Thảm họa hạt nhân Fukushima do không lường trước nguy cơ
Báo cáo điều tra cho rằng, sự can thiệp của Chính phủ Nhật Bản, đặc biệt là Thủ tướng Naoto Kan đã gây rắc rối trong công tác chỉ đạo khắc phục sự cố.
Một Ủy ban Điều tra do Chính phủ Nhật Bản chỉ định vừa công bố báo cáo cuối cùng khẳng định, Chính phủ Nhật Bản và Công ty điện lực Tepco đều không biết rõ về nguy cơ liên quan tới năng lượng hạt nhân – có thể là nguyên nhân gây ra sự cố tại nhà máy hạt nhân Fukushima.
Ảnh chụp nhà máy Fukushima tháng 5/2012 (Ảnh: AFP)
Video đang HOT
Theo Ủy ban điều tra, vấn đề chính là việc các công ty điện lực, trong đó có Tepco, và Chính phủ đã không nhận thức được thực tế mối nguy cơ, bởi họ quá tin tưởng vào vấn đề an toàn hạt nhân, đồng thời cho rằng, một sự cố hạt nhân nghiêm trọng không thể xảy ra tại nước này.
Các tác giả bản báo cáo, trong đó có những kỹ sư, nhà nghiên cứu và luật sư đã công bố báo cáo dài 450 trang sau cuộc gặp với hơn 700 người liên quan trước và trong sự cố, trong đó có Thủ tướng vào thời điểm đó là ông Naoto Kan. Theo báo cáo, không chỉ chính quyền và công ty Tepco không có các biện pháp cần thiết để ngăn cản sự cố, xảy ra sau thảm họa kép động đất và sóng thần, mà cách quản lý thảm họa cũng phải được xem xét lại.
Báo cáo cũng cho rằng, Tepco đã trì hoãn trong việc xác định nguyên nhân sự cố, ngăn cản ngành công nghiệp hạt nhân Nhật Bản đưa ra các kết luận phù hợp.
Cũng như báo cáo công bố đầu tháng này của Ủy ban Điều tra Hạ viện, Ủy ban Điều tra của Chính phủ cũng chỉ trích phương án đối phó khẩn cấp của chính phủ, cho rằng “sự can thiệp trực tiếp” của cựu Thủ tướng Naoto Kan và nhóm của ông vào những vấn đề lẽ ra thuộc chuyên môn của Tepco, vì thế đã gây ra “sự rắc rối trong công tác chỉ đạo khắc phục sự cố” cản trở việc đưa ra các quyết định quan trọng và dẫn đến những phán xét sai lầm./.
Theo VOV
Nhật Bản đưa lò phản ứng hạt nhân thứ 2 vào hoạt động
Dự kiến lò phản ứng hạt nhân này sẽ hoạt động hết công suất sớm nhất là vào thứ 4 tuần tới.
Công ty Điện lực Kansai của Nhật Bản dự định sẽ tiếp tục đưa thêm một lò phản ứng hạt nhân tại Nhà máy điện Oi vào hoạt động trong tối nay (18/7). Theo thông báo của công ty này, nếu mọi việc diễn ra đúng tiến độ, thanh điều khiển làm ngừng phản ứng hạt nhân sẽ được nhấc ra khỏi lò phản ứng số 4 và các phản ứng hạt nhân bắt đầu vào sáng sớm ngày mai (19/7).
Nhà máy điện hạt nhân Oi là nhà máy điện hạt nhân duy nhất của Nhật Bản đang hoạt động hiện nay.
Nhà máy điện hạt nhân Oi (Ảnh: Internet)
Ngày 9/7, nhà máy này cũng đã đưa lò phản ứng số 3 vào hoạt động. Trước đó, các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản đã cho ngừng hoạt động của toàn bộ các lò phản ứng hạt nhân để đưa vào quá trình bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ. Chính phủ Nhật Bản hy vọng việc nối lại hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân sẽ giải quyết phần nào tình trạng thiếu điện trong mùa cao điểm nắng nóng hiện nay.
Cùng ngày, Công ty Điện lực Tokyo, đơn vị quản lý Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, đã rút 2 thanh nhiên liệu chưa qua sử dụng từ bể chứa của lò phản ứng số 4 để kiểm tra tình trạng hư hại của các thanh nhiên liệu. Đây là lần đầu tiên các thanh nhiên liệu chưa qua sử dụng được đưa ra khỏi bể chứa kể từ khi xảy ra sự cố hạt nhân hồi tháng 3/2011.
Bể chứa nhiên liệu của lò phản ứng số 4 chứa 1.535 thanh nhiên liệu chưa qua sử dụng. Tuy nhiên, nhiều khả năng các thanh nhiên liệu này đã bị hư hại sau khi nước biển được bơm vào để làm mát lò phản ứng trong sự cố năm ngoái. Việc đưa các thanh nhiên liệu ra khỏi bể chứa là bước đầu tiên trong kế hoạch tháo dỡ các lò phản ứng hạt nhân của Nhà máy điện Fukushima số 1./.
Theo VOV
Lò phản ứng đầu tiên của Nhật Bản vận hành trở lại Sự kiện ngay lập tức vấp phải sự phản đối của dư luận Hôm nay (01/07) lò phản ứng số 3 của nhà máy điện hạt nhân Ohi, lò phản ứng đầu tiên của Nhật Bản đã được khởi động trở lại sau hơn 15 tháng bị đóng cửa. Tuy nhiên, sự kiện này đã lập tức vấp phải sự phản đối của...