Thám hiểm rừng rậm Amazon ban đêm, hai vợ chồng phát hiện con rắn ‘khủng’: Độc mạnh!
Đây là một trong những sát thủ có thói quen mai phục chờ đợi mục tiêu đi ngang để tấn công.
Một cặp vợ chồng trẻ ưa thích phiêu lưu mạo hiểm đã cùng nhau khám phá thiên nhiên hoang dã tại khu vực rừng nhiệt đới Peruvian Amazon vào buổi tối. Người chồng hy vọng mình sẽ tìm được con rắn mà mình từng mơ ước được tận mắt chạm vào khi còn nhỏ.
Quả thật, sau đó người chồng có tên Chris đã phát hiện ra sinh vật này khi nó đang nằm im phục kích để chờ đợi con mồi đi ngang. Điều đáng chú ý hơn chính là kích thước của con rắn khi Chris bắt nó lên.
Giải mã con rắn khủng bị phát hiện trong rừng rậm
Con rắn trong video trên chính là một con rắn chúa bụi (Tên khoa học: Lachesis) – loài rắn lục lớn nhất thế giới. Tên của nó được đặt theo tên của một trong ba chị em thần số mệnh Hy Lạp, trong đó Lachesis là nữ thần quyết định độ dài sợi chỉ sinh mạng tất cả mọi thực thể.
Rắn chúa bụi là loài rắn bản địa của vùng Trung Mỹ và Nam Mỹ, chúng sống trong các khu rừng rậm nhiệt đới cách xa con người, loài rắn này hoạt động về đêm và thường tấn công vào các vật thể tỏa nhiệt gần chúng.
Đây cũng là loài rắn độc dài nhất Tân Thế Giới – New World (là tên gọi được sử dụng cho phần lớn Tây Bán cầu của Trái Đất, đặc biệt là châu Mỹ) với chiều dài có thể lên đến 3m, mẫu vật dài nhất mà các nhà khoa học phát hiện thậm chí còn lên đến 3,65 m.
Một con rắn chúa bụi bị bắt.
Không chỉ nối tiếng về kích thước mà nọc độc của chúng cũng cực kỳ nguy hiểm. Chúng chỉ cần tung đòn chớp nhoáng về phía mục tiêu rồi nhanh chóng nhả con mồi ra. Mọi thứ sẽ được nọc độc giải quyết trong lúc con rắn ung dung nằm chờ đợi.
Nếu nạn nhân là con người (thường vô tình giẫm phải chúng trong đêm khi đi trong rừng) thì khả năng sống sót chỉ là 25%. Ngay cả một con rắn chúa bụi nhỏ cũng có khả năng gây tử vong cho con người vì chúng không tiết chế được lượng nọc như cá thể trưởng thành.
Rắn chúa bụi rất ít di chuyển mà chủ yếu chỉ nằm chờ đợi con mồi tới. Chính vì thế, chúng có khả năng nhịn đói rất lâu. Mỗi năm, một con rắn trưởng thành chỉ cần ăn ít hơn 10 con mồi lớn là cũng có thể sống sót được.
Vào rừng lâu năm đặt bẫy cá, người đàn ông bất ngờ bẫy được con rắn khủng: Có nguy hiểm?
Đây là loài rắn có nọc độc, liệu chúng có nguy hiểm cho con người?
Trên kênh Youtube có tên Lãng Tử có một đoạn video về quá trình đặt bẫy cá ở một khu rừng rậm lâu năm. Trong quá trình kiểm tra bẫy thì người chủ kênh Youtube này đã phát hiện ra một con rắn rất to bên trong.
Con rắn đã bị mắc vào bẫy cá khi chui vào đây ăn mồi, vậy đây là loài rắn gì, có nguy hiểm hay không?
Con rắn mà người đàn ông bẫy được chính là một con rắn ri cá (Tên khoa học: Homalopsis buccata) - một loài rắn có nọc độc nhẹ sống chủ yếu ở miền sông nước miền nam. Chúng sống bán thời gian dưới nước và săn cá, ếch nhái... để ăn thịt.
Rắn ri cá. Ảnh: Dream time
Rắn ri cá thường dài khoảng 1m khi trưởng thành nhưng cơ thể lại rất mập mạp và có đầu to. Chúng có nhiều khoanh tròn trải dài từ đầu đến đuôi. Dưới bụng của rắn ri cá có các nốt màu đen như nốt ruồi nên rất dễ nhận dạng thông qua các đặc điểm kể trên.
Rắn ri cá được đánh giá là loài không gây nguy hiểm cho con người dù có nọc độc nhẹ. Không những thế, thịt của chúng rất thơm ngon nên thường bị săn lùng. Hiện nay nhiều mô hình nuôi rắn ri cá cũng hứa hẹn rất nhiều tiềm năng phát triển.
Loài nấm có thể điều khiển não kiến Sâu trong rừng rậm Amazon, một loài nấm ký sinh có thể lây nhiễm cho kiến và các loài côn trùng khác để sinh sản.