Thảm họa khác sắp kéo đến trong dịch Covid-19 khiến nước Mỹ lo lắng
Các chuyên gia khí tượng Mỹ cho rằng, mùa mưa bão năm nay tại Mỹ có thể hoạt động mạnh hơn mức bình thường. Ngày 9.4, cơ quan dự báo thời tiết Mỹ đã phát hiện 4 cơn bão lớn ngoài khơi đang dần hình thành và có thể tấn công nước Mỹ trong khi dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát.
Các quan chức thuộc cơ quan ứng phó khẩn cấp Mỹ cho biết, mùa mưa bão tại Mỹ năm nay sẽ bắt đầu vào ngày 1.6 và nhiều khả năng trùng với thời điểm nước này vẫn đang đối phó với sự lây lan của Covid-19.
Những cơn bão lớn có thể làm suy yếu nghiêm trọng khả năng ứng phó với dịch bệnh của nhiều bang tại Mỹ. Việc sơ tán người dân đến những khu vực an toàn là rất quan trọng trong mùa mưa bão, nhưng cần làm sao để người dân tập trung có thể ở các nơi trú ẩn trong khi nguy cơ lây lan Covid-19 luôn rình rập. Vận chuyển thực phẩm và thiết bị y tế tại Mỹ cũng có thể ảnh hưởng nặng nề vì những cơn bão tai hại keo đến không đúng lúc.
Các nhà khí tượng học tại Đại học Colorado và Accuweather (Mỹ), cảnh báo, mùa bão năm nay tại Mỹ sẽ dữ dội hơn bình thường.
Hình ảnh cơn bão Irma đang di chuyển đến Florida năm 2017 (ảnh: USA Today)
Tại Florida – một trong những bang chịu ảnh hưởng bởi bão nhiều nhất nước Mỹ, giới chức ở đây đang lo lắng hơn bao giờ hết.
“Không có mốc thời gian rõ ràng cho việc đánh bại Covid-19. Vì vậy, nhiều khả năng chúng ta sẽ phải vừa chống lại dịch bệnh vừa đối mặt với ngày 1.6″, ông Craig Fugate, cựu Giám đốc Ban quản lý tình trạng khẩn cấp bang Florida, lo ngại.
Ở Florida, tháng 4 sẽ là tháng bắt đầu những biện pháp chuẩn bị đón những cơn bão. Tuy nhiên năm nay, các hướng dẫn về việc sơ tán, trú ẩn khi bão tới được thay thế bằng những khuyến cáo người dân ở trong nhà để hạn chế sự lây lan của Covid-19 và cách xin hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tình hình sắp tới tại Florida được đánh giá là sẽ rất khó khăn.
2 cuộc hội thảo về các biện pháp phòng chống bão tại Florida năm nay đều bị hủy bỏ để nhường thời gian cho những cuộc họp về ngăn chặn Covid-19 và phục hồi kinh tế.
Người dân trong khu tránh trú bão tại Mỹ (ảnh: USA Today)
Thống đốc bang Florida – ông Ron DeSantis, cho biết, ông nhận thức được sự nguy hiểm của những cơn bão sắp kéo đến và càng lo lắng hơn khi dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát.
“Đây là một trận chiến chưa từng có tiền lệ. Một thách thức lớn đối với nước Mỹ, không còn nghi ngờ gì nữa. Vẫn phải có những nơi trú bão cho người dân nhưng cũng phải đảm bảo việc hạn chế tiếp xúc vì dịch bệnh. Điều này có nghĩa là chính quyền phải mở thêm các khu trú ẩn.
Xe bus cũng phải có nhiều hơn để người dân giữ khoảng cách khi di chuyển đến nơi an toàn. Những bệnh nhân nhiễm Covid-19 phải được đưa đi từ sớm trước khi cơn bão ập tới.
Người dân sẽ rất lo lắng và ngại di chuyển tránh trú vì họ sợ rằng có thể phải ở chung với người nhiễm virus. Thêm vào đó, với tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục như hiện nay, nhiều người sẽ không có tiền đổ xăng hay phục hồi nhà cửa sau khi cơn bão quét qua”, ông Bryan Koon, cố vấn Ban quản lý tình trạng khẩn cấp bang Florida, cho biết.
