Thăm đảo “mọc” nửa giờ sau động đất
Khoảng nửa giờ sau một trận động đất, ngư dân Pakistan đã phát hiện thấy một hòn đảo mới “mọc” lên từ ở ngoài khơi nước này. Đây là một trong những hòn đảo lớn nhất mới được hình thành trong nhiều thập niên qua.
Đảo mới được hình thành khi lòng biển được nâng lên do hai bình điện kiến tạo “đẩy” nhau khi xảy ra động đất mạnh khiến khoảng 200 người thiệt mạng ở Pakistan vài ngày trước đây.
Hòn đảo nằm ở ngoài khơi Gwadar, Pakistan này rộng bằng khoảng một sân bóng đá, nhô lên cao trên mặt nước biển khoảng 20m.
Trên hòn đảo mới được hình thành vài ngày trước này có thể thấy rõ các sinh vật biển vừa bị chết.
Giới chuyên gia cho rằng hòn đảo có thể biến mất trong vòng một năm. Đây là một thực thể quý giá cần được bảo vệ để nghiên cứu.
Tuy nhiên, đã xuất hiện rác trên hòn đảo, do người dân hiếu kỳ đến tham quan.
Theo Dantri
Video đang HOT
Đảo bùn hình thành sau động đất tại Pakistan có thể biến mất
Trận động đất mạnh 7,7 độ richter tại Pakistan đã tạo ra một hòn đảo nhỏ gồm toàn bùn, đá ở ngoài khơi bờ biển Gwadar. Tuy nhiên theo các chuyên gia, có thể hòn đảo này sẽ không tồn tại lâu. Trong khi đó số người chết vì động đất đã vượt 320.
Theo các chuyên gia, hòn đảo này được tạo ra bởi sự dịch chuyển mạnh mẽ của mặt đất trong vụ động đất 7,7 độ richter xảy ra tại tỉnh Baluchistan hôm thứ Ba.
Hòn đảo gồm toàn bùn và đá
"Rung chấn lớn dưới lòng đất đã gây ra nhiều nhiễu động", Zahid Rafi, giám đốc Trung tâm theo dõi địa chất quốc gia Pakistan cho biết.
Hòn đảo xuất hiện ở ngòai khơi bờ biển Gwadar, một khu cảng cách thành phố Karachi lớn nhất Pakistan 533 km, và cách Iran 120 km.
Nhà địa chất hải quân Mohammed Danish thì tiết lộ với kênh Geo TV của Pakistan rằng, một đội thăm dò của hải quân đã tới hòn đảo mới hình thành hôm thứ Tư. Ông cho biết khu đất này cao khoảng 18m, rộng 30m và dài 76m, nghĩa là rộng hơn sân tennis một chút nhưng ngắn hơn sân bóng đá.
Núi lửa bùn
Những hòn đảo như vậy không hoàn toàn là điều bất thường với các nhà khoa học, những người nghiên cứu về trái đất và những dịch chuyển đôi khi rất mãnh liệt của nó.
Marco Bohnhoff, một giáo sư địa chất tại Trung tâm khoa học địa chất Đức tại Potsdam cho biết, có 2 cách có thể tạo ra một hòn đảo như vậy.
Nhiều người dân địa phương thích thú lên hòn đảo mới xuất hiện
Cách thứ nhất là lớp vỏ trái đất trồi lên mạnh mẽ khỏi mặt nước. Cách thứ hai là động đất đã kích thích sự dịch chuyển và giải phóng những khí gas trong lòng đất, tạo ra một dòng chảy gọi là "núi lửa bùn".
Các nhà khoa học vẫn đang xác định xem hòn đảo ngoài khơi Gwadar ra đời theo cách nào, nhưng có thể nó hình thành từ một núi lửa bùn, ông Rafi nhận định. Các nhà khoa học sẽ phải phân tích các mẫu vật để xem thành phần của nó là gì.
