Thảm cảnh “nồi da nấu thịt”
Xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong đời sống, giữa những người trong gia đình, lẽ ra cần được giải quyết ôn hòa thì do thiếu kiềm chế, những người ruột thịt của nhau lại nói chuyện bằng hung khí. Hậu quả là tấn bi kịch đã ập xuống gia đình, anh em, cha con rơi vào thảm cảnh “ nồi da nấu thịt”.
Bênh chị, con giết cha
TAND tỉnh An Giang vừa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Phạm Văn Nguyên (tức Cu, 24 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Quới, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú) mức án 17 năm tù về tội “Giết người”.
Bị cáo Phạm Văn Nguyên.
Bị cáo Nguyên sinh trưởng trong một gia đình có hai chị em, mẹ mất sớm, cha mắc tật nát rượu. Mỗi khi say rượu, người cha là ông Phạm Văn Dương lại kiếm cớ gây sự với các con, dù chị em Nguyên đều đã trưởng thành và đôi khi chẳng có tội tình gì. Khoảng 17h ngày 19/9/2011, sau khi uống rượu về, ông Dương lại chửi bới con gái thậm tệ chỉ vì dẫn bạn trai về nhà.
Thấy chị bị cha mắng quá đáng, Nguyên bênh chị nên cự cãi lại cha và đòi chia tài sản của mẹ chết để lại. Tức giận, ông Dương dùng tay đánh, Nguyên bỏ chạy, ông Dương đuổi theo đánh trúng vào vai và lưng Nguyên.
Bị cha đánh đau nên Nguyên rất tức, cộng với nỗi uất ức lâu ngày tích tụ lại, Nguyên quay lại vớ con dao đâm vào ngực ông Dương hai nhát, làm người cha ngã gục. Gây án xong, Nguyên vứt bỏ dao và đến Công an huyện Châu Phú đầu thú. Còn ông Dương tuy được mọi người phát hiện đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong trên đường đến bệnh viện.
Tại tòa, bị cáo thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Hội đồng xét xử nhận định hành vi phạm tội của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, mang tính chất côn đồ, hung hãn, vô cớ tước đoạt sinh mạng cha ruột của mình, gây căm phẫn trong dư luận nhân dân nên cần có hình phạt nghiêm mới đủ sức răn đe, giáo dục bị cáo, góp phần phòng ngừa chung cho xã hội.
Tuy nhiên, xét thấy bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; thuộc thành phần lao động nghèo, trình độ học vấn thấp, sự hiểu biết pháp luật có phần hạn chế, sau khi gây án đã ra đầu thú, đại diện người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt, nên đã tuyên phạt bị cáo 17 năm tù.
Video đang HOT
Em vợ hại chết anh rể
Cũng chỉ vì mâu thuẫn nhỏ trong gia đình nhưng do thiếu kiềm chế mà bị cáo Võ Trọng Lý (19 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã lỡ tay giết anh rể của mình, để cháu gái mới 2 tuổi đã phải mồ côi cha, chị gái thành góa bụa khi mới ngoài 20 tuổi.
Bị cáo Võ Trọng Lý.
Lý là con thứ 3 trong gia đình thuần nông ở xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh, được tiếng là chân chỉ hạt bột. Vậy nên khi xảy ra vụ án mạng khiến người anh rể thiệt mạng, không ai ngờ Lý lại là thủ phạm.
Hôm ấy, khoảng 19h ngày 29/6/2011, Lý đến nhà chị gái là Võ Thị Hương Trà và anh rể là Nguyễn Đình Quát ở cùng xóm chơi. Trong lúc đang đùa chơi với cháu gái là bé Nguyễn Võ Thảo Uyên (2 tuổi), Lý bị chị gái mắng.
