Thảm hoa đỗ quyên trên đỉnh núi Nhật Bản
Tới núi Katsuragi ở tỉnh Nara vào tháng 5-6, du khách sẽ được ngắm nhìn cả một vùng đồi núi nhuộm đỏ sắc hoa đỗ quyên.
Dù có hơn 2.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, vẫn rất đông du khách tại Nhật Bản đến Katsuragi để trekking và ngắm cảnh trong tháng 5.
Được đánh giá là địa điểm ngắm hoa đỗ quyên đẹp nhất Nhật Bản, cao nguyên Katsuragi cao gần 1.000 m phủ kín hoa đỗ quyên hồng và đỏ rực. Hàng năm cứ đến đầu hè, mùa hoa đỗ quyên nở rộ lại thu hút du khách khắp nơi về đây tham quan, thưởng ngoạn cảnh sắc.
Đỉnh núi Katsuragi thuộc dãy Kongo ngăn cách hai tỉnh Osaka và Nara ở miền trung nam đảo Honshu, đảo lớn nhất Nhật Bản. Khách có thể lên đỉnh núi bằng cách đi cáp treo với giá vé khứ hồi 1.500 yen/người, hoặc đi bộ qua những lối mòn.
Tuy nhiên, khi leo phía Gose lên núi Katsuragi sẽ gặp nhiều đoạn gồ ghề khó đi, cách này không thích hợp với người chưa có kinh nghiệm đi bộ đường rừng. Trong khi đó trạm cáp treo rất gần ga Kintestu Gose nên dễ di chuyển hơn.
Đỗ quyên là một loài hoa đẹp được trồng rất nhiều ở Nhật Bản, chủ yếu là các khu vực núi cao, thời gian nở rộ kéo dài khoảng vài tuần.
Katsuragi được ví là nơi “chỉ liếc mắt cũng nhìn thấy hàng triệu bông đỗ quyên nở”. Hoa ở vùng núi này chủ yếu có sắc đỏ và hồng, tương phản với bầu trời và những cánh rừng xanh mướt của mùa hè.
Những du khách tham quan mùa hoa đỗ quyên ở Katsuragi ngày 16/5, thời điểm hàng triệu cây đỗ quyên bung nở, trải thảm đỏ rực trên các sườn núi. Là một điểm đến thiên nhiên, khuôn viên rộng nên du khách vẫn có thể tới bất chấp đại dịch
Trên đường ngắm cảnh du khách sẽ tìm thấy rất nhiều chỗ nghỉ chân để chụp hình hoặc tổ chức dã ngoại, ăn uống nhẹ nhàng.
Leo lên càng cao thì du khách càng thấy cảnh núi rừng bao trùm, bên cạnh những thảm hoa đỗ quyên còn có những cánh rừng rậm rạp xanh mướt và cả đồng bằng Osaka, lưu vực Nara… tất cả tạo nên bức tranh toàn cảnh 360 độ.
10 điều khiến du khách ngạc nhiên khi đến Nhật Bản
Sự tiện lợi và các công nghệ tiên tiến giúp Nhật Bản gây ấn tượng mạnh với du khách đến đây lần đầu.
Máy bán hàng tự động: Đến xứ hoa anh đào, bạn sẽ cảm thấy như đang lạc giữa một "rừng" máy bán hàng tự động. Các loại máy ở nhiều nước chỉ bán các đồ uống đóng hộp hoặc snack, bánh... Tuy nhiên, tại Nhật Bản, các máy còn cung cấp sản phẩm nóng, kem, sách, dù che mưa hay thậm chí đồ chơi người lớn. Vào năm 2014, tổng số máy bán hàng tự động ở Nhật Bản vào khoảng ơn 50 triệu chiếc.
Bồn cầu đặc biệt: Ở Nhật Bản, bồn cầu washlet rất phổ biến. Đây là loại bồn cầu hoạt động theo cơ chế thông minh, có nắp tự đóng mở. Chế độ rửa trước, sau linh hoạt. Người dùng còn có thể chọn massage và điều khiển cường độ tia nước. Bồn cầu này còn có tác dụng sấy khô, sưởi ấm bệ ngồi...
