Thẩm định hồ sơ đề án thành lập thị xã Nghi Sơn và các phường thuộc thị xã Nghi Sơn
Chiều ngày 13-2, tại Hà Nội, đã diễn ra hội nghị thẩm định hồ sơ đề án thành lập thị xã Nghi Sơn và thành lập các phường thuộc thị xã Nghi Sơn.
Đồng chí Trần Anh Tuấn, Thứ Trưởng Bộ Nội vụ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội và các Bộ: Tư pháp, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Tài nguyên và Môi trường. Về phía tỉnh Thanh Hoá, có đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở xây dựng và huyện Tĩnh Gia
Qua quá trình xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, huyện Tĩnh Gia đã đạt được những kết quả quan trọng. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, hạ tầng cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, điểm nhấn cho phát triển của huyện Tĩnh Gia là Khu kinh tế Nghi Sơn với nhiều dự án quan trọng được xây dựng và đã đi vào khai thác như: Liên hiệp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Xi măng Nghi Sơn, Trung tâm nhiệt điện Nghi Sơn, Cảng nước sâu Nghi Sơn… góp phần thu hút các loại hình công nghiệp có công nghệ hiện đại, tăng năng suất lao động, giải quyết nhiều việc làm, tạo đà tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện Tĩnh Gia và các vùng phụ cận. Những thay đổi về kinh tế – xã hội và quá trình đô thị hoá đã và đang đặt ra cho huyện Tĩnh Gia và các xã của huyện nhiều vấn đề mới mà mô hình quản lý chính quyền nông thôn như hiện nay không còn phù hợp, cần thiết thành lập thị xã và các phường thuộc thị xã Nghi Sơn, tạo tiền đề pháp lý cho việc thiết lập mô hình tổ chức bộ máy quản lý đô thị.
Video đang HOT
Thảo luận tại hội nghị, các thành viên hội đồng thẩm định đều đánh giá cao sự công phu, khoa học của tỉnh Thanh Hóa trong xây dựng đề án thành lập thị xã Nghi Sơn và thành lập các phường thuộc thị xã Nghi Sơn. Bố cục đề án cơ bản đảm bảo theo quy định tại Nghị quyết 1211 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XIII. Nội dung đề án đã nêu được cơ sở pháp lý, đồng thời phân tích các tiêu chuẩn thành lập thị xã và thành lập phường. Thông qua đề án, tỉnh Thanh Hoá cũng đã đề ra được định hướng, giải pháp phát triển và sắp xếp đơn vị hành chính sau khi thành lập. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, trong đề án cần giải trình và làm rõ hơn về việc đặt tên thị xã Nghi Sơn.
Đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Việc thành lập thị xã Nghi Sơn là bước cụ thể hóa mục tiêu xây dựng đô thị gắn với sự phát triển của Khu kinh tế Nghi Sơn và cụ thể hoá quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn và điều chỉnh xây dựng vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tương xứng với vị thế là vùng động lực phát triển kinh tế tổng hợp của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Miền Trung, cửa ngõ giao lưu trao đổi hàng hóa, kết nối giữa các địa phương trong cả nước và trên thế giới; đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Thanh Hóa và huyện Tĩnh Gia. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá sẽ tiếp tục dành mọi nguồn lực để đầu tư nâng cao chất lượng hạ tầng và các tiêu chí đô thị tại khu vực này.
Thứ Trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn phát biểu kết luận hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ Trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn khẳng định: Việc thành lập thị xã Nghi Sơn và 16 phường thuộc thị xã là cần thiết và hoàn toàn có cơ sở, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về thành lập các đô thị động lực, tạo sự lan toả cho khu vực và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hoá. Thứ trưởng Bộ nội vụ đề nghị Vụ chính quyền địa phương, Bộ nội vụ phối hợp với tỉnh Thanh Hoá tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đề án theo ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định, nhanh chóng hoàn thiện đề án báo cáo Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét.
Việt Nguyên
Theo Bienphong
Tạm hoãn tổ chức Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2020 - Ninh Bình vì nCoV
Buổi lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2020 - Hoa Lư, Ninh Bình sẽ tạm hoãn vì dịch viêm đường hô hấp cấp nCoV.
Mới đây UBND tỉnh Ninh Bình đã có Công văn số 25/CV-UBND gửi Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các bạn, bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh thành phố về việc tạm hoãn tổ chức Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2020 - Hoa Lư, Ninh Bình.
Theo đó, kế hoạch Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2020 - Hoa Lư, Ninh Bình dự kiến diễn ra vào ngày 22/2/2020. Tuy nhiên, do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến các lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội nói chung, ngành du lịch nói riêng.
Trả lời phóng viên Báo điện tử VOV, ông Bùi Thành Đông, Giám đốc sở Du lịch Ninh Bình cho biết: "Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ ý kiến thống nhất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2020 quyết định hoãn tổ chức buổi Lễ Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2020 - Hoa Lư, Ninh Bình vào ngày 22/2/2020 và sẽ tổ chức vào thời điểm thích hợp trong thời gian tới".
Trước đó, trong buổi Họp báo thông tin, Ban tổ chức cho biết, Năm Du lịch Quốc gia 2020 với chủ đề "Hoa Lư - Cố đô ngàn năm" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp tổ chức là sự kiện tiêu biểu, thường niên lớn nhất của ngành du lịch với hơn 100 hoạt động đặc sắc diễn ra.
Ông Bùi Thành Đông, Giám đốc sở Du lịch Ninh Bình.
Trong số đó có các hoạt động chính được tổ chức xuyên suốt chương trình, bao gồm: Vòng chung kết Hoa hậu Kinh đô ASEAN 2020, Lễ hội chùa Bái Đính, Lễ hội Hoa Lư, Lễ hội Tràng An, Lễ Đàn Kính Thiên,...Đây được xem là cơ hội để tỉnh Ninh Bình và ngành du lịch Việt Nam giới thiệu, quảng bá điểm đến du lịch nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, thúc đẩy du lịch phát triển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; thu hút các nguồn lực đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển du lịch,..../.
Theo Văn Ngân/VOV.VN
Đề xuất Quốc hội họp bốn kỳ/năm, mỗi kỳ hai tuần Góp ý về dự án sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội, đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) đề xuất Quốc hội nên tổ chức 4 kỳ họp/năm, mỗi kỳ khoảng 2 tuần để kịp thời giải quyết nhiều vấn đề cấp bách. Đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu. Tại buổi thảo luận ở tổ sáng...