Thảm họa động đất/sóng thần khủng khiếp tại Nhật Bản 6 năm trước
Vào ngày 11/3/2011, một trận động đất mạnh 9,0 độ richter kéo theo sóng thần khủng khiếp, có nơi cao tới 40,5m, đã tàn phá một vùng rộng lớn ở bờ biển đông bắc Nhật Bản và khiến 22.000 người chết và mất tích.
Ảnh chụp từ trên cao cho thấy sóng thần tấn công thành phố Miyako tại tỉnh Iwate sau khi trận động đất mạnh 9,0 độ richter xảy ra ở vùng biển ngoài khơi đông bắc Nhật Bản ngày 11/3/2011.
Lửa bốc lên dữ dội từ những ngôi nhà bị sóng thần cuốn ra biển tại thành phố Natori, tỉnh Miyagi.
Các thành viên của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản đi thuyền ra cứu một người đàn ông bị sóng thần cuốn ra biển cách xa bờ 15km.
Trận động đất mạnh 9,0 độ richter xảy ra vào lúc 14h46 ngày 11/3/2011 giờ địa phương, gây ra sóng thần cực lớn lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và nhiều quốc gia khác. Một chiếc đàn piano trôi lềnh bềnh trên biển tại thành phố Rikuzentakat, tỉnh Iwate.
Một phụ nữ ngồi khóc giữa đống đổ nát của thành phố Natori, tỉnh Miyagi sau khi bị sóng thần tấn công. Sóng thần đã tấn công bờ biển đông bắc Nhật Bản chỉ ít phút sau động đất.
Giới chức Nhật Bản đã ghi nhận các số liệu cho thấy có nơi sóng thần cao tới 40,5m (tại thành phố Miyako, tỉnh Iwate) và tiến sâu vào đất liền 10km.
Những xoáy nước khổng lồ xuất hiện sau sóng thần và động đất tại thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima.
Sóng thần đã cuốn trôi nhà cửa, xe cộ, tàu thuyền và xoá sổ các cộng đồng ven biển.
Video đang HOT
Theo số liệu của Cơ quan xử lý thảm họa và cứu hỏa Nhật Bản được CNN dẫn lại ngày 5/3/2017, thảm hoạ kép đã khiến gần 20.000 người thiệt mạng và khoảng 2.500 người mất tích.
Sóng thần cũng gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Phóng xạ đã bị rò rỉ từ nhá máy sau khi hàng loạt vụ cháy và nổ làm hư hại 4 trong số 6 lò phản ứng hạt nhân, khiến hệ thống làm mát bị nhà máy hạt nhân bị hư hỏng nặng.
Một vùng cấm có bán kính quanh nhà máy hạt nhân Fukushima I đã được thiết lập, buộc hàng chục nghìn người phải đi sơ tán.
Thị trấn Tomioka nằm trong bán kính 20km quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã bị sơ tán toàn bộ và trở nên hoang vắng.
Các bức ảnh trẻ nhỏ bị cuốn trôi do sóng thần và được tìm thấy sau này.
Người dân đau buồn khi tìm lại các đồ vật của gia đình sau khi nhà của họ bị phá hủy do động đất/sóng thần tại Otsuchi.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm hỏi, động viên những người bị sơ tán do động đất/sóng thần tại một trung tâm sơ tán ở thủ đô Tokyo.
Các thành viên của Công ty điện lực Tokyo cúi chào những người bị sơ tán tại một trung tâm tạm trú.
Giới chức Công ty điện lực Tokyo và các phóng viên quan sát nhà máy điện hạt nhân Fukushima qua cửa sổ xe buýt.
Một phụ nữ tưởng niệm các nạn nhân tại Rikuzentakata, tỉnh Iwate.
Các nhà sư cầu nguyện cho các nạn nhân động đất/sóng thần trên bờ biển Kitaizumi tại thành phố Minamisoma, tỉnh Fukushima.
An Bình
Ảnh: Reuters
Theo Dantri
Nhật Bản - 5 năm sau thảm họa động đất sóng thần
5 năm sau thảm họa động đất sóng thần, mặc dù nhiều nơi ở Nhật Bản vẫn đang chìm trong đống đổ nát nhưng sự sống đã dần được hồi sinh.
Futaba nằm cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi chỉ khoảng 1km. (Ảnh Telegraph)
Những chiếc áo vẫn treo trên móc ở một cửa hiệu ở Futaba 5 năm sau thảm họa. (Ảnh: Telegraph)
Nhiều tòa nhà bị đổ sập do động đất. (Ảnh: Telegraph)
Các kệ trong một siêu thị ở Futaba vẫn còn nguyên hàng hóa, chỉ có điều nơi này vẫn tịnh không một bóng người. (Ảnh: Telegraph)
Sau 5 năm, giới chức Nhật Bản vẫn phong tỏa khu vực 12 dặm xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima, coi đây là "khu vực chết chóc". (Ảnh: Telegraph)
Nhiều điểm chốt chặn được lập quanh thị trấn. (Ảnh: Telegraph)
Trường mẫu giáo Toyama ở thành phố Shichigahama, tỉnh Miyagi, từng bị phá huỷ nặng nề và là một trong những dự án tái xây dựng được chính phủ Singapore tài trợ. Ngôi trường được xây trên nền đất cao hơn với 7 phòng học, sân chơi, vườn. Nó có đủ chỗ cho 90 trẻ và có thể trở thành trung tâm sơ tán trong trường hợp khẩn cấp.
Trung tâm Cộng đồng Isobe mới ở thành phố Soma, tỉnh Fukushima, được xây dựng năm 2013, tổ chức 12 lớp học khác nhau như harmonica, tai chi... với sự tham gia của đông đảo người dân.
Bệnh viện Chữ thập đỏ Ishinomaki là bệnh viện duy nhất ở thành phố Ishinomaki có thể điều trị bệnh nhân trong thảm hoạ, khi các cơ sở y tế khác đều ở gần bờ biển và chịu ảnh hưởng nặng nề. Ngày nay, các lớp "ngăn địa chấn" được lắp đặt trong tầng hầm của bệnh viện nhằm giảm thiểu thiệt hại lớn cho tòa nhà trong trường hợp xảy ra thiên tai.
5 năm sau thảm hoạ, nhiều người dân ở thành phố Kamaishi vẫn sống trong khu nhà ở tạm. Sau trận động đất và sóng thần lịch sử, một phần ba nhà cửa ở thành phố này đã bị phá huỷ một phần hoặc phải bỏ đi hoàn toàn.
Nguyễn Hằng (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Động đất mạnh gây cảnh báo sóng thần ở Thái Bình Dương Một trận động đất mạnh 7,2 độ Richter xảy ra ngoài khơi quốc đảo Fiji, gây cảnh báo sóng thần trong khu vực này. Trận động đất 7,2 độ Richter xảy ra ngoài khơi Fiji có thể gây ra sóng thần. Ảnh minh họa: PA. Trận động đất mạnh 7,2 độ Richter xảy ra lúc 10h52 ngày 4/1 (4h52 giờ Hà Nội) ở...