Thám hiểm khu vườn độc dược Alnwick nước Anh
Chắc hiếm có khu vườn nào trên thế giới lại hội tụ nhiều loại cây độc dược nhiều như ở khu vườn Alnwick tại Northumberland, phía Bắc nước Anh.
Khu vườn Alnwick nhìn từ trên cao
Đây có lẽ là điểm đến thử thách lòng gan dạ và sự tò mò vô đối của du khách bởi lẽ khu vườn có hơn 100 loại cây cỏ chứa độc tố hoàn toàn có khả năng nguy hại đến sức khỏe và tính mạng con người. Đã có nhiều khách du lịch bị bệnh nặng và ngất xỉu ở đây vì coi thường những lời khuyên nghiêm khắc không được chạm, ngửi hoặc đến quá gần những loại cây độc được trồng trong vườn.
Ngay từ cổng vào, những bảng hiệu đã gửi gắm du khách một thông điệp dữ tợn: “Các loại cây ở đây có khả năng giết chóc” bên cạnh bộ đầu lâu trắng, báo hiệu sự nguy hiểm thực sự.
Cổng vào gắn bảng cảnh báo nguy hiểm gây chú ý
Trong số các giống cây gây chết người tại Alnwick có foxgloves, Atropa belladonna – còn được gọi là bóng tối chết chóc hoặc cây độc cần, là thứ đã mang đến cái chết của nhà triết gia vĩ đại Socrates trong bản án tuyên phạt buộc phải tự tử bằng thuốc độc của thành Athena.
Ngoài ra còn có cây thầu dầu, có khả năng hủy hoại cơ quan nội tạng với một hạt giống duy nhất, và cây nux vomica vốn được dùng làm nguyên liệu chế biến thuốc trừ sâu. Hay như ngay cả lá cây nguyệt quế nhìn có vẻ vô hại nhưng du khách chớ có coi thường. Bởi có người từng lấy lá này về làm kỷ niệm đã bị chìm vào giấc ngủ sâu suốt quãng đường về vì không chống nổi khói độc tiết ra từ lá.
Cảnh báo có độc ở khắp nơi
Ngay cả một số loại cây có độc nổi tiếng cũng được đưa vào danh sách chẳng hạn như cần sa, cocaine, nấm ma thuật, cà độc dược, hoa thủy tiên bóng đèn, cây thuốc phiện và cây thuốc lá… và đương nhiên tất cả đều được trồng có giấy phép.
Việc chăm sóc các loại cây độc trong vườn cũng là một vấn đề khó khăn. Những người làm vườn phải đeo găng tay cũng như đồ bảo hộ thật an toàn khi làm việc. Một số loại cây được lưu giữ vĩnh viễn trong lồng, trong khi toàn bộ khu vườn được bảo vệ và canh gác 24 giờ.
Video đang HOT
Lối vào khu vườn xanh mát
Ý tưởng “quái đản” về khu vườn độc dược là của bà Jane Percy vốn là nữ công tước vùng Northumberland từ năm 1995. Bà cho biết muốn biến vùng hoang dã bị bỏ rơi thành một khu vườn, nhưng không phải là loại thường thấy ở miền quê nước Anh mà là một nơi truyền cảm hứng cho sự sợ hãi.
Cây có độc được trồng trong lồng nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc
Khu vườn hướng đến mục đích cung cấp kiến thức về độc tố chết người, kể những câu chuyện về cảm giác khi bị chết như thế nào và hướng dẫn cách phòng tránh. “Điều thực sự thú vị là để biết làm thế nào một cái cây có thể giết bạn, và vì sao các bệnh nhân chết, và những gì bạn cảm thấy trước khi chết,” nữ công tước nói.
Du khách có thể đến xem nhưng đừng đứng quá gần
Bà Jane Percy cho rằng khu vườn có mục đích giáo dục theo cách nào đó khi đưa ra những cảnh báo cho giới trẻ về những nguy hiểm của việc sử dụng ma túy hoặc cho chúng thấy sự khủng kiếp mà các loại độc dược tác hại đến sức khỏe con người. “Tôi nghĩ rằng nếu bạn có thể cho một đứa trẻ hiểu rõ sự khủng khiếp và cái chết rất đau đớn mà các loại cây độc có thể gây ra, chính là cách bạn có thể dạy cho đám trẻ một bài học giá trị về hậu quả của việc lén lút sử dụng chúng là như thế nào”.
Khu vườn đã mở cửa năm 2004 và hiện đang thu hút khoảng 800.000 du khách mỗi năm.
