Thảm họa chúc Tết gọi tên tất tần tật các loại giày có xỏ dây, nghĩ thôi đã toát mồ hôi hột
Nghĩ đến cảnh tháo giày xỏ giày mỗi khi ghé nhà ai chúc Tết mà thấy nản hết cả người.
Đi chúc Tết là một trong những truyền thống bao năm nay mỗi dịp Tết đến xuân về. Cả năm bận bịu học hành, công việc, thường thì tranh thủ mấy ngày nghỉ lễ này, người ta mới có thời gian rảnh rỗi để dắt díu ghé nhà nhau (có thể là nhà họ hàng, nhà bạn bè…), hỏi han nhau vài câu thân tình, gửi cho nhau vài lời chúc năm mới.
Ngoài việc phải đi hơi nhiều thì chúc Tết về cơ bản là việc khá vui và thú vị, lại còn có tác dụng gắn kết tình cảm, đôi khi là nhận được lì xì nếu bạn vẫn còn trong độ tuổi thích hợp nữa. Tuy nhiên, mới đây, cư dân mạng đã đăng đàn “tố” một thủ phạm khiến việc đi chúc Tết trở thành thảm họa. Đó không phải cái gì khác mà chính là… đôi giày chúng ta đang đi, đặc biệt là mẫu giày cao cổ. Giày khóa kéo thì không nói chứ giày xỏ dây thì ôi thôi, đúng là ác mộng.
Chúng tôi gọi nó là… thảm họa chúc Tết (Ảnh: Minh Châu Bùi)
Nghĩ cảnh đến một nhà phải tháo dây – cởi giày sau đó chúc xong thì xỏ lại giày – thắt lại dây, lặp đi lặp lại suốt mấy ngày Tết mà oải hết tinh thần. Vì nó mà không ít nam thanh nữ tú thà bị mắng là lười còn hơn ló mặt ra đường đấy. Không tin thì đọc hết nỗi niềm của cư dân mạng đi, để biết thảm họa này có thể đáng sợ tới cỡ nào!
1. Thời gian cởi giày đi giày bằng thời gian chúc Tết.
2. Chưa cởi giày xong mà bố mẹ đã ra cửa đi về.
3. Khi sáng thăm họ hàng mình mang đôi giày trắng, ngọ nguậy 5 phút sắp cởi xong giày thì mất cân bằng ngã nhào ra phía trước đúng lúc đứa nhỏ cầm lon Coca tới, xong đi cả giày lẫn chân luôn.
4. Chỉ 2 ngày Tết thôi mà mình sắp thành chuyên gia cởi giày và mang giày cực nhanh rồi.
5. Rất là biết ơn nhà nào “Cứ đi cả giày vào đi con”. Huhu, nghe xúc động hơn cả lúc nhận lì xì.
Đến chúc Tết nhưng xác định ngồi ngoài cho tiết kiệm thời gian (Ảnh: Như An)
Video đang HOT
6. May quá không đam mê bộ môn này, toàn đi giày búp bê với giày bệt cho nhanh với nhẹ.
7. Một đôi giày thấp cổ nhưng toàn dây là dây năm ngoái là quá đủ, mọi người đi hết cả chùa rồi mình vẫn ngồi thắt nút giày. Năm nay rút kinh nghiệm, đi 3 tiếng chợ để tìm bằng được đôi boots ưng ý nhưng mà phải có khóa kéo.
8. Thiết nghĩ cứ đi tổ ong cho nhanh gọn các bác ạ, dù sao cũng toàn đi chúc nhà họ hàng, thân quen cả.
9. Đến nhà người ta nhưng mình cứ quanh quẩn đứng cổng không vào trong, vì thực sự nghĩ đến cái quá trình đi giày lại mệt khủng khiếp luôn ấy.
10. Mọi người vào hết chưa cởi xong dây, mọi người ra hết chưa buộc xong dây
Còn đây là cách chữa cháy, bạn thử xem có học được gì không nhé!
Giày gì thì giày, cứ đi giẫm gót cho nhanh, khỏi cởi (Ảnh: Ngọc Ánh)
Crocs hân hạnh tài trợ chương trình này (Ảnh: Cee)
Vẫn muốn điệu thì nhanh trí đầu tư đôi giày có khóa kéo sau gót nha (Ảnh: Nguyễn Hoàng Khánh Nguyên)
Và dép lê mãi mãi là chân ái! (Ảnh: Quynh Chi)
Vào nhà bà ngoại chúc Tết, cô gái tím mặt vì bà bắt gọi đồ vật này bằng "ông"
Cái mâm ra đời từ năm 1953 và đến giờ đã ngang bằng tuổi ông của cô gái.
" Sáng mùng 1 đã bực mọi người ạ. Mình vào nhà bà ngoại chúc Tết. Đang nói chuyện về tuổi thọ các đồ vật thì bà lôi ra cái mâm, bảo mình phải gọi bằng "ông" vì nó được sinh ra từ năm 1953. Nhà mọi người có gì già hơn không? ".
Chiếc mâm đáng tuổi ông của cô gái
Tâm sự hóm hỉnh của cô gái nhanh chóng thu hút sự bàn luận của dân mạng. Nhân ngày Tết, cô được bà ngoại cho xem chiếc mâm đồng ánh vàng. Chiếc mâm cổ là kỉ niệm của gia đình cô qua nhiều thế hệ. Màu sắc của chiếc mâm khác với những cái cùng loại hiện tại. Hơn nữa vì nhuốm màu thời gian nên chiếc mâm có vẻ hiếm có khó tìm.
Phía dưới bài đăng của cô gái, dân mạng cũng thi nhau khoe những món đồ cổ có "vai vế" trong nhà: mâm đồng lớn hơn tuổi bố mẹ, chai thủy tinh hồi môn đựng hàng trăm lít rượu... Không tự nhiên mà những đồ vật này có giá trị đến vậy. Chúng đã tồn tại qua hàng chục năm cùng sự lớn lên của các thế hệ trong gia đình.
"Mâm nhà mình từ năm 1941", một dân mạng khoe
"Đây là cái mâm đồng của cụ ngoại mình khi lấy cụ ông năm 1929, là của hồi môn của cụ kỵ cho. Cụ mất nên mình đang giữ cái mâm này"
Một số gia đình vẫn giữ chiếc mâm đồng cổ từ thời ông bà
"Bố mẹ mình cưới nhau từ năm 1991, lúc đó mẹ lấy cái muôi này từ nhà ông bà ngoại về dùng"
"Cái này từ thời ông ngoại còn bé đã có. Sau đó, ông cho bố mẹ. Đến nay, nó đã đựng hàng trăm lít rượu rồi"
Lọ tăm cổ chăng?
"Since 1980 (Từ năm 1980)"
"Đồng hồ từ năm 1945 đến giờ vẫn chạy bình thường, lên cót đều đều"
Ngày đầu năm mới, giới trẻ hào hứng khoe 'đồ cổ gia truyền' có tuổi thọ bản thân phải gọi bằng ông, bà Mâm đồng, chăn con công, tivi cổ, âu đựng mỡ, thìa, muôi,... từ thời 'ông bà anh' được giới trẻ thi nhau khoe trên mạng xã hội trong ngày mùng 1 Tết sau khi khám phá được trong quá trình đi chúc Tết. Ngày đầu tiên của năm mới Tân Sửu 2021, bên cạnh trào lưu khoe thu hoạch lì xì thì các...