Thảm họa MH17 giống hệt vụ Mỹ bắn rơi máy bay Iran
MH17 bị bắn rơi ở Ukraine có những tình tiết rất giống với vụ máy bay chở khách Iran trúng tên lửa của Mỹ năm 1988 khiến 290 người thiệt mạng.
Ngày 12/8, các chuyên gia phân tích quốc tế cho rằng những sự kiện liên quan đến thảm kịch MH17 bị rơi trên bầu trời miền đông Ukraine rất giống với những gì xảy ra trong vụ chiếc máy bay chở khách số hiệu 655 của hãng hàng không Iran Air bị Mỹ bắn rơi vào năm 1988.
Ngày 3/7/1988, một thuyền trưởng hải quân Mỹ chỉ huy tàu khu trục tên lửa lớp Aegis mang tên Vincennes đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi ra lệnh phóng tên lửa vào mục tiêu là chiếc máy bay 655 của Iran.
Iran Air 655 trúng tên lửa của Mỹ khi đang bay qua eo biển Hormuz
Mãi tới 8 năm sau, Mỹ mới chịu thừa nhận sai lầm này khi Tổng thống Bill Clinton vào năm 1996 nói rằng ông “rất hối tiếc” và quyết định chi 131,8 triệu USD để bồi thường cho chính phủ Iran, trong khi gia đình các nạn nhân được bồi thường 61,8 triệu USD. Sau đó, Tehran đã quyết định bãi nại Mỹ tại Tòa án Công lý Quốc tế.
Theo chuyên gia phân tích Fred Kaplan của tạp chí Slate (Mỹ), hai thảm kịch MH17 và Iran Air 655 có rất nhiều điểm tương đồng đáng chú ý.
Thứ nhất, MH17 đang bay trên bầu trời miền đông Ukraine, gần biên giới Nga, nơi một cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra. Iran Air 655 cũng bay dọc theo eo biển Hormuz, nơi một cuộc chiến hải quân cũng đang xảy ra.
Thứ hai, có nhiều thông tin cho rằng các chiến binh ly khai thân Nga đã bắn hạ MH17 vì nhầm nó với một máy bay vận tải quân sự của Ukraine. Trong khi đó, thuyền trưởng Will Rogers của tàu chiến Vincennes cũng ra lệnh phóng tên lửa vì nhầm Iran Air 655 với một chiến đấu cơ F-14.
Hiện trường nơ i máy bay MH17 rơi
Thứ ba, MH17 được cho là đã bị trúng tên lửa phòng không Buk SA-11 khiến 298 người trên máy bay thiệt mạng, trong đó có 80 trẻ em. Còn Iran Air 655 bị một tên lửa SM-2 của Mỹ bắn hạ, khiến 290 người thiệt mạng, trong đó có 66 trẻ em.
Video đang HOT
Trong thảm họa MH17, Nga đang cáo buộc chính phủ Ukraine là thủ phạm khiến chiếc máy bay bị rơi, trong khi các quan chức Mỹ cũng đổ lỗi cho phi công Iran Air 655 trong vụ máy bay bị bắn rơi.
Tuy nhiên, dù ai phải chịu trách nhiệm trong vụ bắn hạ MH17, ông Kaplan cho rằng họ không đáng bị gọi là tội phạm chiến tranh hoặc phần tử khủng bố, bởi những sai lầm khủng khiếp trong chiến tranh hoàn toàn khác về bản chất so với những hành động gây tội ác của bọn khủng bố.
Trong khi đó, Thủ tướng Úc Tony Abbott và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã thề sẽ mang lại công lý cho gia đình các nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa MH17.
Trong một cuộc họp báo ở The Hague, Hà Lan, ông Abbott khẳng định: “Chúng ta mắc nợ những người đã chết, chúng ta phải đưa họ về với gia đình và mang lai công lý cho họ”, đồng thời khẳng định Úc sẽ sát cánh với Hà Lan trong quá trình đấu tranh tìm ra sự thật về thảm kịch MH17.
Theo Vietbao
BBC: 'Không gửi quân tới hiện trường MH17
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói điều quân đội quốc tế tới bảo vệ hiện trường vụ MH17 ở đông Ukraine là &'không thực tế'.