Cho rằng bị chị mắng vô cớ, Lý bức xúc lấy dép ném chị Trà. Anh Quát thấy vậy có nói với Lý: “Mày là em hay là chị mà hỗn thế, mày lỳ vừa thôi, tau nói nhỏ, nói to nhiều lần rồi mà không nghe à?”. Lời qua tiếng lại, Lý bỏ sang nhà bên cạnh thì bị anh Quát cầm thanh gỗ đi theo đánh vào người. Thanh gỗ bị gãy, anh Quát tiếp tục lấy thanh gỗ khác đánh Lý.
Bị anh rể đánh đau, Lý cầm chiếc kéo ở thềm đâm vào người anh Quát mấy nhát. Lúc này, chị Trà chạy sang can ngăn, kêu mọi người đưa chồng đến bệnh viện cấp cứu nhưng không kịp. Lưỡi kéo oan nghiệt của gã em vợ đã đâm thủng tim anh Quát, gây mất máu cấp không hồi phục. Đêm đó, khi biết tin anh rể chết, Lý đã đến Công an huyện Kỳ Anh đầu thú về hành vi “Giết người”. Tại phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên phạt bị cáo Võ Trọng Lý mức án 7 năm tù.
Đừng để thảm cảnh “nồi da nấu thịt”
Do bị cáo và bị hại đều là người trong một gia đình nên trong các phiên tòa xét xử, đại diện cho người bị hại xấu số đồng thời cũng là người thân với kẻ gây án, thường xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Dẫu biết rằng kẻ gây án phải bị trừng trị mới công bằng, là lẽ phải ở đời nhưng với người bị hại thì gia đình họ đã gánh chịu nỗi mất mát đau thương vì mất người thân giờ không muốn thêm một nỗi đau thương nào nữa. Thậm chí trong một vụ án con giết cha, vợ người bị hại cũng là mẹ bị cáo còn xin Tòa cho mình được gánh chịu hình phạt thay cho đứa con tội đồ trẻ người non dạ.
Cũng vì vậy mà các bị cáo thường tòa cho hưởng lượng khoan hồng với mức án nhẹ hơn. Nhưng dẫu bản án của pháp luật có đến ngày mãn hạn, rồi đến ngày được xóa án tích thì với các bị cáo, còn một bản án lương tâm vẫn đeo đẳng, day dứt, ám ảnh trong tâm khảm họ đến suốt đời. Đó cũng là lời cảnh tỉnh cho mọi người hãy biết kiềm chế, thận trọng trước mọi hành vi của mình để biết dừng lại trước khi quá muộn.
Theo PLVN
Bài 1: Kinh hoàng chuyến xe nhồi, nhét
Trên chuyến xe khách Bắc - Nam BKS: 36L-8531 của nhà xe Châu Lệ (Thạch Thành, Thanh Hoá) loại 50 chỗ, gần 80 "hành" khách chủ yếu là lao động nghèo đã phải đứng, nằm trên sàn, núp sau các hàng ghế... để được về quê ăn tết với giá 700 ngàn đồng/người.
Trên chuyến xe cuối năm đó, phóng viên Báo Lao Động đã tận mắt chứng kiến nhà xe liên tục nhồi, nhét hành khách tới mức trên xe không còn một kẽ hở; phải sống trong cảm giác sợ hãi của những màn đua xe, vượt ẩu thót tim để rút ngắn thời gian quay đầu xe và cũng không khỏi rùng mình trước những tai nạn xe ôtô khách kiểu "đầu đối đầu" dọc tuyến QL1A.
Hành khách bị quăng quật trên những chuyến xe ra Bắc. Ảnh: H.A.C
Ngày 12.1 (tức 19.12 âm lịch), chúng tôi sắm vai người lao động nghèo, ôm hành lý lang thang dọc QL1A, đoạn gần cây xăng Huệ Thiên 3 tìm xe về Thanh Hoá. Mở đầu cho hành trình hơn 1.500km, chúng tôi được "cò" xe ôm chém đẹp 30.000 đồng cho 500m đường để đưa đến điểm tập kết tại cây xăng Quốc Phong (P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TPHCM).
