Thăm chợ phiên Cán Cấu, nét văn hóa nguyên sơ còn sót lại tại Lào Cai
Cán Cấu là một trong những phiên chợ hiếm hoi còn giữ được nét đặc trưng hoang sơ vốn có của người dân tộc vùng cao.
Chợ phiên Cán Cấu thuộc địa phận xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Chợ cách thành phố Lào Cai gần 100km về phía Đông Bắc và cách thị trấn Bắc Hà gần 30km theo hướng Bắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Không giống với những phiên chợ hay địa điểm du lịch khác tại Lào Cai, chợ phiên Cán Cấu sau bao năm tháng vẫn còn giữ được nét đặc trưng vốn có của người dân tộc vùng cao.
Đặc biệt đây là phiên chợ không thể thiếu đối với đồng bào các dân tộc thiểu số tại vùng huyện Si Ma Cai, Lào Cai. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Cán Cấu là phiên chợ họp thường niên của người Mông Hoa, người Giáy, người Dao,… (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Khách du lịch đến đây sẽ có dịo hiểu thêm về đời sống sinh hoạt và cảm nhận nét đẹp văn hóa của người đồng bào vùng cao, không chỉ có bán buôn mà chợ còn là nơi để đôi lứa có dịp bày tỏ nên duyên với nhau.
Từ tờ mờ sáng, phiên chợ đã tíu tít người đến họp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Video đang HOT
Chợ được gọi là chợ phiên bởi chỉ diễn ra vào thứ Bảy hàng tuần, từ sáng sớm đến quá trưa. Ngoài ra, chợ còn được tổ chức vào các ngày lễ, tết trong năm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Ngay từ sáng sớm, nơi đây tấp nập bởi rất đông người dân tộc các vùng miền nô nức kéo về, bày bán những mặt hàng địa phương đa dạng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Đa số là những mặt hàng do người dân vùng cao tự làm, tự sản xuất như rau, thịt,… (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Ngoài ra, đồng bào dân tộc nơi đây còn bán những vật dụng cần thiết trong gia đình và công việc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Do vẫn còn giữ nguyên nét đơn sơ của người dân vùng cao, chợ phiên Cán Cấu luôn thu hút khá nhiều khách du lịch nước ngoài đến thăm và trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc nơi đây.
Sẽ không khó để khách du lịch có thể bắt gặp những người dân tộc trong bộ đồ rực rỡ với nhiều màu sắc mang nét truyền thống đang tíu tít chuyện trò. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Ngoài việc trao đổi hàng hóa, mua sắm, người ta đến đây còn để hòa mình vào không khí nhộn nhịp, gặp gỡ bạn bè, người thân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Kẻ bán, người mua luôn tấp nập cả phiên chợ, du khách đến đây dường như cảm nhận sự hạnh phúc vô cùng của người dân sau những ngày ‘bán mặt cho đất’ trên nương rẫy. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Chợ phiên Cán Cẩu cũng nổi tiếng với tên gọi ‘chợ trâu’ nổi tiếng nhất vùng Tây Bắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Mỗi phiên chợ có hàng trăm con trâu đến từ các vùng miền dân tộc khác nhau như Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Yên Bái,… (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Nét văn hóa của những phiên chợ vùng cao Điện Biên
Những năm gần đây Điện Biên đang trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Ngoài các thắng cảnh, các di tích lịch sử, những phiên chợ vùng cao Điện Biên đã trở thành những điểm đến thu hút du khách bởi nét văn hóa đặc trưng của người bản địa.
Chợ phiên vùng cao
Chợ phiên là nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng của đồng bào vùng cao. Tủa Chùa, huyện vùng cao của Điện Biên có 3 chợ chính là chợ Mường Báng, chợ Xá Nhè và chợ Tả Sìn Thàng. Tại các phiên chợ Tủa Chùa, du khách sẽ được nhìn ngắm những gương mặt thuần phác của những người dân tộc trong bộ quần áo dân tộc sặc sỡ.
Ngoài mục đích mua bán, trao đổi hàng hóa, những phiên chợ là nơi để những người dân tộc giao lưu với bạn hàng với khách đi chợ. Chợ phiên còn là nơi tình tự của trai gái. Nhiều đôi trai gái đã kết duyên trong không khí nhộn nhịp chợ phiên. Họ đã dùng khèn lá, khèn môi, tiếng sáo gửi tình cảm, thả lời tỏ tình, làm quen với nhau. Tại các phiên chợ vùng cao, du khách sẽ được thưởng thức các đặc sản do bà con dân tộc canh tác.
Chợ phiên Tả Sìn Thàng
Chợ phiên Tả Sìn Thàng họp sáu ngày một phiên và họp vào ngày Tý và ngày Ngọ hàng tháng theo lịch âm. Đây là nơi trao đổi, giao thương hàng hóa, nông sản của đồng bào các dân tộc thuộc 5 xã phía Bắc huyện Tủa Chùa (Sín Chải, Tả Sìn Thàng, Lao Sa Phình, Trung Thu, Sính Phình).
Chợ phiên Tả Sìn Thàng họp vào ngày Tý và ngày Ngọ hàng tháng theo lịch âm.
Chợ phiên cũng là nơi thể hiện đậm nét màu sắc văn hóa các dân tộc vùng cao trong khu vực.
Chợ phiên Xá Nhè
Chợ phiên Xá Nhè (huyện Tủa Chùa) họp ở trung tâm xã Xá Nhè được hình thành từ vài năm, cứ 6 ngày lại có một phiên chợ (chợ lùi). Đồng bào ở đây thường tính ngày chợ theo ngày âm lịch là ngày Dậu và ngày Mão.
Chợ phiên Xá Nhè 6 ngày họp một lần vào ngày Dậu và ngày Mão.
Chợ phiên A Pa Chải
Chợ phiên A Pa Chải hay còn được gọi là Chợ ngã ba biên giới nằm trên vùng đất tiếp giáp giữa huyện Mường Nhé (Điện Biên) với huyện Giang Thành (Vân Nam - Trung Quốc), gần cột mốc số 3 giữa biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Chợ được họp vào các ngày 3, 13 và 23 dương lịch hàng tháng.
Chợ phiên A Pa Chải được họp vào các ngày 3, 13 và 23 dương lịch hàng tháng.
Được thành lập từ năm 2010 với mục đích ban đầu là phục vụ nhu cầu mua sắm, giao thương của bà con hai bên biên giới. Mỗi phiên chợ thường họp từ sáng sớm đến 5 giờ chiều. Từ những ngày đầu còn đơn sơ, thưa thớt với những sạp hàng đơn lẻ, hàng hóa đơn điệu thì nay chợ đã phát triển có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của bà con nhân dân cũng như du khách tham quan.
Hiện quy mô chợ không ngừng phát triển, các gian hàng bày san sát và hàng hóa rất đa dạng nhiều chủng loại. Bên kia Trung Quốc, các gian hàng cũng rất phong phú với đủ các mặt hàng đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Từ thực phẩm, giày dép, quần áo đến các sản phẩm điện tử, đồ gia dụng... Đến với phiên chợ không chỉ người Việt và người Trung Quốc mà còn có cả người Lào đến mua sắm, giao thương.
Phiên chợ quê làng cổ Phước Tích tổ chức lần ba Phiên chợ "Hương xưa làng cổ" diễn ra vào 13h ngày 18/7, tại Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền. Chợ phiên được tổ chức lần ba, tái hiện không gian chợ quê Trung Bộ, với nhiều sản vật và nét văn hóa truyền thống đặc sắc, qua đó thúc đẩy du lịch Phong Điền nói riêng và Thừa Thiên Huế nói...