Tham gia bảo hiểm y tế là bắt buộc
BHYT sẽ giảm mức thanh toán đối với trái tuyến, vượt tuyến (cả nội trú avà ngoại trú).
Đó là những thông tin đáng chú ý được đưa ra tại Hội nghị xin ý kiến đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) do Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức ngày 19/6. Theo dự thảo thì BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với mọi đối tượng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, góp phần thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân.
Bắt buộc tham gia
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, việc tham gia BHYT ở nước ta đang theo tâm lý ngược chiều, chỉ khi ốm hoặc sắp ốm, người dân mới thấy xuất hiện nhu cầu mua thẻ BHYT. “Vì vậy, tiến tới BHYT toàn dân sẽ góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển” – bà Xuyên nói.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, cho biết thêm quá trình triển khai cho thấy quy định việc tham gia BHYT hiện nay chưa rõ ràng nên nhiều nhóm đối tượng đã không tham gia. Vì vậy, để tiến tới thực hiện BHYT toàn dân thì luật sửa đổi phải quy định tham gia BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc.
Người dân mua BHYT tại UBND phường 3, quận 5, TP.HCM. Ảnh: HTD
Dự thảo cũng bổ sung quy định phương thức đóng chuyển đổi từ tham gia BHYT cá nhân sang tham gia theo hộ gia đình. Nhiều đại biểu đồng tình và cho rằng BHYT hộ gia đình là hình thức gắn trách nhiệm tham gia BHYT của hộ gia đình và trách nhiệm của UBND cấp xã trong thực hiện BHYT. Đồng thời, tạo điều kiện dễ quản lý, dễ triển khai cũng như thống nhất được chế độ, nghĩa vụ và quyền lợi của người tham gia BHYT.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng bổ sung việc thanh toán BHYT cho điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt cho trẻ em dưới sáu tuổi nhằm tăng quyền lợi BHYT cho trẻ em.
Giảm mức thanh toán đối với trái tuyến
Video đang HOT
Cũng theo dự thảo, BHYT sẽ giảm mức thanh toán đối với trái tuyến, vượt tuyến (cả nội trú và ngoại trú) với mức thanh toán giảm từ 30%, 50%, 70% như hiện nay xuống còn 20%, 40%, 60% theo hạng BV đối với trường hợp nội trú và 10%, 20%, 30% theo hạng BV đối với trường hợp ngoại trú.
Theo nhiều đại biểu, việc quy định mức cùng chi trả cao hơn đối với trường hợp khám, chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến là cần thiết, phù hợp với kinh nghiệm các nước để hạn chế việc vượt tuyến kỹ thuật, hạn chế sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, giảm tình trạng quá tải và đảm bảo sự an toàn của quỹ mà vẫn đáp ứng được nhu cầu tiếp cận dịch vụ của người tham gia BHYT.
Nhiều đại biểu cũng đồng tình với quy định quỹ BHYT sẽ thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí khám, chữa bệnh mà người bệnh cùng chi trả trong năm lớn hơn 12 tháng lương cơ bản (trừ trường hợp vượt tuyến, trái tuyến và sử dụng thuốc ngoài danh mục). Theo đại diện Vụ BHXH, việc quy định cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh không có giới hạn mức chi trả tối đa với những người mắc bệnh nặng, có chi phí lớn (ung thư, phẫu thuật, can thiệp tim mạch, ghép tạng, chạy thận nhân tạo…) là cần thiết để giảm phần tự chi trả trực tiếp từ tiền túi của mỗi cá nhân do chi phí y tế quá lớn. Đây là điểm mới nhằm giảm chi tiêu y tế từ tiền túi của mỗi cá nhân, tránh được “bẫy nghèo” trong y tế cho các trường hợp bệnh nặng chi phí lớn.
Thành lập Hội đồng tư vấn chính sách BHYT Để đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong sử dụng thuốc, trong sử dụng các dịch vụ y tế, sử dụng quỹ BHYT, Bộ Y tế đang đề xuất thành lập Hội đồng đánh giá, thẩm định BHYT. Hội đồng có nhiệm vụ đánh giá chi phí và chất lượng chuyên môn, tính phù hợp của việc cung ứng dịch vụ y tế cho người bệnh; thẩm định chi phí mà cơ sở khám, chữa bệnh yêu cầu thanh toán; quyết định hoàn lại chi phí, kiểm tra gian lận trong quản lý và sử dụng quỹ BHYT. Đồng thời, xây dựng các tiêu chuẩn để thẩm tra, đánh giá; xây dựng và hướng dẫn về cơ chế thanh toán cho phù hợp. Điều này nhằm bảo đảm quyền lợi của người có thẻ BHYT, tính hợp lý trong cung ứng dịch vụ của các cơ sở khám, chữa bệnh, bảo đảm tính tuân thủ các quy định của pháp luật về BHYT, có thể hạn chế hiện tượng lạm dụng quỹ BHYT, đồng thời bảo đảm Quỹ BHYT được sử dụng có hiệu quả. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên
Theo 24h
Kiểm tra thông tin Dân trí nêu về GĐ Bệnh viện Đa khoa TW Cần Thơ
Ngày 17/5, báo Dân trí có bài "Bộ Y tế dung dưỡng sai phạm của GĐ BVĐKTƯ Cần Thơ?". Cùng ngày, Bộ Y tế có công văn hỏa tốc do Phó Chánh văn phòng Bộ Y tế Nguyễn Anh Tuấn ký gửi Thanh tra Bộ Y tế.
