Tham gia tín dụng đen, nữ thủ quỹ ACB thụt két 13 tỷ đồng
Thu “rút ruột” 13 tỷ đồng gồm tiền, vàng, ngoại tệ để hợp tác làm ăn với 3 đầu nậu tín dụng đen.
Ảnh minh họa
Theo bản án ngày 29/9 của TAND Hà Nội, đầu năm 2013, Trần Thị Thu (thủ quỹ Phòng giao dịch Đền Lừ, Ngân hàng ACB) tham gia hoạt động tín dụng đen với vợ chồng Trần Thị Hương – Đặng Quang Huy. Ngày 16/8/2013, Thu lén lấy 3 tỷ đồng trong két của cơ quan giao cho Huy và Hương, giao hẹn 2 ngày sau phải trả. Tuy nhiên, do không có biên nhận, Thu không thể thu hồi được số tiền này
Bù lại khoản thâm hụt, ngày 18/8/2013, Thu đã trộm 74 cây vàng SIC của cơ quan mang cầm cố được 2,5 tỷ đồng. Cùng ngày, Thu lấy trộm tiếp 20.000 USD. Hai ngày 6 và 7/9/2013, Thu tiếp tục “ thụt két” tổng cộng 9 tỷ đồng.
Tại phiên tòa, Thu khai số tiền, vàng, USD đã biển thủ, tổng cộng hơn 13 tỷ đồng, đều đổ vào thị trường tiền tệ ngoài luồng cho Hương và 2 đầu nậu ở Thái Nguyên.
Do không có tiền trả ngân hàng, Thu vay của Huy 500 triệu đồng. Không thanh toán đúng hẹn, Thu bị Huy dẫn đàn em đến tận nơi làm việc ép đưa về Thái Nguyên. Sau đó, vợ chồng Huy ép Thu viết giấy vay nợ thành 1,9 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tòa tuyên phạt Thu 20 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Huy lĩnh 17 năm, Hương nhận 12 năm 6 tháng và hai đàn em bị kết án có hành vi bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản.
Việt Dũng
Theo VNE
An ninh kinh tế từ lời cảnh báo của Bộ trưởng Bộ Công an
Việc liên tiếp phát hiện hàng loạt đường dây cá độ bóng đá nghìn tỷ hay các vụ bê bối bán hàng đa cấp, tín dụng đen khiến Bộ trưởng Bộ Công an hết sức lo lắng. Một số lượng lớn tiền mặt dư thừa trong nền kinh tế, thay vì đưa vào sản xuất kinh doanh, lại bị đổ vào các hoạt động tội phạm. Đó chính là nỗi bất an của Bộ trưởng Tô Lâm.
Phát biểu tại phiên họp Chính phủ chiều 01/07, Bộ trưởng Tô Lâm cảnh báo: "Thời gian gần đây, qua đấu tranh chống diễn biến tội phạm liên quan đến kinh tế - xã hội, cơ quan công an nhận thấy tình trạng tiền mặt tồn đọng trong dân rất lớn". Theo đó, chỉ tính riêng đợt Euro 2016 đang diễn ra, lực lượng công an đã liên tiếp phát hiện và triệt phá nhiều đường dây cá độ bóng đá "khủng" tại một số tỉnh phía Bắc với quy mô lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Đánh giá về vấn đề này, Bộ trưởng Tô Lâm chia sẻ: "Tôi thấy việc này rất bất an. Tại sao lại có nguồn tiền lớn như thế tham gia vào hoạt động cá độ, mà hậu quả của nó rất phức tạp".
Bộ trưởng Bộ Công an cảnh báo rủi ro từ tình trạng thừa tiền mặt trong nền kinh tế
Bên cạnh đó, người đứng đầu ngành công an cũng đề cập đến hoạt động bán hàng đa cấp ngày càng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều loại tội phạm mới núp bóng phương thức kinh doanh này. "Một công ty đa cấp với lời chào lãi suất lớn một tý đã huy động được rất nhiều người dân tham gia. Người nghèo, người vùng sâu vùng xa cũng tham gia. Tây Nguyên vừa qua cũng có tình trạng đó rồi", Bộ trưởng cho hay.
Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh đến vấn nạn tín dụng đen đang hoành hành tại nhiều địa phương trong cả nước. Đây cũng là một biểu hiện cho thấy, người dân đang găm giữ khá nhiều tiền mặt, qua đó góp phần tạo ra những bất ổn trong xã hội cũng như chính cuộc sống của người dân.
Xét về góc độ an ninh kinh tế:
- Một mặt, Bộ trưởng Bộ Công an cảnh báo Chính phủ tình trạng dư thừa tiền mặt quá nhiều sẽ dẫn đến việc dễ dàng rơi vào tay các băng nhóm, tổ chức tội phạm thông qua các đường dây đánh bạc, cá độ bóng đá và lừa đảo, là nguồn gốc xuất hiện nhiều loại hình tội phạm kinh tế mới ngày càng tinh vi và nguy hiểm.
- Mặt khác, tình trạng dư thừa tiền mặt quá mức có thể là nguyên nhân dẫn đến "bong bóng" tài sản và lạm phát, khiến nền kinh tế có nguy cơ lâm vào cuộc đại khủng hoảng mới. Tiền mặt dư thừa và nhàn rỗi, không đưa vào sản xuất kinh doanh, chính là nguồn gốc dung dưỡng cho nền kinh tế ngầm, buôn gian bán lận, trốn thuế, cho tham nhũng và tiêu cực phát sinh, rất khó kiểm soát. Đây mới chính là nỗi lo ngại lớn nhất và ý nghĩa lời cảnh báo của Bộ trưởng Bộ Công an.
Từ tháng 6/2015 đến nay, bộ công an liên tiếp triệt phá đường dây cá độ bóng đá hàng ngàn tỷ đồng trong mùa Euro
Qua đó, Bộ trưởng Tô Lâm đã đề nghị Chính phủ, các cơ quan tài chính, ngân hàng có biện pháp đánh giá, quản lý, xây dựng kế hoạch huy động nguồn tiền mặt tồn đọng, dư thừa khá lớn để đưa vào sản xuất kinh doanh, tránh để xảy ra tình trạng tiền chết. Cùng với đó, ngành ngân hàng phải có giải pháp để người dân ở nông thôn, vùng sâu - xa có cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng thuận lợi hơn.
Phản hồi thông tin này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho rằng, tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông xét về số tuyệt đối là cao, dù đã giảm từ 20% xuống còn 11-12% vài năm gần đây. "Ngân hàng Nhà nước đã tính đến chuyện này, cũng đã nhiều lần họp và yêu cầu các cục, vụ chức năng có giải pháp cụ thể, tiến tới triển khai thanh toán không dùng tiền mặt" - Thống đốc Lê Minh Hưng nói.
Riêng với giải pháp đẩy lùi tín dụng đen, Thống đốc cho rằng, hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh tại vùng sâu, vùng xa, phát triển thêm công cụ đầu tư để giảm bớt hoạt động tín dụng đen.
Tuy nhiên, đáng lên án hơn, một số tờ báo lớn, thay vì là một kênh thông tin tích cực và đầy đủ cho người dân, lại giật tít câu view theo chiều hướng dễ gây hiểu lầm lời phát biểu của Bộ trưởng (nổi bật như: Bộ trưởng Công an "bất an" vì tiền trong dân quá lớn, Dân đang giữ khá nhiều tiền mặt, Bộ trưởng Công an bất an vì người dân giữ nhiều tiền mặt) tạo điều kiện cho các trang mạng và đối tượng phản động xuyên tạc, hạ uy tín và mất lòng tin vào chính sách điều hành của chính phủ.
Thùy Linh
Theo NTD
Cảnh sát giải cứu con nợ bị nhóm giang hồ bắt giữ, tra tấn Vay tiền "không thế chấp" theo thông tin trên tờ rơi, nam thanh niên ở TP.HCM bị nhóm giang hồ Hải Phòng đánh đập khi không còn khả năng trả. Ngày 1.7, Công an quận 10 (TP.HCM) tạm giữ hình sự Hồ Đức Khánh (34 tuổi), Lê Ngọc Châu (33 tuổi) và Nguyễn Hồng Giang (32 tuổi, cùng ngụ Hải Phòng) về hành...