Thảm cảnh kinh hoàng do dịch Covid-19 gây ra ở Ecuador
Chỉ trong vòng vài tuần, kể từ sau khi dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 3, hệ thống y tế ở Guayaquil, thành phố lớn thứ hai của Ecuador đã sụp đổ.
Thi thể người chết vì Covid-19 bị bỏ ngoài đường. (Ảnh: CNN)
Khi được đưa vào phòng bệnh, Flavio Ramos đã rất yếu. Thời điểm đó, Arturo, con trai ông Flavio, nhìn thấy hai thi thể bị bỏ mặc trên sàn nhà. Sáng hôm sau, ông Flavio tử vong. Số thi thể trong phòng tăng lên 3. Tuy nhiên, hơn một tháng sau đó, gia đình họ vẫn chưa thể chôn cất người nhà vì bệnh viện đã làm mất thi thể người quá cố, người con trai Arturo cho biết.
Theo CNN, ông Flavio, 55 tuổi, là một trong số các nạn nhân dịch Covid-19 tại Guayaquil, Ecuador. Đây là một trong những nơi bị đại dịch Covid-19 tấn công mạnh nhất thế giới.
Vụ việc của ông Flavio Ramos cho thấy hệ thống y tế tại thành phố lớn thứ hai ở Ecuador đã sụp đổ chỉ trong vài tuần sau khi dịch bệnh bùng phát vào tháng 3. Guayaquil rõ ràng chưa sẵn sàng để đối phó với virus corona chủng mới.
Tháng trước, thành phố cảng với gần 3 triệu dân này đã trở nên nổi tiếng toàn cầu khi xuất hiện các đoạn video ghi lại cảnh những thi thể bị bỏ trên đường phố do nhà xác, nhà tang lễ quá tải. Nhiều gia đình buộc phải để xác người thân ngoài đường vì sợ lây nhiễm và bốc mùi.
Ba bác sĩ làm việc ở các bệnh viện khác nhau tại Guayaquil, đã mô tả những cảnh tượng tương tự trong tháng 3 và tháng 4 với CNN. Các bệnh viện bị quá tải do hệ thống y tế chưa được chuẩn bị, không thể cung cấp cho người bệnh mức chăm sóc cơ bản. Các bác sĩ này đều đề nghị giấu tên vì sợ mất việc.
Video đang HOT
“Mọi người đều sợ hãi”, một bác sĩ nói về những ngày tồi tệ nhất. “Những người ốm thật sự tới bệnh viện và chết dần. Có thời điểm, có hàng chục thi thể nằm đó để chờ được nhân viên nhà xác đưa đi. Không còn túi đựng xác nào”.
Số người chết vượt quá khả năng của các nhà tang lễ và nhà xác trong thành phố. Một bác sĩ kể, ông thường thấy 3-4 thi thể nằm trên sàn bệnh viện mỗi ngày. “Chúng tôi không còn nơi nào để đặt xác”. Trong một video, một gia đình đưa thi thể người thân ra khỏi ô tô, đặt xuống khu đỗ xe của bệnh viện và không biết phải làm gì tiếp theo.
Đồng minh Mỹ gặp nghịch cảnh khi quay lưng với bác sĩ Cuba vì TT Trump
Việc nhân viên y tế Cuba rút khỏi một số nước Nam Mỹ đã để lại khoảng trống đang trở nên lớn hơn trong hệ thống y tế công cộng ở các nước này giữa dịch bệnh.
Một loạt quốc gia Mỹ Latin đã chấm dứt thỏa thuận cho phép nhân viên y tế Cuba làm việc tại các nước này vì sức ép của chính quyền Trump. Giờ họ đang tranh luận rằng phải chăng việc này đã khiến họ gặp khó khăn lớn trong ứng phó với dịch virus corona.
Ít nhất 4 nước - Brazil, Ecuador, Bolivia và El Salvador - đã ngừng hợp tác với phía Cuba, buộc hàng nghìn nhân viên y tế đến từ đảo quốc phải về nước sớm hơn dự kiến từ cuối năm 2018, theo Washington Post.
Mỹ bất mãn với chiến lược "ngoại giao bác sĩ" của Cuba
Sự trỗi dậy của "ngoại giao bác sĩ" mà Cuba thực hiện đã dẫn đến những cảnh báo gay gắt từ chính quyền Tổng thống Trump vốn đã làm đảo ngược hoàn toàn mối quan hệ song phương từng trở nên nồng ấm đáng kể thời ông Obama.
Đội ngũ nhân viên y tế Cuba trước khi lên đường rời Havana đến Italy. Ảnh: AP.
Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát khắp thế giới, Cuba cũng đang tiếp tục cử "đội quân áo choàng trắng" của mình đến hàng loạt quốc gia, trong đó phải kể tới đợt triển khai từ rất sớm tới tâm dịch Italy của châu Âu. Đây cũng là lần đầu tiên Cuba cử đội ngũ khẩn cấp tới Italy, một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới, cho thấy khả năng ngoại giao y tế của mình.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng chính sách của Havana "thực chất là kế hoạch tạo ra nguồn thu bằng cách bóc lột nhân viên y tế Cuba", cho rằng "90% thu nhập của các bác sĩ" bị chính phủ nắm giữ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, ngày càng nhiều nước xem đội ngũ y bác sĩ Cuba là một trong các giải pháp. Theo những ý kiến chỉ trích, việc họ rút khỏi một số nước Nam Mỹ đã để lại khoảng trống đang trở nên lớn hơn trong hệ thống y tế công cộng ở các nước này.
