đang trở thành nỗi ám ảnh với người dân về ô nhiễm môi trường. Theo rà soát của Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố hiện chỉ có 7 nhà máy xử lý nước thải, đáp ứng được 22% số lượng nước thải ra hàng ngày, còn tới 78% đang được xả thải thẳng ra môi trường. Đây là nguyên nhân khiến hàng loạt các kênh mương thoát nước thải ứ đọng bùn thải, rác thải, ô nhiễm.
Thực tế trên ở Hà Nội đã đến mức báo động, ngoài các giải pháp liên quan đến vấn đề thu gom, xử lý chất thải, nước thải, nguồn thải của các cấp chính quyền đô thị, ý thức của mỗi người dân tại khu dân cư, trong cộng đồng đối với vấn đề bảo vệ môi trường cũng góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm hiện nay.
Hà Nội: Ngăn chặn hiện tượng cá chết tại các hồ điều hòa Gần đây tại một số hồ thuộc 12 quận của thành phố Hà Nội có hiện tượng cá chết nổi khiến môi trường xung quanh bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị thành phố. Điều đáng nói là nhiều năm qua, mặc dù UBND thành phố Hà Nội quy định không được thả cá tại các hồ điều hòa nhưng...