Tham gia câu lạc bộ “Mỹ nhân love”, nam thanh niên bị chiếm đoạt 10 tỷ
Mặc dù Công an thành phố Hà Nội cũng đã cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo khi tham gia ứng dụng hẹn hò tuy nhiên thời gian gần đây tiếp tục có các nạn nhân bị mắc bẫy.
Ngày 28/8, Công an thành phố Hà Nội thông tin, hiện nay, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều ứng dụng hẹn hò, tạo điều kiện cho những người độc thân muốn tìm bạn bè để chia sẻ, tâm sự. Nhưng đây cũng là cơ hội cho những kẻ phạm tội lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của một số người dân để lừa đảo.
Mặc dù Công an thành phố Hà Nội cũng đã cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo khi tham gia ứng dụng hẹn hò tuy nhiên thời gian gần đây tiếp tục có các nạn nhân bị mắc bẫy. Với quảng cáo chỉ cần thực hiện những thao tác đơn giản mà cũng có thể kiếm ra tiền, nạn nhân vì nhẹ dạ, chỉ thấy được cái lợi trước mắt mà dễ dàng dính bẫy lừa đảo.
Video đang HOT
Mới đây, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao nhận được đơn trình báo của một nam thanh niên bị chiếm đoạt số tiền lên tới 10 tỷ đồng khi tham gia nhóm hẹn hò Câu lạc bộ “Mỹ nhân Love” trên Telegram. Nạn nhân được hướng dẫn nạp tiền để kích hoạt thẻ thành viên và nhận phần hoa hồng từ việc nạp tiền.
Sau khi kích hoạt thẻ thành công, các đối tượng lấy lý do báo lỗi hệ thống, yêu cầu nạn nhân đã liên tiếp chuyển gần 40 lần với số tiền hơn 8 tỷ đồng. Do không rút được tiền, nạn nhân được giới thiệu lãnh đạo cấp trên của Câu lạc bộ hỗ trợ rút tiền trực tiếp tại ngân hàng.
Tại đây, các đối tượng thông báo nộp 500 triệu đồng để được hợp thức hóa số tiền. Nạn nhân chuyển tiếp 320 triệu đồng, sau đó, tiếp tục được yêu cầu chuyển 590 triệu đồng để bảo mật nguồn tiền. Sau đó, các đối tượng thông báo nạn nhân sẽ rút được 82% tổng tiền đã nộp nhưng phải thanh toán phí bồi thường. Lúc này nạn nhân mới biết mình bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo. Tổng số tiền nam thanh niên này đã bị chiếm đoạt là hơn 10 tỷ đồng.
Để phòng tránh lừa đảo, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo người dân tìm hiểu kỹ về ứng dụng hẹn hò muốn tham gia; không tham gia vào các hoạt động, diễn đàn, hội nhóm mang tính chất “đồi trụy” trên không gian mạng.
Cẩn trọng với yêu cầu tài chính như yêu cầu nộp phí mở tài khoản, kích hoạt thẻ thành viên và nhận hoa hồng hoặc tham gia các giao dịch tài chính không rõ nguồn gốc. Các đối tượng thường sử dụng chiêu trò hứa hẹn lợi nhuận cao hoặc cơ hội đầu tư hấp dẫn để chiếm đoạt tài sản của nạn nhân. Chỉ thực hiện giao dịch chuyển tiền khi xác định chắc chắn định danh của người mình trao đổi và tuyệt đối không click vào những đường link lạ. Nếu cuộc gọi, tin nhắn từ người tự xưng là đại diện cho ngân hàng, không trả lời mà gọi trực tiếp cho ngân hàng để xác nhận tin nhắn, cuộc gọi vừa rồi có đúng là ngân hàng thực hiện hay không.
Nếu bạn nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, hãy thông báo ngay cho cơ quan Công an địa phương để được hỗ trợ, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, người dân nên cập nhật kiến thức thường xuyên về các phương thức thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới mà các loại tội phạm thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng Thông tin điện tử, Facebook của Công an thành phố Hà Nội.
Giả danh Công an xã hướng dẫn kích hoạt định danh điện tử để lừa đảo
Từng được Công an xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội tuyên truyền về thủ đoạn đối tượng xấu giả danh Công an gọi điện thoại lừa đảo chiếm đoạt tiền, bà N.T.L (SN 1953, trú ở thôn Đường Nhạn, xã Xuân Nộn) đã tỉnh táo, không bị mắc bẫy.
Khoảng 10h ngày 16/6, bà N.T.L đang ở nhà thì nhận được điện thoại của một người đàn ông tự giới thiệu là Công an xã Xuân Nộn phụ trách thôn Đường Nhạn. Qua điện thoại, người đàn ông mời bà N.T. L ra trụ sở Công an xã để kích hoạt định danh điện tử. Quá trình nói chuyện, cùng với việc thông báo bà L. chưa đăng ký, kích hoạt định danh điện tử, người đàn ông tự xưng là "Công an xã" còn cho biết, bà đang bị một ngân hàng có chi nhánh ở quận Tây Hồ đòi nợ số tiền 66 triệu đồng.
Khi bà L. khẳng định không vay nợ ngân hàng thì người tự xưng là "Công an xã" nói rằng, sẽ có cán bộ của Công an TP Hà Nội gọi điện thoại trao đổi thông tin với bà L và hướng dẫn bà làm bản tường trình sự việc.
Bà L. tường trình sự việc tại cơ quan Công an.
Một lúc sau đó, có một người đàn ông tự xưng là "cán bộ Công an TP Hà Nội", gọi điện thoại cho bà L. Sau khi cam kết sẽ hướng dẫn, đảm bảo bà L. vô can trong việc nợ tiền, vị "cán bộ Công an TP Hà Nội" yêu cầu bà L. phải chuyển 66 triệu đồng qua tài khoản để chứng minh không nợ tiền. Sau khi chứng minh, bà L. sẽ được nhận lại đủ 66 triệu đồng.
Đến lúc này, bà L. đã nhận thấy những điều không bình thường. Do trước đó đã được Công an xã Xuân Nộn tuyên truyền về phương thức và thủ đoạn phạm tội của các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên bà đã tìm cách thông tin đến Công an xã. Sau khi nhận được thông tin, Công an xã Xuân Nộn đã phối hợp, xử lý vụ việc, ngăn chặn vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo Trung tá Đinh Văn Khoa, Trưởng Công an xã Xuân Nộn, đây là trường hợp lừa đảo đầu tiên ghi nhận ở địa bàn xã. Song do đã được tuyên truyền nên người dân đã rất cảnh giác... Tuy nhiên qua sự việc này, Công an xã đã báo cáo cơ quan cấp trên để tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân. Bởi rất có thể, đối tượng xấu sẽ không dừng lại ở xã Xuân Nộn
Tội phạm lừa đảo trên không gian mạng tấn công bà con vùng cao Giao dịch trên môi trường số đem lại nhiều tiện ích nhưng đi kèm là tội phạm sử dụng công nghệ cao xuất hiện ngày càng nhiều, không ít bà con vũng cao đã "mắc bẫy". Ông T. ở xã Mai Sơn (huyện Lục Yên, Yên Bái) có con làm việc tại Nhật Bản nên gia đình thường xuyên liên lạc với nhau...