Ecuador từng kêu gọi Cuba trợ giúp y tế trong dịch sốt xuất huyết năm 2001 và sau một trận động đất năm 2016. Các thỏa thuận chính thức được thiết lập trong giai đoạn 2013-2015, khi cựu tổng thống Rafael Correa xây dựng quan hệ gần gũi hơn với Havana.
Cho đến năm 2015, có khoảng 800 đến 1.000 nhân viên y tế Cuba ở Ecuador. Song vào tháng 11 năm ngoái, khi Ecuador muốn có được sự hỗ trợ của Mỹ cho khoản hỗ trợ tài chính từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, họ đã hủy bỏ các thỏa thuận với phía Cuba.
Tại Guayaquil, thành phố lớn nhất Ecuador và là tâm dịch tại nước này, dịch bệnh đã khiến các bệnh viện trở nên quá tải và thi thể bị để cho phân hủy trong nhà và trên đường trong nhiều ngày. Giới chức nói họ sẽ tuyển dụng thêm 700 nhân viên y tế - con số được cho là đã có thể được đáp ứng nếu đội ngũ y bác sĩ Cuba không về nước.
Nơi chôn cất được chuẩn bị tại nghĩa trang Angela Maria Canalis ở Guayaquil, Ecuador. Ảnh: Reuters.
"Khi họ rời đi, không có người đủ chuyên môn để thay thế họ", Ricardo Ramírez, bác sĩ về hưu tại thành phố Guayaquil, cho hay. "Đây là nguyên nhân quan trọng khiến chúng tôi giờ đây không thể ứng phó đúng mức với virus".
Khoảng trống lớn
Brazil, nước lớn nhất Mỹ Latin, từng tiếp nhận 8.500 bác sĩ Cuba dưới thời cựu tổng thống Dilma Rousseff. Sau khi ông Jair Bolsonaro, người được gọi là "Trump của Brazil", lên nắm quyền năm 2018, Havana đã đưa họ về nước.
Giờ đây, một số khu vực được xem là dễ tổn thương nhất Brazil trở nên kiệt sức vì dịch bệnh. Bộ Y tế nước này ước tính 90% ca bệnh được điều trị trong các bệnh viện công nhỏ nơi đội ngũ y tế Cuba từng làm việc.
Chính phủ Brazil ban đầu nói họ sẽ tuyển dụng thêm nhân viên y tế người Brazil để ứng phó với dịch bệnh. Song sau đó, họ nói sẽ xem xét tuyển dụng từ lực lượng khoảng 2.000 bác sĩ Cuba đang ở tại nước này với tư cách người tị nạn hoặc bạn đời của công dân Brazil.
Trong khi đó, các nước đã tiếp nhận nhân viên y tế Cuba để chiến đấu với dịch bệnh đang nói rằng họ là lực lượng không thể thiếu. Một đội ngũ gồm 31 bác sĩ và y tá gần đây đã đến đảo quốc Antigua & Barbuda để thành lập lực lượng "nòng cốt" giúp nước này ứng phó với Covid-19.
Từ những năm 1960, Cuba đã đưa tổng cộng 400.000 bác sĩ đến 164 nước. Bất chấp những tranh cãi, chương trình này đã giúp Havana có được sự ủng hộ của các nước Mỹ Latin, Caribe, châu Phi và Trung Đông tại Liên Hợp Quốc.
Hiện tại, ít nhất 18.000 bác sĩ Cuba vẫn đang tiếp tục làm việc ở hơn 60 nước, bao gồm ít nhất 15 nước Mỹ Latin, theo Washington Post. Nhân viên y tế Cuba đã đến Indonesia sau trận động đất năm 2004, đến Haiti sau trận động đất năm 2010 và trong dịch tả sau đó. Họ cũng được cử đến Liberia, Guinea và Siera Leona để chiến đấu với dịch Ebola năm 2014.
Chương trình đã giúp mang về nguồn thu lớn cho Cuba: 6,3 tỷ USD vào năm 2018, tức hơn 6% GDP nước này.
Từ khi dịch bệnh xảy ra, binh đoàn y tế hùng mạnh, vốn được xem là công cụ ngoại giao có sức ảnh hưởng nhất của Cuba, đã được triển khai đến 17 nước để hỗ trợ, từ Mexico đến Italy, từ Haiti đến Andorra.
Đông Phong
Thi thể trên đường phố Ecuador giữa Covid-19 Những hình ảnh gây sốc cho thấy thi thể người nghi nhiễm nCoV nằm trên đường phố thủ đô Ecuador giữa cảnh báo dịch chưa đạt đỉnh trong khu vực. Các bức ảnh cho thấy chuyên gia pháp y đang xử lý thi thể người đàn ông 65 tuổi nghi nhiễm nCoV trên đường phố thủ đô Quito hôm 5/5. Nhân viên nhà...