Thảm họa môi trường do tràn dầu ngoài khơi bang California
Ngày 3/10, Thị trưởng thành phố Huntington Beach, bang California, miền Nam nước Mỹ, Kim Carr đã gọi vụ tràn dầu nghiêm trọng ở ngoài khơi bang này là một thảm họa môi trường, làm hàng loạt chim, cá chết trôi dạt lên bãi biển và vùng đầm lầy bị nhiễm dầu.
Dầu loang trên bãi biển ở thành phố Huntington Beach, bang California, miền Nam nước Mỹ, ngày 3/10/2021, sau sự cố tràn dầu. Ảnh: AFP/TTXVN
Lượng dầu tràn ra tương đương khoảng 3.000 thùng dầu và loang rộng trên một diện tích hơn 20,8 km2 ở Thái Bình Dương kể từ khi vệt dầu loang đầu tiên được phát hiện vào sáng 2/10. Phát biểu tại cuộc họp báo, bà Carr cho biết thành phố bên bờ biển này đang chịu tác động của vụ tràn dầu và gọi sự cố này là một thảm họa sinh thái.
Sự cố được cho là bắt nguồn từ rò rỉ từ đường ống dẫn dầu nối với giàn khoan dầu Elly ở ngoài khơi Huntington Beach và lan rộng từ bến cảng Huntington Beach đến Newport Beach, một dải bờ biển nổi tiếng ở miền Nam với các hoạt động giải trí như lướt ván và tắm nắng.
Thị trưởng Carr cho biết thêm cơ quan chức năng đang nỗ lực dọn sạch dầu tràn bằng cách thả phao quây dầu để kiểm soát và ngăn chặn lan rộng.
Trong khi đó, giám sát viên quận Orange Katrina Foley cho biết dầu đã thâm nhập vào Talbert Marsh, khu dự trữ sinh thái lớn và gây thiệt hại đáng kể. Hoạt động bơi lội đã bị cấm tại các bãi biển trong khi một cuộc trình diễn hàng không nơi đây bị hoãn lại.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đang làm việc với các cơ quan chức năng cấp bang và cấp địa phương, dùng máy bay để đánh giá tình hình và thuê các nhà thầu dọn sạch dầu loang.
Mỹ nỗ lực bảo vệ rừng cự sam cổ thụ hàng nghìn năm tuổi khỏi 'giặc lửa'
Ngày 16/9, những cây cự sam (sequoia) cổ thụ lớn nhất thế giới đã được phủ một lớp màng nhôm nhằm tránh tác động từ các vụ cháy lớn đang hoành hành miền Tây nước Mỹ.
Cây cối bị thiêu rụi trong đám cháy rừng Caldor ở California, Mỹ, ngày 29/8/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Người phụ trách hoạt động bảo tồn cho biết khu rừng cự sam trong Vườn quốc gia Sequoia ở bang California, trong đó có cây cự sam lớn nhất thế giới mang tên General Sherman cao tới 83 mét, đã được ốp nhôm, tránh nguy cơ lửa bén vào các gốc cổ thụ này. Ưóc tính có khoảng 2.000 cây cổ thụ tại đây, trong đó có nhiều cây 2.000-3.000 năm tuổi.
Trước đó cùng ngày, hai đám cháy, mang tên Paradise Fire và Colony Fire, đã bùng phát tại khu vực Rừng Khổng lồ thuộc Vườn quốc gia Sequoia. Khoảng 500 nhân viên đã nỗ lực khống chế "giặc lửa" bùng phát từ sau các đợt giông sét ngày 10/9 vừa qua. Cho đến nay, hai đám cháy này đã thiêu rụi trên diện tích hơn 3,78 ha đất rừng. Ngoài ra, hàng trăm nghìn ha rừng của California cũng đã bị thiêu rụi trong mùa cháy rừng dữ dội năm nay. Các nhà khoa học cho biết hiện tượng nóng lên toàn cầu do con người gây ra là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hạn hán kéo dài nhiều năm, làm nền nhiệt Trái Đất gia tăng, từ đó khiến khu vực này rất dễ cháy.
Những cây cự sam cổ thụ lớn nhất thế giới ở Rừng Khổng lồ của Vườn quốc gia Sequoia là một điểm đặc biệt thu hút lượng lớn khách du lịch. Du khách từ khắp nơi trên thế giới tới đây đều không khỏi ngạc nhiên trước chiều cao kỳ vĩ và chu vi phi thường của những gốc cổ thụ này. Các đám cháy nhỏ hơn thường không gây hại cho các cây cự sam do loài cây này có một lớp vỏ bảo vệ rất dày, có thể lên tới 90cm.
Tổng thống Mỹ quảng bá chính sách chống biến đổi khí hậu, nâng cấp cơ sở hạ tầng Tổng thống Joe Biden đã thăm các bang miền Tây nước Mỹ ngày 13/9 trong nỗ lực truyền tải mạnh mẽ chính sách của ông đối với vấn đề biến đổi khí hậu và đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng. Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Long Beach, California, ngày 13/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Một trong những mục đích của...