700 ngàn đồng để đứng suốt 1.500km!
Tại cây xăng Quốc Phong không thấy người tới đổ xăng mà chỉ thấy cảnh 3 chiếc xe khách Bắc - Nam cùng cả trăm hành khách đang ngồi, nằm la liệt với lỉnh kỉnh hành lý. Các chủ xe, lơ xe đang hì hục vận chuyển hàng hóa lên nóc xe, chủ yếu là các loại gà, vịt được nhốt kỹ trong lồng sắt, xe gắn máy... Khi thoáng thấy chúng tôi lơ ngơ bước tới thì một trong số các lơ xe này lập tức đon đả: "Về Thanh Hóa phải không em. Chỗ đồng hương anh lấy rẻ giá 700 ngàn đồng, nếu có thêm xe gắn máy thì giá là 1,5 triệu đồng/cả người và xe". Thấy chúng tôi có vẻ không muốn đi, lập tức tay lơ xe lên giọng: "Bây giờ mỗi ngày giá vé xe lên 100 ngàn đồng. Đợi thêm 1 - 2 ngày thì giá vé lên cả triệu đồng thì lại mất thêm tiền nữa". Thấy khó mặc cả, chúng tôi lên xe và bắt đầu chuyến "hành xác" trên chuyến xe BKS: 36L-8531 cùng những người lao động Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Lúc này, trên xe đã đầy khách, trong xe ngột ngạt và nóng bức, nồng nặc mùi phân gà từ trên nóc xe từ cửa thông gió trên nóc phả xuống. Trên mỗi hàng ghế đôi được xếp 3 hành khách, người khách thứ 3 ngồi ngoài cùng thì chỉ ghé được nửa mông, hai tay phải bám vào thành ghế. Còn chúng tôi được xếp đứng tạm dưới cuối xe cùng với lời hứa: "Đứng tạm, ghé Đồng Nai anh xếp ghế cho!".
Đúng 5 giờ chiều, xe từ bến "cóc" cây xăng Quốc Phong tà tà chạy trên QL1A để kiếm thêm khách. Gió thổi cũng đã khiến mùi phân gà bớt mùi, nhưng mỗi lần xe dừng để đón khách thì mùi thối khăm khẳm lại xộc vào mũi. Xe chạy tới trước cổng KCX Linh Trung (Q.Thủ Đức) thì có người vẫy tay, lơ xe khoảng ngoài 20 tuổi tên Thành nhảy xuống kéo khách lên xe, thêm một vị khách được xếp đứng chung chỗ với chúng tôi và kèm theo một lời hứa như đã hứa với chúng tôi. Cứ thế, dọc tuyến QL1A đến địa phận tỉnh Đồng Nai thì nhà xe đã bắt thêm được 10 khách.
Sau khi đã "no" khách, chúng tôi mới được nhà xe sắp xếp chỗ ngồi là vị trí ngay kẽ giữa của 2 dãy ghế, phía trước tôi là hành khách lên xe từ KCX Linh Trung, tiếp đến là 10 vị khách lên xe từ Đồng Nai, được xếp ngồi chồm hỗm thành một hàng dài chèn giữa 2 dãy ghế. Chúng tôi ngồi trong tư thế "bó gối" hai tay ôm sát hai chân để lấy chỗ cho người tiếp theo, hầu như không thể cựa quậy hoặc xoay trở. Cửa giữa xe cũng được nhà xe khóa chặt, xếp một thanh gỗ lớn ngay rãnh bậc thang lên xuống và tạo thành một khoảng trống và "nhồi" 8 vị khách vào đó. Suốt hành trình gần 1.500km chúng tôi hết đứng lại ngồi, chập chờn và thấp thỏm trắng 2 đêm.
