Thăm Hà Giang mùa lúa chín vàng, dự Lễ hội Gầu Tào kỳ bí và độc đáo của đồng bào dân tộc Mông
Là một huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Hà Giang, Hoàng Su Phì được thiên nhiên ban tặng những cảnh quan hùng vĩ, từ lâu đã được du khách đánh giá là điểm đến thú vị với những địa danh nổi tiếng.
Ruộng bâc thang ở Hoàng Su Phì đẹp như tranh vẽ. (Ảnh: Nguyễn Phương)
Đến Hoàng Su Phì đầu tháng 9 này, du khách không chỉ được tận hưởng điều kiện khí hậu đặc trưng của vùng cao mà còn được ngắm cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt với những dãy núi trùng điệp Tây Côn Lĩnh ẩn mình trong sương.
Những cánh rừng nguyên sinh nằm xen kẽ giữa những nhánh sông, suối đầu nguồn, tận mắt trải nghiệm những nương chè san tuyết cổ thụ, những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ. Du khách còn được xem và trải nghiệm Lễ hội Gầu Tào – 1 lễ hội kỳ bí và độc đáo của đồng bào dân tộc Mông.
Theo ông Hoàng Đức Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì: Những năm gần đây, Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông xã Tả Sử Choóng được tổ chức như 1 điểm nhấn thu hút khách du lịch đến với huyện Hoàng Su Phì.
Trước đây, đồng bào thường tổ chức vào mùa Xuân. Nay lễ hội được tổ chức vào những ngày đầu tháng 9 – thời điểm lúa đang bắt đầu chuyển vàng, mở màn cho chương trình du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì”.
Ở Hà Giang, dân tộc Mông có dân số đông nhất, khoảng trên 310.000 người, chiếm gần 32% các dân tộc trong tỉnh; với 2 nhóm chính là Mông trắng và Mông hoa, sinh sống chủ yếu ở các huyện phía Bắc (gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc) và 2 huyện phía Tây (Hoàng Su phì, Xín Mần).
Văn hóa truyền thống người Mông là 1 kho tàng phong phú với nhiều phong tục, tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng. Đây là nét văn hóa của cộng đồng người Mông được lưu giữ từ lâu đời.
“Gầu Tào” tiếng Mông nghĩa là “chơi ngoài trời”. Việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa, dân tộc, tăng cường quảng bá đến du khách trong và ngoài nước về lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch của Hà Giang cũng như huyện Hoàng Su Phì.
Trong lễ hội, đầu tiên người dân phải chọn và dựng được 1 cây gỗ (thường là cây sa mộc) làm cây nêu và được trồng trên bãi đất rộng, bằng phẳng, thể hiện sự vững chãi, tâm điểm của trời đất.
Video đang HOT
Cây nêu được chọn phải không cụt ngọn, nghĩa là cây nhỏ, liền mạch từ gốc đến ngọn, không bị gãy. Ngọn cây nêu phải hướng về hướng Đông, là hướng sinh với mong muốn của người Mông là cầu sinh con và mùa màng bội thu.
Cùng đó, bà con chuẩn bị 1 bó đậu tương có quả, 1 bó lúa, 1 chai rượu và 1 con gà là những đồ lễ được treo lên cây nêu. Sau khi cúng xong, mọi người sẽ trèo lên cây; ai lấy được con gà, chai rượu thì đó là phần thưởng.
Ông Ma Seo Vàng, 1 người am hiểu tập tục của tổ tiên ở xã Tả Sử Choóng chia sẻ, đồng bào Mông luôn tin rằng, cây nêu có thể giúp họ kết nối trời và đất. Leo được lên ngọn nêu, nghĩa là hái được lộc trời cho cả năm mạnh khỏe, sung túc; người người trong làng đều khỏe mạnh, mùa màng bội thu.
Đây là truyền thống văn hóa lâu đời gắn với sản xuất lúa nước của người dân vùng cao Hà Giang, phản ánh sự gắn kết tự nhiên và thần linh của đồng bào.
Khi cây nêu đã được dựng lên là lúc bắt đầu lễ hội. Cuộc thi leo cây nêu hái lộc cũng được thực hiện ngay sau đó. Cuộc thi không quy định thời gian, khi nào với được miếng vải đỏ trên ngọn cây là kết thúc nhưng bắt buộc phải lấy bằng được trong ngày.
Đó không chỉ là niềm vui của người trực tiếp trèo lên được đỉnh ngọn cây nêu, lấy được lễ vật của thần linh mà còn là của tất cả người Mông tham dự lễ hội.
Sau phần lễ, phần hội là các tiết mục văn nghệ dân gian, các hoạt động thể thao và trò chơi truyền thống gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của đồng bào dân tộc Mông như: đánh yến, đánh sảng, bắn cung, đi cà kheo, đánh cù, bắn nỏ…
Khác với những năm trước, đến với lễ hội Gầu Tào năm nay, bà con dân tộc Mông còn mang đến đây những mặt hàng nông sản đặc sắc của các làng nghề, hợp tác xã, cơ sở sản xuất để giới thiệu và bán cho khách du lịch.
Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông ở xã Tả Sử Choóng, huyện Hoàng Su Phì không chỉ tôn vinh bản sắc văn hóa của dân tộc Mông mà còn là sợi dây liên kết giữa cộng đồng các dân tộc vùng cao. Qua đó, góp phần giới thiệu, bảo tồn nét văn hóa truyền thống, tạo nên bản sắc độc đáo riêng.
Sự tinh tế trong các nghi lễ, tín ngưỡng và lễ hội nơi đây đã và đang thu hút, mời gọi du khách trong và ngoài nước đến với Hoàng Su Phì – mảnh đất hội tụ những lợi thế để đẩy mạnh du lịch, là lựa chọn của du khách khi đến với Hà Giang.
Mùa lúa chín vàng tuyệt đẹp ở nơi không có sự chen chúc ngạt thở
Nhờ sự vắng vẻ hơn so với Y Tý, Mù Cang Chải mà Hoàng Su Phì vào mùa lúa chín tháng 9, 10 trở thành điểm đến hấp dẫn, không có sự chen lấn, ngột ngạt và chen nhau chụp ảnh của du khách.
Hoàng Su Phì là một huyện biên giới ở phía Tây của tỉnh Hà Giang, cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 100km. Nơi đây là địa điểm lý tưởng cho du khách thích chinh phục các cung đường mạo hiểm, ngắm nhìn núi non hùng vĩ. Vào những ngày giữa tháng 9, khi những địa danh như Y Tý (Lào Cai), Mù Cang Chải (Yên Bái) quá đông đúc khách du lịch, phải chen lấn, tạo cảm giác chán chường cho nhiều người thì ở Hoàng Su Phì nhờ sự vắng vẻ mà trở nên thơ mộng, đáng đặt chân đến hơn cả.
Không giống như ở Mù Cang Chải dịp tháng 9-10 khi lúa chín bà con không gặt sớm mà để lại thêm ít ngày để kinh doanh dịch vụ du lịch mà tại Hoàng Su Phì nhiều nông dân thời điểm này đã ra đồng thu hoạch. Tùy địa bàn mà lúa sẽ vàng dần trong vòng một tháng, cảnh sắc đẹp nhất thường rơi vào khoảng tuần thứ 2 của tháng 10.
Toàn huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) có khoảng 3.720 hecta ruộng bậc thang. Vào thời điểm này, các cánh đồng có sự pha trộn giữa hai màu vàng và xanh tạo nên nét đẹp độc đáo. Nhờ lúa chín muộn, nơi đây được coi là điểm đến cuối cùng trong hành trình chiêm ngưỡng mùa vàng vùng núi phía Bắc.
Hàng nghìn thửa ruộng bậc thang trải đều tít tắp, uốn lượn quanh những sườn đồi, lưng núi, tầng tầng lớp lớp đan xen vào những khoảng rừng, khe suối, tạo lên một vẻ đẹp bất tận.
Khung cảnh lúa ngả vàng tại bản Luốc - nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất cả nước.
Lúa chín tại Bản Phùng - nơi có ruộng bậc thang đẹp nhất Hoàng Su Phì. Đây là nơi sinh sống của dân tộc La Chí với những mái nhà truyền thống đan xen giữa những thửa ruộng trải dài.
Thảo Nguyên (du khách đến từ Hà Nội) chia sẻ: "Mình từng đến Mù Cang Chải ngắm mùa vàng, rất ấn tượng. Du lịch dịch vụ tại đó cũng phát triển nên khách tứ phương lui tới thuận tiện. Còn với Hoàng Su Phì thì lại là một cảm giác khác lạ. Ở đây vắng vẻ hơn với nhiều nét hoang sơ hiếm có".
Lác đác một vài homestay được xây dựng tại bản Luốc, thuận tiện cho du khách ngắm cảnh núi non hùng vĩ và những thửa ruộng từ trên cao.
Không chỉ đến để chiêm ngưỡng mùa vàng, nhiều du khách còn thích thú bởi cảnh sắc núi rừng và những biển mây mà vào mùa này gần như ngày nào cũng xuất hiện.
Anna (du khách đến từ Đức) chia sẻ: "Tôi yêu thích du lịch trải nghiệm, vì vậy chọn Hoàng Su Phì là điểm đến. Từ đường đi, khung cảnh núi rừng, sự vắng vẻ, hoang sơ... tất cả đều rất tuyệt vời".
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được công nhận là Di tích cấp quốc gia năm 2012 và trở thành điểm du lịch quan trọng của tỉnh Hà Giang. Tuần văn hóa du lịch ruộng bậc thang được huyện Hoàng Su Phì tổ chức từ ngày 24 đến 26/9, cho đến nay đã trở thành thông lệ và thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.
Hà Giang: Hoàng Su Phì "mùa vàng" vẫy gọi Chương trình "Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì" được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015. Qua 7 mùa tổ chức bằng các hình thức khác nhau (trực tiếp và trực tuyến), đều để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng du khách. Đến với Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang vào mùa lúa chín năm nay,...