Những cơn bão có thể khiến việc thực hiện các biện pháp chống Covid-19 của Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng (ảnh: Reuters)
Đây cũng là những vấn đề mà bang Carolina, Mỹ lo ngại. Năm 2018, cơn bão kinh hoàng Florence đã hoành hành tại bang Carolina suốt 36 giờ, gây ra mưa lớn, mất điện và thiếu nhu yếu phẩm.
Video đang HOT
Năm nay, giới chức Carolina đang đặc biệt thận trọng vì phải ứng phó với bão và xử lý đại dịch cùng một lúc.
“Những cơn bão sẽ là cơn ác mộng đối với chúng tôi. Tất cả chúng tôi đều đang lo lắng về điều đó”, ông Bill Saffo – Thị trưởng thành phố Wilmington, bang Carolina, chia sẻ.
“Covid-19 rất tệ, bão cũng vậy. Nếu kết hợp cả hai, bạn sẽ phải đối mặt với một tình huống khủng khiếp. Ngay cả FEMA (Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Mỹ) cũng có thể bị áp đảo khi những cơn bão ập đến trong tình trạng này”, ông Koon nhận định.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Vương Nam
Vương Nam
Quốc gia hiếm hoi chưa có dấu chân virus corona
Đảo quốc Vanuatu ở Thái Bình Dương là một trong số ít những nơi chưa phát hiện ca nhiễm Covid-19 nào. Nhưng những nỗ lực ngăn chặn Covid-19 lại vướng phải các thảm họa tự nhiên.
Sáng 5/4, 62 vị khách chuẩn bị ra khỏi một khu nghỉ mát ở thủ đô Port Vila của quốc đảo Vanuatu.
Thay vì lên taxi đến sân bay, họ được nhiều gương mặt quen thuộc hồi hộp chờ bên ngoài khu nghỉ mát.
62 vị khách này chủ yếu là cư dân Port Vila bị cách ly trong 14 ngày dưới sự giám sát của Bộ Y tế. Họ là những người cuối cùng nhập cảnh ngay trước khi đảo quốc nam Thái Bình Dương này đóng biên giới để phòng Covid-19.
Mặc dù chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào, Vanuatu đã đóng cửa biên giới và thực hiện các biện pháp quyết liệt để ngăn Covid-19 vào quốc đào này. Ảnh: Guardian.
Vanuatu là quốc gia có dân số dưới 300.000. Quốc gia này gồm 80 hòn đảo cách Australia 1.800 km về phía đông. Đây là một trong số ít các quốc gia trên thế giới chưa xác nhận ca nhiễm virus corona nào. Phần lớn các quốc gia này nằm ở Thái Bình Dương như Palau, quần đảo Solomon, Tonga và Samoa.
Khoảng cách địa lý đã bảo vệ họ khỏi Covid-19. Tuy nhiên, thu nhập thấp và cơ sở hạ tầng y tế yếu khiến các quốc gia này rất dễ bị ảnh hưởng nếu Covid-19 lây đến đây.
Các biện pháp nghiêm ngặt
"Thật là nhẹ nhõm khi con tôi có thể trở về mặc dù chúng bị cách ly", cô Ariitaimai Salmon, người có hai con bị cách ly sau khi trở về từ Sydney, nói với Guardian. "Chúng rất vui khi được về nhà".
Salmon là người điều hành và quản lý Au Bon Marche, chuỗi siêu thị lớn nhất tại quốc đảo. Cô đã dành vài tuần qua để trấn an công dân Vanuatu đất nước vẫn có đủ thực phẩm mặc dù đóng biên giới.
Au Bon Marche là một trong số ít các công ty vẫn sống sót dưới ảnh hưởng của đại dịch.
Còn những người làm trong lĩnh vực khách sạn và du lịch, ngành chiếm 40% GDP của Vanuatu, nhiều người trong số họ tự hỏi làm thế nào họ phục hồi khi không có khách du lịch đến đây.
Những nơi công cộng ở Vanuatu phải đặt bồn rửa tay để ngăn Covid-19. Ảnh: Guardian.
