Tham dự 1 trong 15 lễ hội văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam
Sáng ngày 23/3, hàng ngàn người dân khắp các tỉnh thành cùng đổ về dự lễ hội Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn TP Đà Nẵng năm 2011. Đây là một trong 15 lễ hội văn hoá đặc sắc nhất cả nước được nhiều người quan tâm.
Tham dự lễ khai mạc có Hòa thượng Thích Thiện Nguyện – Ủy viên Hội đồng trị sự, phó ban thường trực Ban trị sự Thành hội Phật Giáo Đà Nẵng, Trưởng ban tổ chức lễ Hội; Thượng tọa Thích Từ Nghiêm – Trưởng ban Hoằng Pháp Thành hội Phật Giáo Đà Nẵng; Đại Đức Thích Huệ Vinh – Trụ trì Chùa Quán Thế Âm; cùng đông đảo chư tôn đức tăng ni, đạo hữu, đồng bào và du khách gần xa.
Lễ hội Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn năm nay gồm 2 phần lễ và hội hòa quyện với nhau. Tuy nhiên, năm nay do điều kiện chùa Quán Thế Âm đang khởi công xây dựng ngôi chùa mới nên phần hội có phần hạn chế hơn các năm trước.
Các hoạt động đặc sắc như biểu diễn trống hội, lễ tế xuân, múa trình tường, chương trình ca nhạc nghệ thuật, biểu diễn múa lân sư rồng, triển lãm tranh, thư pháp, hội hoa đăng… thu hút nhiều người quan tâm.
Lễ hội cũng được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Việt Nam chọn để đưa vào chuỗi các sự kiện của Năm Du lịch Quốc gia 2011 tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ.
Với nhiều hoạt động văn hóa – thể thao mang đậm tính dân tộc, lễ hội Quán Thế Âm tuy mang màu sắc tôn giáo nhưng lại đi sâu vào tự tình dân tộc, góp phần phục hồi và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Thông qua Lễ hội Quán Thế Âm, bà con Phật tử xem đây là một lời cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho mưa hòa gió thuận; là dịp để mọi người, mọi giới chan hòa trong không khí hội hè, soi mình vào bản sắc văn hóa dân tộc để ngày một sống đẹp hơn.
Một số hình ảnh tại buổi lễ:
Quán Thế Âm xuất hiện trong lễ hội
Đánh trống khai hội
Video đang HOT
Chư tăng cầu nguyện
Lễ dâng hương hoa
Quán Âm xuất hiện
Hòa cùng niềm vui của những người con Phật
Chư tăng…
… Phật tử cùng cầu nguyện
Hàng ngàn người về tham dự lễ.
Theo Dân Trí
Tặng cả cuộc sống cứu gia đình xa lạ
Cộng đồng mạng lan truyền lá thư kể về câu chuyện một người đàn ông đã tặng cả cuộc sống để cứu một gia đình xa lạ. Những hình ảnh và câu chuyện về sự hy sinh và lòng quả cảm của con người Nhật Bản đang lan truyền chóng mặt trên các phương tiện thông tin đại chúng.
"Cầu mong cha trở về bình an"
Mới đây, các hãng thông tấn đồng loạt đưa dòng tâm sự của một cô gái có cha đang làm nhiệm vụ cảm tử.
Cô gái cho biết: "Cha tôi đã trở lại nhà máy và tôi chưa bao giờ thấy mẹ khóc nhiều đến thế. Mọi người vẫn đang chiến đấu, hy sinh bản thân mình để bảo vệ chúng ta. Cầu mong cha trở về bình an".
Trên Twitter , người con gái tâm sự về cha: "Tôi gạt nước mắt khi nghe cha mình, còn 6 tháng nữa thì về hưu, nói ông tình nguyện ở lại". Bố nói với cô rằng tương lai của ngành công nghiệp hạt nhân Nhật Bản nằm ở Fukushima. Ông nói: "Bố đang làm nhiệm vụ".
Những người công nhân đang làm việc trong tình trạng cần như không thể chịu đựng dược, bị đe dọa bởi nguy cơ nhiễm xạ.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Naota Kan đã đặt trọn niềm tin vào nhóm tình nguyện viên này: "Các anh là những người duy nhất có thể giải quyết được khủng hoảng. Không được phép bỏ cuộc".
Sau khi tình hình trở nên nghiêm trọng, chính phủ Nhật đã rút các công nhân ra khỏi nhà máy Fukushima và chỉ để lại 50 người "trực chiến" bơm nước làm mát các lò hạt nhân đã cạn kiệt. Tuy nhiên sau đó, số người tình nguyện trở lại tăng lên tới 180 người. Dù biết trở lại đồng nghĩa với cái chết, nhưng những con người dũng cảm ấy vẫn ra đi bởi một điều, trên vai họ là sinh mạng của đồng bào.