Sự xuất hiện của hòn đảo đã khiến người dân khắp khu bờ biển đổ xô tới đây và lên thuyền ra đảo, bất chấp cảnh báo từ các quan chức về khả năng khí gas tỏa ra từ hòn đảo.
Hôm qua, ông Tufail Baloch, phó ủy viên hội đồng huyện Gwadar đã đi thuyền ra đảo này. Tại khu vực rìa của hòn đảo, nhiều bọt nước vẫn nổi lên, có khả năng là do khí gas được giải phóng, ông Baloch nói. Ông cho biết cả khu vực có mùi khí gas, khiến lửa bùng lên khi có ai đó châm thuốc lá.
Trên mặt nước cá chết nổi lên, trong khi nhiều người dân địa phương lấy đá trên đảo về làm đồ lưu niệm.
Không giống các nham thạch núi lửa có thể bị cứng lại khi phun trào lên và nguội đi, núi lửa bùn nhìn chung không tạo ra những cấu trúc bằng đá cứng hay có sườn dốc, Bornhoff cho biết.
Những khối đất như vậy từng xuất hiện tại bờ biển Makran của Pakistan, Muhammed Arshad, một nhà thủy văn học của hải quân cho biết. Sau các trận động đất năm 1999 và 2000, những khối đất mới cũng trồi lên ở các khu vực khác nhau, cách Gwadar chừng 282 km về phía Đông.
Nhưng trong khoảng 1 năm sau, chúng chìm lại xuống biển trong mùa mưa bão, vốn vẫn xảy ra tại Pakistan vào mùa Hè, ông cho biết.
328 người đã chết, số thương vong còn tăng
Trong lúc người dân địa phương đang tò mò và thích thú với hòn đảo mới, công tác cứu hộ nạn nhân động đất vẫn được triển khai khẩn trương tại vùng tâm chấn.
Nhiều ngôi nhà ở vùng tâm chấn chỉ còn là đống bùn
Theo hãng tin AFP, ít nhất 328 người được xác định đã thiệt mạng và hơn 450 người khác bị thương, chính quyền tỉnh Baluchistan và Cơ quan quản lý thảm họa cấp tỉnh cho biết.
Tại làng Dalbedi, trận động đất đã san phẳng khoảng 250 ngôi nhà. Người dân địa phương đang đào bới bằng tay qua đống đổ nát để tìm những tài sản ít ỏi còn sót lại. Họ dùng giẻ rách, quần áo cũ, khăn trải giường và cành cây để tạo nơi trú ẩn mới cho gia đình khỏi nắng nóng.
Ông Farmer Noor Ahmed, 45 tuổi, cho biết rung chấn kéo dài 2 phút và biến các tòa nhà trong làng thành những đống bùn.
"Chúng tôi đã mất mọi thứ, kể cả thực phẩm cũng bị chôn vùi dưới bùn còn nước ngầm thì không uống được do có nhiều bùn sau động đất", Ahmed chia sẻ với AFP.
Jan Muhammad Buledi, người phát ngôn của tỉnh Baluchistan cho biết con số thương vong có thể còn tăng một khi các đội cứu hộ đến được với nhiều ngôi làng hơn. Khoảng hơn 300.000 người trong 6 huyện của tỉnh này đã bị ảnh hưởng.
"Nhiều người vẫn đang mắc kẹt dưới đống đổ nát, nhưng đây là một thảm họa lớn và sẽ phải cần thời gian để giải cứu tất cả mọi người", ông Buledi nói.
Thanh Tùng
Theo AP, AFP
Ông Tập Cận Bình thêm "viên ngọc" Tanzania vào chiến lược Ấn Độ Dương Sau khi giành quyền điều hành cảng chiến lược Gwadar, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận mới với Tanzania nhằm phát triển cảng Bagamoyo, vốn có thể trở thành một căn cứ hải quân nữa cho chiến lược "chuỗi ngọc trai" của Bắc Kinh. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Tanzania Jakaya Kikwete tại thủ đô Dar es...