Khi xe dừng tại các quán cơm, cũng có rất nhiều xe Bắc - Nam nhồi, nhét như xe của chúng tôi. Chúng tôi đã vờ lên nhầm một số xe đang dừng ăn như xe: 36M-3709 đi Bá Thước, xe 36B-00.324, xe 36M-3810 thì một cảnh tượng không khác gì trên xe chúng tôi: Hàng chục khách đang đứng vịn thành ghế, ngồi ôm gối, nằm co ro trên sàn xe đợi nhà xe chuẩn bị lên đường.
Hành khách phải trả 700 ngàn đồng để được đứng trên xe 36L-8531.
Thảm cảnh cơm Bắc - Nam
Chưa bao giờ trên các chuyến xe Bắc - Nam, tính mạng người dân lại trở nên mong manh đến như vậy, họ bị tước đi những quyền sinh hoạt cá nhân tối thiểu. Nhà xe cho ăn thì được ăn, không cho đi vệ sinh cá nhân thì phải nhịn. Để rồi cuối cùng tất cả họ đều im lặng chỉ để có được một điều - "Được về quê ăn tết". Nhiều câu chuyện éo le, cười ra nước mắt cũng bắt đầu từ đây.
Gần 10 giờ đêm, xe đưa chúng tôi dừng tại quán cơm Thu Thủy (Xuân Lộc, Đồng Nai). Trong khi các thành viên nhà xe được đon đả mời tới khu vực dành riêng thì hành khách liên tục bị chèo kéo: "Anh ăn gì? Cơm hay ăn phở? Không ăn thì đi ra ngoài!". Đang đói và cũng không muốn phải như những hành khách khác ra ngoài ngồi hứng sương đêm, gió lạnh, chúng tôi kêu 2 suất cơm sườn. Đĩa cơm chỉ có vài cọng rau và 1 lát sườn heo mỏng nhưng cũng bị "chém" tới 50 ngàn đồng/đĩa.
Gần 11 giờ trưa hôm sau (ngày 13.1) chúng tôi mới được ăn bữa cơm thứ hai tại quán cơm cạnh cây xăng Thuận Lộc, phố Bùi Thị Xuân, TP.Quy Nhơn, Bình Định. Vẫn gặp kiểu đối xử "không ăn thì mời ra ngoài", chúng tôi mua 2 phiếu cơm sườn giá 100 ngàn đồng nhưng cơm khô khốc, còn miếng sườn duy nhất thì bám nhọ và hơi có mùi.
Và cái gì đến cũng phải đến, trên chuyến xe buổi tối hôm đó có 3 hành khách liên tục kêu tài xế dừng xe vì bị "tào tháo đuổi". Tuy nhiên, chỉ nhận được câu trả lời lạnh nhạt: "Chỗ này không dừng xe được!". Cả ba vị khách mặt méo xệch, tái mét, tay ôm bụng khư khư tiếp tục ngồi co gối nín nhịn. Được gần 1 giờ sau, 3 vị khách nam này đã không nhịn được nữa và lại kêu tài xế dừng xe. Lúc này, hành khách trên xe cũng bức xúc đồng loạt đề nghị dừng xe để vệ sinh cá nhân thì tài xế mới cho xe tấp vào một khoảnh đất trống ven đường lộ. Xe chưa kịp dừng hẳn thì một hành khách nam từ cửa sổ thoát hiểm lao ra khỏi xe, ngã dúi dụi rồi lồm cồm bò dậy chui vào sau đám cỏ dại...
Theo Lao Động
Thảm cảnh cha già tự tay "kết liễu" đứa con nát rượu bất hiếu Thương con, cả cuộc đời đặt hy vọng vào sự trưởng thành của con nhưng đón nhận lại chỉ là sự bất hiếu đã khiến người bố chán nản và buồn bực. Chứng kiến cảnh đứa con mình suốt ngày rượu chè và chìm trong men say, người cha đã bất lực trong việc dạy bảo và hai bố con ngày càng cách...