Thảm cảnh 3 đứa trẻ ngơ ngác bên quan tài cha mẹ
Không khí ở xóm nghèo Cồn Thị sau cái chết của vợ chồng ngư dân Phương – Thúy tang thương vô cùng. Ba đứa trẻ mồ côi ngơ ngác không biết chuyện gì xảy ra.
3 cháu bé ngơ ngác không biết mình mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Khoảng 5h chiều ngày 28/2, vợ chồng anh Huỳnh Văn Phương (40 tuổi) và vợ Nguyễn Thị Thúy (36 tuổi, ở xóm Cồn Thị, KP6, P.Phước Hòa, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) chạy ghe máy xuống sông Trường Giang ở xã Tam Tiến (huyện Núi Thành) để giăng lưới bắt cá. Nhưng khi vợ chồng anh Phương chạy ghe đến thôn 5 xã Tam Tiến, dừng lại để thả lưới thì gió thổi mạnh, sóng lớn làm cho chiếc ghe mất phương hướng tông vào một hàng rớ đáy rồi lật ghe. Lúc xảy ra vụ tai nạn, đoạn sông này ít người qua lại nên không ai cứu giúp, nên vợ chồng anh Phương chết ngay sau đó.
Hai quan tài được kê sát bên nhau.
3 cháu bé ngơ ngác không biết mình mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Video đang HOT
Sáng sớm hôm qua (1/3) thi thể của vợ chồng anh Phương mới được người dân đưa về nhà để an táng. Vợ chồng anh Phương chết để lại 3 đứa con nhỏ nheo nhóc rất đáng thương, nhà lại nghèo khó. Con đầu là cháu Huỳnh Thị Vinh (học lớp 6), tiếp đó là cháu Huỳnh Thị Vĩnh (học lớp 4) và Huỳnh Văn Vương mới 4 tuổi.
Cha của anh Phương là ông Huỳnh Văn Nam (63 tuổi, ngụ P.An Phú, TP.Tam Kỳ), khi nghe tin vợ chồng con trai đi đánh lưới bị lật ghe chết, đau đớn vô cùng. Nhấc từng bước chân nặng nề bên thi hài các con, ông Nam khóc nức nở: “Phương ơi là Phương, sao con bỏ ba ra đi sớm rứa? Mới sáng hôm qua cha con mình còn gặp nhau, vậy mà chỉ qua một đêm vợ chồng con ra đi vĩnh viễn rồi”. Ngồi bên thi hài các con, vợ ông Nam là bà Ngô Thị Cúc (60 tuổi) cũng ngất lịm, không còn nước mắt để khóc thương cho các con và các cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Ông Huỳnh Văn Nam và ông Nguyễn Văn Đức đau buồn trước cái chết bất ngờ của 2 con dâu, rể.
Bà Ngô Thị Cúc, mẹ anh Phương, không còn nước mắt để khóc.
Nghe ông nội vừa khóc vừa nhìn ba mẹ nằm bất động trên chiếc giường kê ở góc buồng, bé Huỳnh Thị Vĩnh cũng khóc theo. Bé Vĩnh vừa khóc vừa ôm nội: “Nội ơi, sao ba mẹ con nằm ngủ chưa dậy?”, rồi cả 3 chị em bé Vĩnh òa lên khóc nức nở, làm không khí càng tang thương hơn.
Khi nghe tin buồn, người dân chòm xóm đã đến chia buồn cùng với gia đình nạn nhân. Một người dân cũng làm nghề đánh lưới, buồn bã nói: “Vợ chồng Phương hiền lành lắm, sống ở xóm này chẳng làm phiền ai hết. Trưa hôm qua nó còn nói với tôi chắc phải chạy ghe xuống sông Trường Giang ở xã Tam Tiến đánh lưới kiếm ít tôm, cá vì dạo này sông Bàn Thạch bị ô nhiễm quá. Không ngờ câu nói đó cũng là lời ly biệt, khi nghe tin chân tôi đi không nổi. Thương cho 3 đứa con nhỏ của vợ chồng Phương quá, trong một ngày phải mồ côi cả cha lẫn mẹ”.
Từ đầu đường ĐT616 dẫn vào con đường nhỏ của xóm Cồn Thị, cờ tang đã được người dân treo từ sáng sớm, càng làm cho không khí ở xóm nghèo thêm u buồn. Bình thường người dân xóm Cồn Thị dậy rất sớm để chèo ghe đi đánh lưới, nhưng sáng nay công việc thường nhật được gác lại để đến chia buồn và lo ma chay cho 2 vợ chồng xấu số.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, anh trai của chị Thúy, chỉ biết ngồi khóc cho em gái mình.
Xóm nghèo Cồn Thị tang thương trước cái chết của vợ chồng anh Phương – chị Thúy.