Hiện khu vực này đang do quân ly khai thân Nga, vốn bị cáo buộc đã bắn hạ máy bay của hãng Malaysia Airlines, kiểm soát.
Toàn bộ 298 hành khách, đa phần người Hà Lan, thiệt mạng.
Thủ tướng Hà Lan
Trong đợt chiến sự gần nhất, 13 người thiệt mạng khi quân đội Ukraine tìm cách chiếm Horlivka từ tay phiến quân.
Trong khi đó, Hoa Kỳ tung ra hình ảnh cho thấy Nga đã nã pháo vào đất Ukraine.
Các hình này cho thấy vết đạn pháo trên mặt đất.
Mỹ cũng cáo buộc quân ly khai đang sử dụng pháo hạng nặng do Nga cung cấp.
Nga bác bỏ các cáo buộc này.
&'Bắn nhầm'
Quân ly khai bị cáo buộc đã bắn nhầm làm rơi phi cơ MH17, nhưng Nga nói quân đội Ukraine đã làm điều này. Ukraine cũng bác bỏ cáo buộc.
Hiện trường vụ tai nạn chưa được điều tra kỹ lưỡng và một số tử thi vẫn còn chưa được tìm thấy. Quốc tế đang tìm cách tiếp cận và khoanh vùng khu vực này.
Tuy nhiên, Thủ tướng Rutte nói với các phóng viên tại The Hague rằng việc điều quân đội để thực hiện sứ mệnh quốc tế tại đây là không thực tế.
Ông nói đây sẽ là sự khiêu khích lớn đối với phe ly khai và có thể làm tình hình bất ổn.
Tuy nhiên ông Rutte cho hay đang cân nhắc mọi phương án. Hà Lan, Australia và Malaysia có thể sẽ thực hiện một chiến dịch chung.
Australia và Hà Lan đang có kế hoạch đưa 49 cảnh sát viên tới nơi máy bay rơi, sau khi Malaysia đạt thỏa thuận với phiến quân về việc cho cảnh sát nước ngoài tới nơi đây.
Thủ tướng Australia Tony Abbott nói: "Mục tiêu của chúng tôi là tới nơi, thực hiện công việc rồi rút lui".
Ở miền đông Ukraine, bao gồm Donetsk và Luhansk, đang có chiến sự ác liệt giữa quân đội chính phủ và quân ly khai.
Chiến sự tiếp diễn ở miền đông Ukraine
Andriy Lysenko, phát ngôn viên cho Ủy ban An ninh Ukraine, nói quân đội nước này đang tiến về thị trấn Shakhtarsk, cách hiện trường vụ tai nạn 25km.
Ông nói chính phủ Ukraine hy vọng "giải phóng" được khu vực này nhằm ổn định an ninh cho các thanh tra viên quốc tế.
Ngay gần đó, cạnh thị trấn Grabove, hôm Chủ nhật vẫn còn có giao tranh.
Theo phóng viên BBC Tom Burridge có mặt tại chỗ, phiến quân đã cản trở các phóng viên tiếp cận nơi máy bay rơi.
Tổng cộng 227 quan tài chứa thi thể các nạn nhân đã được chuyển đi Hà Lan để xét nghiệm. Hà Lan cũng chủ trì cuộc điều tra về tai nạn hàng không này.
Được biết danh tính nạn nhân đầu tiên đã được xác minh, tuy các quan chức không tiết lộ chi tiết.
Các quan chức nói con số chính thức các tử thi chỉ được xác nhận sau khi các chuyên gia hoàn tất xét nghiệm.
Hãng thông tấn Nga RIA Novosti cho hay Nga đã lập đoàn chuyên gia riêng để điều tra hiện trường vụ rớt máy bay.
Theo NTD/BBC
Nga, Úc dự tính thiết lập điều tra quốc tế về MH17 Tông thông Nga Vladimir Putin và Thu tương Úc Tony Abbott vào hôm 26.7 thảo luận về cách thức thiết lập một cuộc điều tra quốc tế đối với vụ rơi máy bay số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines tại miền đông Ukraine. Thu tương Úc Tony Abbott (giữa) và Tông thông Nga Vladimir Putin (phải) đứng cùng Tông thông...