Thâm cung bí sử (176 – 1): Trận lũ kinh hoàng
Trận lũ quét tràn qua bản Trớ, bên con suối Nậm Cái. Những gia đình ở sát bờ suối chịu thiệt hại rất nặng nề về người và của.
Ảnh minh họa.
Lũ ập tới trong đêm nên không ai chạy kịp. Khi lũ rút, bản Trớ tìm vớt xác người chết. Xác người vướng vào ghềnh đá, vướng vào rễ cây, trên mặt người chết còn hằn rõ sự kinh hoàng.
Ông Ngô và hai con trai là Tùng và Bách cũng đi khắc phục hậu quả của trận lũ. Ba bố con đã vớt được hai xác người. Bỗng trời nổi gió to. Cây cổ thụ bên bờ suối đổ đánh rầm. Ông Ngô sợ xanh mắt, suýt nữa thì ông bị cành cây quật chết. Cái cây này đã hàng trăm năm tuổi rồi. Khi ông Ngô vào tuổi biết chăn trâu thì cái cây đã là cổ thụ rồi. Nó đứng hiên ngang như một lão tướng của rừng xanh thách thức bão tố. Thuở nhỏ ông Ngô thường trèo lên ngọn cây bắt tổ chim và lấy mật ong, da bụng và hai bàn tay rớm máu. Giờ cái cây đổ, có lẽ nước lũ khoét lở bờ suối và làm nhão đất, gặp gió mạnh nên cây đổ.
Ông Ngô quan sát kỹ cái cây từ ngọn xuống gốc. Ở chỗ gốc cây đổ, ông Ngô trông thấy một hình tròn, hiện lờ mờ trong dòng nước đục ngầu. Ông đưa tay sờ thử và phát hiện đó là miệng một cái hũ sành. Trong hũ có gì? Tò mò ông Ngô thò tay vào hũ và lạnh sống lưng khi tay ông đụng phải một vật tròn tròn, dài dài. Xương người ư? Ông Ngô giơ cái vật ấy lên xem thì trời ơi, đó là một thỏi vàng ròng. Nhìn quanh quất không thấy ai chú ý, ông Ngô bê một tảng đá nặng, đậy cái hũ lại. Rồi ông bảo Tùng và Bách: “Chúng mày về đem cưa và rìu ra đây. Cái cây này xẻ ra sẽ được 3 bộ phản gỗ nguyên khối, bán được rất nhiều tiền”. Cưa rìu được mang ra.
Video đang HOT
Ba bố con ông Ngô chặt cành và cưa cây. Ông Ngô cố câu giờ chờ trời tối để hành động. Và trời đã tối. Những người đi tìm vớt xác đã về nhà. Ông Ngô bảo anh Tùng: “Mày về lấy một cái bao tải ra đây”. “Bố cần bao tải để làm gì?”. “Cứ lấy ra đây, đừng hỏi”. Cái hũ sành đựng đầy vàng được cho vào bao tải và 3 bố con ông Ngô vác về nhà. Ông bảo vợ giết một con gà trống để uống rượu. Đó là một cuộc rượu vui, rất vui. “Từ nay nhà ta sẽ rất giàu. Nhưng tất cả phải kín miệng, không được khoe lung tung”. Ông Ngô dặn vợ và hai con như vậy.
Nhiều đêm ông Ngô thao thức. Cái lộc to quá làm ông hồi hộp khó ngủ. Chốc chốc ông lại vào buồng, bấm đèn pin xem lại hũ vàng. Và hễ nghe chó sủa ngoài ngõ là ông Ngô lại bấm đèn pin, quét ngang, quét dọc. Nhà có vàng cũng lo sợ, cầm vàng còn sợ vàng rơi. Sáu tháng sau ngày bắt được vàng, ông Ngô gọi thợ làm liền ba ngôi nhà, một cái cho ông và hai cái cho Tùng và Bách. Cả ba ngôi nhà 5 gian đều làm bằng gỗ. Cánh cửa chính của cả ba ngôi nhà đều được chạm khắc tứ linh, tứ quý rất cầu kỳ. Ông Ngô kiểm tra thợ thi công rất cẩn thận. Bạc đầu rồi ông mới có điều kiện làm ba ngôi nhà hoành tráng.
(Còn nữa)
Tiểu phẩm của Khánh Hoàng
Theo giadinh.net.vn
Vì sao smartphone gần hết pin không thể bật flash chụp ảnh, nhưng bật làm đèn pin thì được?
