Thăm dò khảo cổ nơi nghi chôn cất vua Quang Trung
Gò Dương Xuân, nơi nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho rằng xưa kia tồn tại cung điện Đan Dương của triều Tây Sơn, cũng là nơi chôn cất vua Quang Trung, sẽ được thăm dò khảo cổ.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ký quyết định cho phép Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên – Huế phối hợp với Viện Khảo cổ học thăm dò tại gò Dương Xuân (Trường An, TP Huế) với diện tích 22 m2, từ ngày 30/9 đến 15/10.
Khuôn viên chùa Vạn Phước trên gò Dương Xuân, nơi mà nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cùng với giáo sư Phan Huy Lê thực địa. Ảnh: Võ Thạnh
Trong thời gian thăm dò, các cơ quan cấp phép phải chú trọng đến việc bảo vệ địa tầng của di tích, có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương. Những hiện vật thu thập được, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên – Huế bảo quản, báo cáo Bộ trưởng Văn hóa phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó.
Trước đó ngày 30/10/2015, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thừa Thiên – Huế tổ chức hội thảo khoa học cung điện Đan Dương triều Tây Sơn tại Huế. Tại đây, nhà nhiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, người 30 năm đi tìm kiếm tư liệu, thực địa, cho rằng cung điện Đan Dương được xây dựng gần chùa Vạn Phước, Thiền Lâm, ngay gò Dương Xuân. Dưới cung điện là nơi chôn cất vua Quang Trung.
Theo ông Xuân, sử sách cũng đã ghi cung điện Đan Dương do vua Quang Trung xây dựng. Khi Ngô Thì Nhậm làm bài thơ “Cảm hoài” để tưởng nhớ vua Quang Trung, đã chỉ đích danh điện Đan Dương.
Video đang HOT
Khu vực chùa Thuyền Lâm, nơi đang lưu giữ một số tảng đá được tìm thấy khi xây dựng lại chùa. Ảnh: Võ Thạnh
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu mộ vua Quang Trung ở Huế đã không đồng tình. Theo giáo sư Phan Huy Lê, theo cảm nhận của ông cung điện Đan Dương có tồn tại nhưng vấn đề về lăng mộ của vua Quang Trung nằm ở đâu thì còn phải nghiên cứu. Với tài thao lược quân sự, khi biết vua Gia Long Nguyễn Ánh sẽ đem quân đánh Phú Xuân khi ông mất, vua Quang Trung đã dặn dò triều thần nên dời đô về Nghệ An. Một người thông minh như vua Quang Trung sẽ không để cho vua Gia Long tìm thấy hài cốt của mình một cách dễ dàng như vậy.
“Còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu thêm về vua Quang Trung cũng như cung điện Đan Dương xưa”, giáo sư Phan Huy Lê chốt ý kiến tại buổi hội thảo.
Võ Thạnh
Theo VNE
Thông báo "con đi tự tử đây" rồi đạp xe đi nhảy cầu
Người nhà cho biết, anh V. có dấu hiệu buồn chán. Chiều ngày 4/10, anh V. nói với mẹ rằng: "con đi tự tử đây" rồi đạp xe rời khỏi nhà, người thân chạy theo nhưng không kịp...
Vụ việc xảy ra vào khoảng 16h30 ngày 4/10, tại cầu Phú Xuân bắc qua sông Hương (TP Huế). Nạn nhân được xác định là anh Lê V. (SN 1988, trú tại phường An Đông, TP Huế).
Theo các nhân chứng, vào thời điểm trên, anh V. đạp xe đến cầu thì dừng lại, leo lên thành cầu rồi lao mình xuống sông.
Chiếc xe đạp của nạn nhân để lại trên cầu Phú Xuân
Nhiều người đi đường chứng kiến sự việc nhưng do quá bất ngờ nên không kịp ngăn cản, ứng cứu. Sau đó người dân đã báo cho công an đường thủy TP Huế.
Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã dùng ca nô để tìm kiếm nạn nhân. Cuộc tìm kiếm kéo dài từ chiều đến tối.
Ca nô của cảnh sát đường sông tìm kiếm nạn nhân
Theo người nhà cho biết, nạn nhân có dấu hiệu buồn chán. Chiều cùng ngày, anh V. có nói với mẹ rằng "con đi tự tử đây". Sau đó anh đạp xe rời khỏi nhà, người thân chạy theo nhưng không kịp.
Được biết anh V. đã từng một lần tự tử nhưng bất thành do gia đình can ngăn kịp thời. Lực lượng chức năng vẫn đang tích cực tìm kiếm xác của nạn nhân. Trên cầu nhiều người hiếu kỳ đứng xem khiến đoạn đường qua cầu Phú Xuân ùn tắc suốt từ chiều đến tối.
Cho đến 22h cùng ngày, vẫn chưa tìm thấy anh V.
Đến 22h cùng ngày, việc tìm kiếm vẫn chưa có kết quả.
Thanh Thúy - Đại Dương
Theo Dantri
Thợ săn đưa cánh cò lên mâm nhậu Cuối tháng 9, trên cánh đồng giáp ranh giữa phường Hương Sơ (TP Huế) và xã Hương Vinh (thị xã Hương Trà), hàng chục trận địa cò giả, cò mồi được cánh thợ săn giăng ra để săn bắt cò. Cò giả được người dân giăng ra để dụ đàn cò sống bay trên trời. Từ tháng 8 đến hết tháng 10 âm...