Giới truyền thông Nhật gọi họ là các samurai thời hiện đại.
Một người đàn ông trong số đó nói rằng mình "không sợ chết" và đó là công việc. Gia đình của các tình nguyện viên này có thể sẽ chẳng bao giờ còn gặp lại người thân của mình nữa nhưng họ tự hào về sự hy sinh đó.
Cứu người trong thảm họa ở Nhật. Ảnh: CNN
T ặng cả cuộc sống cứu gia đình xa lạ
Cộng đồng mạng cũng lan truyền chóng mặt về một lá thư kể về câu chuyện một người đàn ông đã tặng cả cuộc sống để cứu một gia đình xa lạ.
Một cô gái cùng với mẹ và đứa em trai 2 tuổi gặp sóng thần ở Sendai, đang kêu cứu thì một người đàn ông đã nhìn thấy. Người đàn ông đó ngay lập tức nhảy xuống khỏi ban công xuống nước, giúp cô gái, mẹ cô ấy và cậu em trai trèo lên ban công vào căn nhà.
Nước lúc đấy càng ngày càng mạnh, không thể đứng vững được nữa. Mẹ cô gái kiên quyết để những đứa con của mình lên trước, sau đó người đàn ông đứng dưới đỡ bà lên.
Sau khi cả ba người trèo lên ban công yên ổn, mẹ của cô gái nắm lấy tay người đàn ông và kéo lên. Bất chợt, một chiếc ô tô trong hàng trăm chiếc bị nước cuốn tràn tới đúng hướng người đàn ông đó. Mọi người ở bên trên gào thét, nhưng rồi đột nhiên, người đàn ông giật khỏi tay mẹ cô gái, để bà không bị kéo theo xuống nước. Chiếc ô tô đâm vào và cuốn ông hất đi.
Lựa chọn ở lại
Trên Facebook của người Việt tại Nhật cũng tràn đầy những câu chuyện cảm động về tình yêu mãnh liệt, làm người viết cũng phải rơi nước mắt khi kể lại.
Bạn Lê Vân Anh kể lại câu chuyện của một bạn gái Việt Nam lấy chồng Nhật. Chồng bạn gái ấy làm ở nhà máy điện số 1 (nhà máy này chịu trách nhiệm cung cấp điện cho vùng Tohoku - nơi xảy ra động đất).
Vân Anh viết:
" Hôm nay, khi xe của sứ quán đến đón người Việt về, bạn ấy đã quyết định ở lại, trong bụng bạn ấy có một sinh linh 4 tháng.
Bạn ấy ở lại vì chồng bạn bảo, chồng bạn không thể rời khỏi nhà máy, dù biết rằng, nhà máy nổ thì cầm chắc là cái chết. Chưa có lệnh, chồng bạn sẽ không đi sơ tán. Và đã là vợ chồng với nhau, trong hoạn nạn sẽ sống cùng sống mà chết thì cùng chết.
Những người bạn ra đi đã để lại nhiều mối liên hệ, giúp bạn gái ấy bớt cô đơn khi mà cộng đồng Việt Nam rời đi gần hết. Không biết hôm nay, bạn ấy có khóc nhiều không?".
Trên CNN, Brian Bocking (ĐH Cork), một chuyên gia về tôn giáo Nhật Bản đã giải thích hiện tượng này như sau: "Với người Nhật, điều quan trọng nhất trong cuộc sống là thái độ sống tích cực khi đối mặt với nghịch cảnh. Thậm chí là phải vui vẻ khi đối mặt với nghịch cảnh." Gregory Pflugfelder, Giám đốc Trung tâm văn hóa Nhật Bản của ĐH Columbia cho biết: "Cướp bóc chỉ đơn giản không diễn ra ở Nhật Bản. Người Nhật, trước hết và quan trọng nhất là có một tinh thần trách nhiệm với cộng đồng." Pflugfelder cũng rất ngạc nhiên khi thư viện cho người dân nán lại thêm 1 tiếng rưỡi nữa sau giờ đóng cửa, cũng như thật sự ấn tượng về cảnh xếp hàng trật tự lúc nửa đêm, khi tàu điện ngầm mở cửa trở lại. Vậy thái độ xã hội này có giúp người Nhật phục hồi sau thảm họa? Câu trả lời là "có", Pflugfelder cho biết.
Theo Vietnamnet
Nữ sinh "Amsers" trình diễn tác phẩm trên lưng bạn Thể hiện tác phẩm nghệ thuật trên lưng bạn, bật khóc với ca khúc về cha, cháy bỏng ca khúc bằng 3 ngôn ngữ,...những học sinh Hà Nội - Amsterdam gây được nhiều ấn tượng tại vòng loại nội dung thi tài năng "Ngày hội anh tài 2011". Nằm trong chuỗi hoạt động mang tên Ngày hội anh tài (NHAT 2011), "Ams Ambassador"...