Khách sạn tình yêu: Loại chỗ nghỉ này đặc biệt phổ biến ở Nhật Bản và cũng đã xuất hiện tại số ít quốc gia châu Á. Nó được sử dụng chủ yếu cho các cặp đôi. Họ tìm chỗ nghỉ ngơi, thư giãn và còn có thể chọn chủ đề căn phòng của mình. Các khách sạn này thường không có người quản lý. Khách đến chọn phòng, trả tiền bằng máy tự động và nhận chìa khóa phòng. Điều này đảm bảo tính riêng tư cho khách hàng.
Khăn ướt: Đến các nhà hàng của Nhật Bản, bạn sẽ thấy nhân viên chuẩn bị một chiếc khăn ướt, đặt trên đĩa. Đây gọi là "oshibori" - một miếng vải ẩm được người Nhật chuẩn bị cho khách hàng lau tay trước bữa ăn. Tùy vào nhà hàng, oshibori có thể ấm hoặc lạnh. Nó được xem như cách thể hiện lòng hiếu khách của người dân xứ hoa anh đào.
Các quầy rau không người bán: Ở nhiều vùng nông thôn Nhật Bản, các cửa hàng rau củ không người bán. Bạn đơn giản chỉ cần lấy đồ và bỏ lại tiền. Đây là cách người Nhật thể hiện ý thức và sự tin tưởng với nhau.
Randoseru: Nếu xem hoạt hình hoặc phim Nhật Bản, bạn sẽ thấy trẻ con xứ anh đào thường đeo một loại balo giống nhau, gọi là randoseru. Đây là loại balo có khả năng chống gù, được làm bằng da cao cấp. Độ bền của nó cho phép người dùng sử dụng trong suốt 6 năm. Kiểu tiêu chuẩn là dành cho bé trai màu đen và bé gái màu đỏ.
Kotatsu: Hình ảnh mùa đông Nhật Bản trên phim, trong truyện thường gắn liền với kotatsu. Đây là một loại máy sưởi dùng trong gia đình. Nó có hình dáng một chiếc bàn phủ chăn để giấu máy sưởi ở dưới.
Cửa taxi tự động: Nhiều người đến Nhật Bản lần đầu thấy khá ngạc nhiên vì các xe taxi trang bị cửa tự động. Loại cửa này đã được nhiều công ty taxi lớn giới thiệu trong Thế vận hội Tokyo 1964. Hiện nay, nó đã trở thành một phần nét văn hóa hiếu khách của người Nhật.
Nghệ thuật trồng lúa: Người dân ở tỉnh Aomori (Nhật Bản) đã làm nghề trồng lúa suốt hơn 2000 năm. Đến năm 1993, một số nông dân đã nghĩ ra việc biến cánh đồng lúa thành những bức họa sống động. Họ dùng các giống lúa khác nhau như tsugaru-roman, kodaimai... để tạo màu vàng, tím, nâu, đỏ... Họ thường mất khoảng 4 tháng để đợi từ khi gieo trồng đến lúc tác phẩm hoàn thiện. Những bức họa kiểu này rất hút khách du lịch đến xem.
Bãi đỗ xe thông minh: Do Nhật Bản là quốc gia có diện tích nhỏ, người dân phải tối đa chỗ để xe, đặc biệt ở các thành phố lớn. Vì thế, các bãi đỗ xe nhiều tầng, được xây dựng theo hướng lên trên, giúp tiết kiệm không gian.
Vẻ đẹp mùa thu Nhật Bản với đồi cỏ lau đẹp lịm tim Cỏ lau mùa thu là một trong những khung cảnh đẹp nhất nhưng thường bị khách du lịch 'vô tình' lãng quên ở Nhật Bản. Nhật Bản là đất nước có thời tiết phân thành các mùa rõ rệt, mỗi mùa được đánh dấu bằng những thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên. Mùa xuân và mùa hè nổi bật với sự nở...