Các tàu du lịch ngưng chạy và Air Vanuatu, hãng hàng không quốc gia, cũng dừng các chuyến bay trong và ngoài nước vô thời hạn. Nhiều nhà hàng và khách sạn đã tự nguyện đóng cửa trong khi những nơi khác cố gắng hoạt động trong giới hạn của chính phủ.
Dọc theo con phố chính của Port Vila, các trạm rửa tay đã được lắp đặt bên ngoài cửa hàng, ngân hàng và nhà hàng. Hầu hết chúng được làm từ các hộp nhựa lớn và một vòi nước di động. Tất cả doanh nghiệp đã được yêu cầu phải tự lắp nơi rửa tay để giữ vệ sinh.
Những quán bar kava truyền thống cũng phải thay đổi vì các vấn đề vệ sinh. Tại các quán bar kava, nơi món bia truyền thống được phục vụ, mọi người dùng chung bát kava và uống chất lỏng màu nâu đục suốt đêm. Họ cũng có thói quen khạc nhổ để bớt đi vị đắng sau khi uống bia.
Do Covid-19, tất cả quán bar kava chỉ bán thức uống mang đi và phải đóng cửa lúc 19h30 thay vì bán suốt đêm như trước.
Một quán bar kava rót bia vào chai để bán cho khách mang về. Vanuatu đã đưa ra lệnh giới nghiêm từ 21h tới 4h sáng hôm sau. Ảnh: Guardian.
Các doanh nghiệp khác phải đóng cửa hoàn toàn. Ông Christoph Tahumpir, một doanh nhân địa phương xuất khẩu gỗ đàn hương sang Trung Quốc, phải ngưng hoạt động do đóng cửa cảng và ông lo ngại về tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, ông đồng ý rằng phải đóng kín biên giới.
"Tôi nghĩ về việc Covid-19 ảnh hưởng đến người lớn tuổi trong gia đình và tôi không thể đến thăm họ trong bệnh viện nếu virus xuất hiện ở đây. Điều này rất buồn", ông Tahumpir chia sẻ với Guardian.
Ông Kalfau Moli, cựu thành viên của quốc hội Vanuatu, đã kịp lên chuyến bay cuối cùng từ đảo Malo tới Port Vila trước khi việc di chuyển giữa các đảo bị cấm.
"Là một người cha và một công dân của đất nước này, tôi rất lo lắng. Chúng tôi không có cơ sở vật chất để điều trị Covid-19", ông Moli nói. "Chúng tôi còn không có nước để rửa tay. Hãy chỉ cho tôi chỗ có nước ở đông đảo Malo hay Whitesands ở Tanna?".
Ông Russel Tamata, phát ngôn viên chính của nhóm cố vấn chống Covid-19 của chính phủ Vanuatu, cho rằng những hành động quyết liệt của chính phủ Vanuatu là cần thiết.
"Chúng tôi biết virus lây lan như thế nào. Văn hóa và cách sống của chúng tôi tạo điều kiện để virus này lây lan. Nếu nó đến Vanuatu, đây sẽ là một thảm họa. Tại thời điểm này, chúng tôi quản lý chặt biên giới. Chúng tôi sợ nếu virus vào Vanuatu, nó sẽ lây lan rất nhanh. Chúng tôi là không có tài nguyên và cơ sở vật chất để kiểm soát bệnh. Chỉ một lỗi nhỏ cũng ảnh hưởng rất nặng nề", ông Tamata nói.
Thiếu cơ sở vật chất, liên tục gặp thảm họa thiên nhiên
Chính phủ Trung Quốc đã cam kết cung cấp thiết bị và vật liệu vào cuối tháng 4 để Vanuatu xây dựng một phòng vị chăm sóc đặc biệt (ICU) tại Port Vila. Họ cũng cung cấp các máy thở đảo quốc này cần.
Hiện tại, bệnh viện chính của Vanuatu, bệnh viện trung tâm Vila, đang chuyển đổi phòng bệnh lao thành một phòng cách ly. Tuy nhiên, toàn bộ bệnh viện vẫn chỉ có 20 giường bệnh.
Vanuatu đã đưa ra các quy tắc giữ vệ sinh ở chợ như phải rửa tay. Ảnh: Guardian.
"Nếu tình trạng bệnh nhân trở nên phức tạp, chúng tôi chỉ có hai máy thở trên cả nước", ông Tamata nói thêm.