Tên cây kèm theo hình đầu lâu nhắc nhở du khách ở khắp nơi trong vườn
Du khách đọc những thông tin về độc tố và hướng dẫn cách phòng tránh
Theo iHay
Hình ảnh quốc gia Phật giáo Bhutan thanh bình
Bhutan được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, với nền văn hóa đặc sắc và 75% dân số theo đạo Phật.
Người mẹ và con trai đi qua cây cầu treo kín cờ cầu nguyện. Khoảng 75% dân số Bhutan theo Phật giáo dòng Kim Cương Thừa.
Bao quanh là những bức tranh Phật giáo đầy màu sắc, một cụ già quay kinh luân (bánh xe cầu nguyện) ở ngôi đền tại Punakha, phía tây Bhutan. Các kinh luân được chạm trổ tỉ mỉ với hàng nghìn câu thần chú. Người địa phương cho rằng mỗi lần quay bánh xe này cũng như đọc những thần chú hàng nghìn lần.
Cửa sổ của các hàng quán ở thủ đô Thimphu bán hàng hóa hiện đại, nhưng kiến trúc nhà vẫn theo kiểu truyền thống. Bhutan vẫn đứng ngoài ảnh hưởng của văn hóa phương Tây cho tới năm 1999, khi tivi và Internet được sử dụng ở quốc gia này.
Một gian hàng ở chợ Thimpu. Đồng rupee Ấn Độ được sử dụng rộng rãi ở Bhutan tới năm 1974, khi quốc gia này ban hành đồng tiền riêng - đồng ngultrum.
Các nhà sư biểu diễn một điệu nhảy ở lễ hội tại Bumthang, vùng trung tâm Bhutan. Các thị trấn của Bhutan thường tổ chức lễ Tsechus hàng năm, với các màn biểu diễn xoay quanh chủ đề tôn giáo và lịch sử.
Di tích Drukgyel Dzong, trước đây là một pháo đài và tu viện, nằm giữa những sườn đồi của thị trấn Paro, phía tây Bhutan. Công trình này bị hỏa hoạn phá hủy vào những năm 1950, và giờ là một điểm tham quan du lịch.
Nhà sư chỉnh sửa trang phục trước khi vào tu viện ở trung tâm Bhutan. Niềm tin Phật giáo có gốc rễ sâu xa là một trong những nhân tố chính để quốc gia này sử dụng GNP (tổng hạnh phúc quốc dân), thay cho GDP (tổng sản phẩm quốc nội) để đo độ thịnh vượng.
Một tín đồ đạo Phật quay hàng bánh xe kinh luân ở đền thờ tại Thimpu. Văn hóa truyền thống vẫn được duy trì mạnh mẽ ở Bhutan. Người dân thường mặc trang phục dân tộc trong cuộc sống thường ngày.
Học sinh ở thị trấn Punukha đang chờ xe bus trước dzong - một kiểu pháo đài kiêm tu viện ở Bhutan. Quốc gia này có khoảng 18 dzong đang hoạt động, dưới vai trò tôn giáo và trung tâm hành chính.
Những thửa ruộng bậc thang và ngọn đồi thoai thoải là hình ảnh thường thấy ở miền nông thôn Bhutan. Kiểu canh tác truyền thống rất phổ biến ở đây. Bhutan dự định sẽ có nền nông nghiệp 100% hữu cơ vào năm 2020.
Những người lính sau lễ hạ cờ ở Tashichho Dzong, trung tâm quyền lực của chính phủ Bhutan. Quốc gia này có nền quân chủ chuyên chế tới năm 2008, sau đó chính phủ chuyển sang quân chủ lập hiến.
Người dân địa phương ngắm nhìn Tashichho Dzong ở Thimphu vào buổi tối. Được xây dựng năm 1216, khu tổ hợp đền đài, công trình hành chính này là trung tâm quyền lực của Bhutan.
Các lá cờ nguyện treo ở điểm quan sát nhìn ra Taktsang Palphug, tu viện hàng trăm năm tuổi, nơi được coi là biểu tượng quốc gia của Bhutan. Nằm trên vách đá bên thung lũng Paro, ngôi đền cổ này là điểm hành hương cho người Bhutan.
Theo Zing News
Sắc màu Phật giáo ấn tượng khắp châu Á Nhiếp ảnh gia Jeremy Homer hành hương qua 16 nước Phật giáo ghi lại những hình ảnh ấn tượng đầy sống động. Những nhà sư tụ hội rước nến trong lễ tấn phong của các nhà sư mới tại Wat Phra Dhammakaya, một đền thờ phía bắc Bangkok, Thái Lan. Đây là thánh địa của phong trào Dhammakaya, một giáo phái Phật giáo...