Thảm họa gì sẽ xảy ra nếu đất đai và đại dương hoán đổi vị trí cho nhau?
71% diện tích trên hành tinh là đại dương, đất đai chỉ bao phủ 29%. Vì thế, nếu chúng hoán đổi vị trí cho nhau thì Trái Đất sẽ trở nên rất khác biệt.
Bản đồ thế giới khi đất và nước hoán đổi vị trí cho nhau. Ảnh: Bright Side
Bài viết này sẽ nêu ra những hệ quả nếu như đất liền và đại dương trên hành tinh đổi vị trí cho nhau.
1/ Nhiệt độ tăng lên nhanh chóng
Nước hấp thụ rất nhiều nhiệt lượng mà không làm tăng nhiệt độ. Vì thế, lượng lớn nước đại dương giúp giữ cho Trái Đất mát mẻ.
Ngoài ra, đại dương và sông ngòi bốc hơi nước làm điều hòa nhiệt độ Trái Đất. Nếu nước và đất hoán đổi thì nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng rất nhanh và trời sẽ nóng hơn. Phần lớn đất đai sẽ trở nên khô cằn.
2/ Lượng oxy trong khí quyển giảm đi
Thực vật biển cung cấp khoảng 70% oxy trong khí quyển. Nếu không có lượng nước lớn, nhiều loài thực vật thủy sinh sẽ nhanh chóng biến mất, dẫn đến lượng oxy trong khí quyển ít hơn.
Video đang HOT
Nếu tỷ lệ nước mất đi thì oxy sẽ giảm và carbon dioxide sẽ tăng lên trong khí quyển. Bởi carbon dioxide là một loại khí nhà kính, nên dẫn đến sự nóng lên toàn cầu.
3/ Hệ động vật thay đổi
Đất và nước hoán đổi vị trí cho nhau sẽ có nhiều tác động đến các dạng sự sống trên Trái Đất. Nhiệt độ sẽ tăng mạnh, lượng oxy trong khí quyển giảm đi và lượng carbon dioxide sẽ tăng lên, làm cho cuộc sống trên hành tinh khắc nghiệt hơn.
Để động vật và thực vật phát triển, chúng phải tự thay đổi mới tồn tại và thịnh vượng. Thực vật ít đi dễ dẫn đến tuyệt chủng vì động vật ăn cỏ. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng đe dọa sự tồn vong của động vật ăn thịt.
4/ Giao thông đường bộ dễ dàng hơn
Do đường sá rộng rãi hơn và không bị biển cả cản trở, cho nên giao thông đường bộ trở nên dễ dàng hơn.
Ngược lại, giao thông vận tải biển sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu thủy sản sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất.
5/ Kinh tế – xã hội bị ảnh hưởng
Nước là nguồn sống. Nguồn nước khan hiếm, làm các quốc gia sẽ cố gắng tranh giành lượng nước, điều này dễ dẫn đến cuộc xung đột lớn. Các nền kinh tế phụ thuộc vào sinh vật biển để sinh tồn sẽ bị thiệt hại nặng nề.
6/ Núi Everest chìm xuống biển
Núi Everest vốn cao 8.840m trên mực nước biển, sẽ chìm xuống biển. Núi Mauna Kea trên quần đảo Hawaii, hiện nay một phần đang ngập nước biển, sẽ trở thành ngọn núi cao nhất thế giới.
Nguồn bài và ảnh: Bright Side
Theo Helino
Ấn tượng trước kiến trúc của 10 đền, chùa đẹp nhất thế giới
Angkor Wat (Campuchia), Mahabodhi (Ấn Độ)... là những ngôi chùa đẹp, thiết kế ấn tượng nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí nổi tiếng "National Geographic".
Kye Gompa (Ấn Độ): Kye Gompa là ngôi đền được xây dựng từ hơn 1.000 năm trước, từng bị tấn công bởi chiến tranh, hỏa hoạn và trận động đất năm 1975. Nép mình trong dãy Himalaya ở độ cao gần 4.200 m so với mực nước biển, ngôi đền là một ví dụ điển hình về kiến trúc nhiều tầng độc đáo. Bạn có thể tới đây để đăng ký các khóa tu.
Mahabodhi (Ấn Độ): Đền Mahabodhi là một trong những địa điểm linh thiêng nhất của cuộc hành hương Phật giáo, có niên đại hơn 2.000 năm. Vị trí cây bồ đề khổng lồ phía tây ngôi đền chính được cho là nơi Đức Phật đã giác ngộ. Ngôi đền chính tại đây gây ấn tượng bởi sự trường tồn qua nhiều thế kỷ dù được làm bằng gạch phủ vữa, vật liệu xây dựng kém bền.