"Nếu phải phẫu thuật, hầu hết bác sĩ sẽ vào phòng mổ và không còn nhiều bác sĩ ở ngoài. Chúng tôi có khoảng 60 bác sĩ, nhưng phần lớn họ mới tốt nghiệp và gần đây chúng tôi vừa đón đợt y tá thứ ba từ quần đảo Solomon để phục vụ trên sáu tỉnh của chúng tôi do thiếu nguồn nhân lực", ông Tamata nói với Guardian.
Do thiếu y tá, Vanuatu đã thuê y tá từ quần đảo Solomon từ giữa năm 2019.
Tamata nói rằng một trong những thách thức lớn nhất là kiểm soát thông tin. Khi Vanuatu tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong hai tuần vào ngày 26/3, một trong những lệnh được đưa ra là các phương tiện truyền thông không được xuất bản bất kỳ bài viết nào về Covid-19 trừ khi được ủy quyền từ Văn phòng Quản lý Thảm họa Quốc gia (NDMO).
Có rất nhiều từ chuyên môn không thể dịch sang tiếng Bislama (ngôn ngữ chính của Vanuatu) và nó có thể dễ dàng bị hiểu sai. Việc quản lý hiểu biết của người dân trong giai đoạn này rất quan trọng vì nỗi sợ hãi có thể cản trở chúng tôi thực hiện công việc của mình", ông Tamata cho biết.
Trong khi đảo quốc này đang chuẩn bị cho Covid-19, một tai họa khác ập đến làm lộ ra nhiều lỗ hổng. Bão nhiệt đới Harold đã đổ bộ vào Vanuatu vào ngày 6/4. Cơn bão cấp 5 này xé toạc các hòn đảo phía bắc Vanuatu.
Bão nhiệt đới cấp 5 Harold tàn phá Luganville, thành phố lớn thứ hai ở Vanuatu. Ảnh: Guardian.
Tổng thiệt hại vẫn chưa rõ, nhưng hình ảnh từ Espiritu Santo và quần đảo Malo cho thấy nhiều ngôi làng bị tàn phá bởi cơn bão.
Các biện pháp cách ly xã hội nghiêm ngặt được đưa ra để đối phó với Covid-19 đột nhiên mất hiệu lực trong thảm họa. Quy tắc cấm hơn năm người tụ tập phải được nới lỏng khi mọi người trú ẩn trong các khu sơ tán.
Vanuatu đã quen với các thảm họa . Quốc gia này được xếp hạng là quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi các thảm họa tự nhiên nhất trên thế giới. Chỉ trong tuần qua, NDMO đã phải đối phó với lũ lụt và tro bụi núi lửa. Covid-19 và thảm họa thiên nhiên xảy ra cùng một lúc là quá nhiều với quốc đảo nhỏ bé này.
Tuy nhiên, ông Tamata vẫn lạc quan về cơ hội kiểm soát Covid-19 của Vanuatu bất chấp những thách thức khác mà quốc đảo này phải đối mặt.
"Chúng tôi xem Covid-19 là một mối đe dọa, nhưng nó cũng là một điều lành", ông Tamata nói. "Các bước giữ vệ sinh cơ bản là thứ mà chúng tôi đã cố gắng tuyên truyền trong nhiều năm qua. Bây giờ mọi người mới nhận thấy tầm quan trọng của chúng. Chúng tôi cũng nhận ra những lỗ hổng trong luật pháp của mình, đặc biệt là giữa đạo luật về sức khỏe cộng đồng và nhập cư. Chúng tôi cũng học cách đưa ra quyết định".
"Covid-19 vẫn sẽ là mối đe dọa đối với Vanuatu, nhưng chúng tôi đã sẵn sàng", ông nói.
Như Trần
Covid-19: Diễn biến mới ở Thụy Điển Số ca tử vong và số ca nhiễm mới trong ngày ở Thụy Điển đều giảm, trong bối cảnh quốc gia Bắc Âu này vẫn chưa có kế hoạch áp đặt lệnh phong tỏa. Theo Daily Mail, Thụy Điển trong ngày 10.4 ghi nhận thêm 77 ca tử vong, giảm một phần ba so với con số 106 của ngày hôm trước. Tổng...