Câu hỏi này đang trở thành một tâm điểm khá bi hài xoay quanh cộng đồng mạng quốc tế đem ra bàn tán những ngày gần đây.
Smartphone từ xưa tới nay dù có xịn tới cỡ nào, nhưng chỉ cần cục pin yếu kém thôi là tha hồ nhận đủ tấn gạch đá khi ra mắt. Kể cả khi có những "quái vật" smartphone được trang bị những viên pin dung lượng khủng, nhưng nhà sản xuất vẫn luôn phải tính trước các tình huống đề phòng bất trắc. Đó là lý do những giải pháp ứng phó được sinh ra dành cho những ai gần hết pin, chẳng hạn: Tự động giảm tốc độ xử lý, không thể bật flash để chụp ảnh.
Thế nhưng, rất nhiều người dùng cũng đang nhận thấy một nghịch lý khó hiểu: Pin gần hết sẽ bắt buộc flash máy ảnh phải tắt, nhưng khi bật flash liên tục để làm đèn pin thì vẫn thoải mái. Đây là một tính năng có mặt ở hầu hết mọi chiếc smartphone trên thế giới. Chẳng lẽ một sai sót ngớ ngẩn thế này lại trở nên vô hình trước mắt những chuyên gia hàng đầu hay sao?
Thực chất, việc kích hoạt đèn flash khi chụp camera lại khác hoàn toàn so với khi dùng đèn flash để bật đèn pin, dù nghe có vẻ y hệt nhau vậy. Đó chính là cốt lõi cho giải pháp tưởng như ngớ ngẩn bên trên.
Cụ thể, khi kết hợp với chụp ảnh hoặc quay video, sẽ có cả các bộ cảm biến tinh vi cùng hoạt động một lúc, chưa kể tới cả chip tiếp nhận hình ảnh... làm việc đồng bộ với nhau để cho ra kết quả. Bộ vi xử lý phải giải mã, điều phối và phân tích thông tin liên tục của vài tích tắc, trong khi lượng dữ liệu lên tới cả chục hoặc vài chục triệu điểm ảnh đang sẵn sàng nhồi nhét vào bộ nhớ. Thêm áp lực từ đèn flash, hệ thống lại phải chuyển sang xử lý thêm các yêu cầu đồng bộ khi chụp, rất có thể lượng pin hao hụt sẽ trở nên quá tải.
Mặt khác, khi dùng flash để bật đèn pin, đó chỉ đơn giản là tác vụ đơn, không có những biến chuyển phức tạp ngầm trong hệ thống của smartphone. Do vậy, lượng điện năng phải tiêu thụ vẫn còn nhỏ hơn đáng kể, không quá lo như trường hợp trước.
Khá nhiều smartphone bị giới hạn bật đèn flash khi pin yếu.
Điều này càng trở nên rủi ro hơn với những ai đã làm chai pin smartphone, khiến chỉ số hiển thị dung lượng không còn chân thực và đáng tin nữa, rất dễ sập nguồn không thể đoán trước. Điển hình là iPhone - dòng smartphone tuy sang chảnh nhưng chưa bao giờ được tôn vinh về thời lượng pin. Nếu là một người dùng iPhone lâu năm, có lẽ cũng không quá xa lạ gì khi chứng kiến chiếc "dế yêu" tụt pin ầm ầm từ 20% xuống gần cạn chỉ trong vài phút vì mải lướt web, dùng 3G nhỉ!
Hiện tại, việc tính năng flash có bị vô hiệu hóa khi chụp ảnh trong điều kiện pin yếu hay không còn tùy thuộc vào từng thương hiệu, thậm chí cả từng phiên bản hệ điều hành update. Dó đó, vẫn sẽ có những ngoại lệ không bị ảnh hưởng gì, vì giới hạn đó có lẽ đã được nhà sản xuất quyết định bỏ đi hoặc nới lỏng hơn so với trước.
Theo GenK
Góc vi diệu: Điện thoại, đèn pin và lốc ảnh xịn xò chụp lúc 1h sáng ngay tại phòng ngủ Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì các bạn biết không? Để chụp ảnh có tâm đó. Trong cuộc sống hiện đại, việc chụp ảnh, check-in làm kỷ niệm mỗi dịp du lịch, cafe, trà sữa từ lâu đã là chuyện thường tình. Mỗi lần đi chơi về là phải có vài chiếc ảnh đẹp để đăng Facebook,...