Công văn của Bộ Y tế gửi báo Dân trí
Nội dung của công văn nêu rõ: "Để kịp thời xử lý những thông tin bài báo Dân trí nêu, văn phòng Bộ kính đề nghị Thanh tra Bộ làm đầu mối phối hợp với các Vụ, Cục và đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra thông tin trên báo nêu, đề xuất giải pháp xử lý, kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ".
Trước đó, những dấu hiệu sai phạm của ông Đặng Quang Tâm - Giám đốc BVĐK TW Cần Thơ đã bị nhiều cơ quan báo chí điều tra, phanh phui trước dư luận trong thời gian nhiều năm liền. Riêng báo Dân Trí đã có hàng loạt bài, tin về dấu hiệu sai phạm, tiêu cực tại đơn vị này trong thời gian ông Tâm điều hành, quản lý.
Phía Bộ Y tế (BYT) cũng đã nhiều lần cử các đoàn thanh - kiểm tra đến làm việc tại Bệnh viện này. Thế nhưng, những khuất tất và sai phạm do các cơ quan ngôn luận nêu ra vẫn không được làm sáng tỏ.
Sau đó một số người đã làm đơn tố cáo những hành vi sai phạm của cá nhân Giám đốc Đặng Quang Tâm tới đại biểu Quốc hội đồng thời cũng là Bộ trưởng Bộ Y tế. Ngày 7/12/2012 Bộ trưởng Bộ Y tế ký QĐ số 4864/QĐ-BY, cử Đoàn thanh tra gồm 7 người, do ông Hà Hào Hiệp - Phó chánh Thanh tra Bộ làm Trưởng đoàn, đến thanh tra, làm rõ 8 nội dung công dân tố cáo.
Nội dung kết luận thanh tra nêu rõ: các vấn đề liên quan tới công tác đấu thầu từ năm 2008 đến nay ông Tâm đều không xét thầu theo luật, cố ý làm trái, giá trúng thầu cao hơn giá kế hoạch, thuốc giá cao cũng trúng thầu, giá thấp cũng trúng thầu, dồn gánh nặng lên vai người bệnh, gây thất thoát quỹ bảo hiểm, thất thoát ngân sách Nhà nước. Thế nhưng, các quyết định đưa ra chỉ là "kiểm điểm trách nhiệm", thay vì thực thi nghiêm tinh thần Luật Thanh tra, chuyển hồ sơ sai phạm sang Cơ quan điều tra để điều tra - xử lý.
Điểm mặt những sai phạm!
Năm 2008 ông Tâm mua gần 100 chiếc tủ đựng tài liệu, đấu thầu là đố (khung - pv) cam xe, mặt xoan đào bằng gỗ tự nhiên ghép thanh, nhưng khi nhận hàng là gỗ công nghiệp. Thanh tra kết luận toàn bộ tủ đựng tài liệu là gỗ công nghiệp, nhưng không đưa ra hướng xử lý sai phạm.
Năm 2009, ông Đặng Quang Tâm (Giám đốc BVĐKTƯ Cần Thơ) đã "qua mặt" Bộ Y tế, mua gần 70 tỷ đồng tiền thuốc không thông qua đấu thầu theo Luật Đấu thầu, không được phê duyệt về giá của BYT (Theo Thông tư Liên tịch số 10/2007 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính). Cũng trong năm này, ông Tâm ký quyết định cho nhiều mặt giá có giá trúng thầu cao hơn giá kế hoạch và số tiền thất thoát là rất lớn, nhưng, cơ quan Thanh tra BYT không làm rõ thất thoát, không đề xuất hướng xử lý.
Ông Tâm cố tình làm trái, ký quyết định cho nhiều mặt hàng trúng thầu cao hơn giá kế hoạch
Chưa hết, trong năm 2009 ông Đặng Quang Tâm cho trúng thầu mặt hàng thuốc haxone chưa có số đăng ký (visa). Thanh tra Bộ cũng kết luận ông Tâm làm sai luật đấu thầu mà không đưa ra hướng và hình thức xử lý.
Tiếp đó, vụ ông Tâm cử anh vợ là bác sĩ Nguyễn Minh Tấn đi học bác sĩ chuyên khoa 2 khi ông này chưa là nhân viên bệnh viện, đoàn thanh tra kết luận, ở vấn đề này người tố cáo sai, nhưng Đoàn thanh tra lại đề nghị Sở Y tế TP Cần Thơ thu lại tiền đã cử ông Tấn đi học chuyên khoa I, đề nghị bệnh viện Đa khoa TƯ Cần Thơ thu lại tiền đã chi lương cho bác sĩ Tấn nhiều tháng liền khi ông Tấn là bác sĩ "chui" của bệnh viện.