Byodo-In (Nhật Bản): Byodo-In vốn là biệt thự của Fujiwara no Yorimichi. Năm 1052, người này đã cải tạo nơi đây thành một ngôi chùa Phật giáo. Vẻ đẹp của ngôi chùa này được ví như cung điện chốn thiên đường. Khuôn viên chùa được thiết kế đầy màu xanh với nhiều cây cối và các hồ nước nuôi cá Koi tuyệt đẹp.
Angkor Wat (Campuchia): Trải dài trên diện tích khoảng 1,6 km2, Angkor từng là điểm đến thu hút khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới ghé thăm. Quần thể đền được thiết kế theo kiến trúc Khmer. Khu chính điện gồm 3 tầng, xây dựng theo hình chữ nhật, kết nối với nhau bởi dãy hành lang. Trung tâm ngôi đền gồm 5 tháp: một tháp trung tâm và 4 tháp tạo thành hình vuông.
Gyeongbokgung (Hàn Quốc): Ẩn mình giữa dãy núi Bukansan và các tòa nhà cao chọc trời ở thủ đô Seoul, cung điện Gyeongbokgung của triều đại Joseon sở hữu hàng trăm tòa nhà cổ kính với các ngôi đền, miếu, ao sen và vườn vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Tại đây, các ống khói phía trên cung điện, hệ thống sưởi ấm dưới sàn cho thấy những công trình tiên tiến, hiện đại, đã được phát minh từ hàng nghìn năm trước.
Datsan Gunzechoinei (Nga): Nga là nơi sinh sống của khoảng 1,5 triệu tín đồ Phật giáo. Datsan Gunzechoinei ở St. Petersburg là một trong những ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng ở cực Bắc thế giới. Ngôi chùa ấn tượng bởi hình ảnh bánh xe cầu nguyện truyền thống của Tây Tạng, các chi tiết bài trí tinh tế, tuyệt đẹp và những cửa sổ kính màu được thiết kế bởi họa sĩ nổi tiếng người Nga Nicholas Roerich.
Gangtey (Bhutan): Nằm giữa vùng đất ngập nước tự nhiên lớn nhất ở Bhutan, tu viện Gangtey là một trong hai tu viện trung tâm của trường Nyingmapa. Nơi đây nổi bật bởi hình ảnh chim garuda huyền thoại, biểu tượng của trí thông minh Phật giáo, được khắc vào các góc bên ngoài của ngôi đền. Tháng 11 hàng năm, người dân địa phương sẽ tập trung tại sân chùa để nhảy múa trong trang phục sếu đen và trắng. Hoạt động này mang ý nghĩa chào đón những con sếu cổ đen di cư cho mùa đông.
Tu viện Kopan (Nepal): Cách hơn 56 km về phía đông bắc thủ đô Kathmandu, trên một đỉnh đồi, tu viện Kopan là ngôi nhà để hàng trăm nhà sư tụng kinh. Phòng thiền trung tâm của tu viện được sơn màu rực rỡ. Mỗi màu được sơn ở nhiều nơi khác nhau, mang ý nghĩa biểu tượng như trần nhà màu vàng ( biểu tượng gốc rễ), các cột trụ màu đỏ (biểu tượng sinh lực và bảo tồn)... Tu viện chỉ mở cửa cho công chúng vào thứ 7 hàng tuần.
Borobudur (Indonesia): Quần thể Borobudur là ngôi chùa Phật giáo lớn nhất thế giới với 3.000 tác phẩm điêu khắc phù điêu, 72 bảo tháp mắt cáo và 504 tượng Phật. Tất cả được sắp xếp theo hình hoa sen trên nền của dãy núi Menoreh. Nơi đây là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất của Indonesia.
Thean Hou (Malaysia): Đền Thean Hou là nơi thờ cúng nữ thần biển Mazu, nằm trên đỉnh Robson Heights ở Kuala Lumpur, Malaysia. Điểm đến này có diện tích khoảng 6.700 m2, được hoàn thành vào năm 1987 và chính thức khai trương vào năm 1989. Đây là một trong những ngôi đền lớn nhất Đông Nam Á.
Theo news.zing.vn
Dấu hiệu giống cách đây 3 triệu năm ở Nam Cực và lời cảnh báo cho con người Tình trạng biến đổi khí hậu do con người gây ra có thể biến Nam Cực trở về trạng thái giống như cách đây khoảng 3 triệu năm. Thực vật từng phát triển ở Nam Cực cách đây khoảng 3 triệu năm. Theo Guardian, lượng CO2 trong khí quyển hiện nay đạt mức khoảng 400 ppm. Điều đáng nói là con số này...