Tiếp đến, năm 2011 ông Tâm lại ra 3 quyết định cùng số khác ngày chênh nhau số tiền 120 tỷ đồng. Ông Tâm cũng cố tình cho 64 công ty trúng thầu với số tiền gần 120 tỷ đồng không đúng với luật đấu thầu. Cùng năm này, ông Tâm mua nhiều loại thuốc cùng hoạt chất, cùng biệt dược, cùng nguồn gốc xuất xứ nhưng thuốc giá cao cũng trúng, giá thấp cũng trúng, gây thất thoát về tiền bạc của Nhà nước.
Giơ cao đánh khẽ?
Tháng 1/2013 Thanh tra BYT công bố Dự thảo Kết luận Thanh tra về sai phạm của ông Đặng Quang Tâm lần thứ nhất. Dự thảo này nêu rõ, các sai phạm của ông Tâm là nghiêm trọng. Tháng 3/2013, Thanh tra Bộ lại vào công bố dự thảo kết luận lần 2. Trong đó, có hai nội dung về vụ "mua đồ gỗ và loạn đấu thầu năm 2011". Đoàn thanh tra đã "đề nghị chuyển Cơ quan điều tra" vì không thuộc chức năng thẩm quyền của đoàn.
Công văn "giả" của bệnh viện nhưng Bộ trưởng vẫn cử Thứ trưởng, Chánh hàng tra và đoàn chuyên viên của Bộ vào tận Cần Thơ để nghe dự thảo kết luận thanh tra!
Ngay sau đó, Bệnh viện này bất ngờ ký phát hành Công văn số 77 (ghi ngày 25/3) có chữ ký và đóng dấu của Công đoàn, Đảng ủy, Ban giám đốc, về việc cả 3 tổ chức này không thống nhất với nội dung dự thảo nêu trên và yêu cầu BYT cử lãnh đạo xuống đơn vị để "nghe giải trình".
Về nguyên tắc, nếu không thống nhất với Kết luận Thanh tra, cá nhân ông Tâm (người bị tố cáo) hoàn toàn có quyền khiếu nại kết luận ấy lên cơ quan cấp trên theo đúng quy định Pháp luật. Việc Bệnh viện (3 tổ chức) ký, đóng dấu ban hành công văn này là sai quy trình, trái quy định về ban hành văn bản pháp quy (3 tổ chức độc lập gồm Đảng - Công Đoàn - Cơ quan Hành chính lại ký và đóng dấu trên cùng 1 văn bản).
Theo điều tra mở rộng của Dân Trí, đây là một công văn "giả" do ông Đặng Quang Tâm và 2 nhân viên cấp dưới tổ chức ký và đóng dấu vào, hoàn toàn không có cuộc họp nào từ 3 tổ chức nói trên về việc thống nhất quan điểm về công văn số 77.
Từ "công văn giả" ấy, ông Tâm đã mời được bà Nguyễn Thị Xuyên (Thứ trưởng BYT), ông Đặng Văn Chính (Chánh thanh tra BYT) cùng hàng chục cán bộ nghiệp vụ BYT, bỏ ra 2 ngày đêm để bay từ Hà Nội vào để... ngồi nghe Trưởng đoàn Thanh tra "công bố lại" Dự thảo Kết luận Thanh tra và nghe ông Tâm cùng cấp dưới thân cận ông trần tình các khó khăn của ông Tâm mà không đưa ra được bằng chứng để phản bác lại dự thảo kết luận của đoàn thanh tra.
Tuy nhiên, sau buổi làm việc "lạ" đó, tất cả mọi từ ngữ, điểm sai phạm của cá nhân ông Giám đốc Bệnh viện này đều đã được "làm mềm hóa" một cách khó hiểu và những vụ việc được đoàn thanh tra đề xuất chuyển cơ quan điều tra cũng bị loại ngay.
Ngày 6/5/2013, Bộ trưởng BYT đã ký Kết luận Thanh tra số 342/KL-BYT về vụ việc nói trên. Trong kết luận này, các vấn đề liên quan đến đấu thầu (từ 2008 đến 2012) tại Bệnh viện Đa khoa TW Cần Thơ đều trái luật, có dấu hiệu "cố ý làm trái các quy định của nhà nước", gây thất thoát ngân sách và buộc bệnh nhân phải móc tiền túi mua thuốc giá cao hơn thực tế. Tuy nhiên, kết luận của BYT lại chỉ "kiểm điểm trách nhiệm" chứ không "chuyển Cơ quan điều tra" như Dự thảo ban đầu và cũng lờ đi thẩm quyền - trách nhiệm của Bộ theo quy định Pháp luật.
Theo Dantri
Bà bầu không được đóng bảo hiểm y tế? Theo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), trong thời gian 6 tháng người lao động nữ nghỉ thai sản thì không phải đóng BHYT, doanh nghiệp cũng không phải đóng cho họ. Bệnh viện bị ảnh hưởng khi bội chi quỹ BHYT Không những chỉ người lao động nữ thai sản quan tâm đến vấn đề này, mà hiện tại rất nhiều cơ...