Cha chị Thúy là ông Nguyễn Văn Đức (69 tuổi, ở xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành) không còn nước mắt để khóc cho các con, ông nói: “Nghe tin dữ tôi như chết lặng. Mẹ của Thúy đang bị bệnh tim nên gia đình không dám cho biết và bả không ra thăm các con cháu được”. Vợ chồng ông sinh được 5 người con, nhưng có 3 người đã mất, nay lại thêm chị Thúy. Là anh cả trong gia đình, anh Nguyễn Văn Tuấn chỉ biết ngồi lặng một chỗ ở góc nhà của em gái để cho nước mắt chảy dài.
Theo người dân, năm 2006, anh Phương đi câu mực cho tàu ở huyện Núi Thành (Quảng Nam), đã may mắn thoát chết, trở về từ cơn bão Chanchu. Sau chuyến đi biển bão tố ấy, anh Phương bỏ nghề câu mực, ở nhà sắm ghe, lưới cùng vợ đi đánh lưới trên các sông Bàn Thạch và Trường Giang để mưu sinh.
Bà Cúc, mẹ anh Phương, nấc từng tiếng: “ Vợ chồng nó chết trẻ quá, để lại 3 đứa con nhỏ nheo nhóc, gia đình lại nghèo khổ. Bây giờ 3 đứa con nhỏ không biết sống sao đây? Đứa chị đầu học lớp 6 nhưng không biết rằng cha mẹ đã chết, nó nghe ông bà khóc thì khóc theo thôi“. Đứng cạnh bà nội, cháu Vương, 4 tuổi, con út của vợ chồng anh Phương, hỏi: “ Nội ơi, sáng mai má có chở con đi học không rứa?“. Cu Vương đang học mẫu giáo, cứ mỗi sáng chị Thúy tranh thủ chở con trai đi học rồi mới đi ra chợ bán tôm, cá. Mặc dù đã học lớp 6, năm nay 11 tuổi, là chị cả của 2 em nhỏ, nhưng em Huỳnh Thị Vinh vẫn chưa biết ba mẹ mình đã chết. Cả 3 chị em đều ngơ ngác nói ba mẹ nằm ngủ chưa dậy. Nghe vậy mọi người chỉ biết ôm trẻ vào lòng mà khóc.
Anh Trần Hữu Phúc, hàng xóm của anh Phương, khi nghe tin dữ tức tốc cho ghe nổ máy vượt sóng dữ, gió mạnh hơn 10 km để tìm kiếm thi thể vợ chồng người bạn. Đau buồn, anh Hữu Phúc nói: “Đang bưng chén cơm ăn, nghe tin, tôi bỏ đủa phóng nhanh ra bờ sông cho ghe nổ máy chạy thẳng xuống địa điểm tai nạn. Lúc này gió thổi mạnh lắm, sóng đánh dồn dập làm cho công tác tìm kiếm khó khăn. Quần quật hơn 4 giờ mới tìm thấy thi thể vợ chồng Phương”.
Người dân cũng đã tìm vớt được chiếc ghe máy của nạn nhân và lai dắt về nhà. Năm ngoái, vợ chồng anh Phương vay tiền ngân hàng để nuôi cá lồng ở sông Bàn Thạch gần nhà. Sau một đợt thu hoạch tàm tạm, đến đợt 2 thì cá chết trắng vì nước sông ô nhiễm nặng. Hiện nay số tiền vay ngân hàng để nuôi cá và mua lưới, cùng số tiền vay mượn bà con để xây nhà, vẫn chưa trả xong.
Ông Lê Minh Khanh, trưởng KP6, P.Phước Hòa, cho biết: “Vợ chồng Phương làm nghề chài lưới rất giỏi, không ngờ tai họa ập đến bất ngờ quá, bỏ lại 3 đứa con nhỏ nheo nhóc. Số tiền vay ngân hàng để nuôi cá và mua lưới, nay cũng khó trả rồi. Trước sự việc này rất mong ngân hàng xóa nợ cho gia đình Phương, hỗ trợ các cháu nhỏ”.
Theo xahoi
Cõi Phật giữa chốn trần gian
Chùa Linh Ứng nằm trên đỉnh núi thuộc Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng hướng nhìn ra biển Đông, một bên là đảo Cù lao Chàm, phía bên kia là ngọn Hải Vân phía còn lại là dòng sông Hàn yên ả đang đổ về cửa biển.
Từ chùa Linh Ứng nhìn về phía biển Đông
Bán đảo Sơn Trà còn là nơi giao hòa giữa biển trời với núi sông trong khoảng không trầm lặng, với tiếng vỗ rì rầm của biển cả và lời kể về một câu chuyện thuở xưa: Vào thời vua Minh Mạng, dân chài ven biển nơi đây tìm thấy một tượng Phật từ đâu trôi về, sóng đánh vào bãi cát, họ cho đấy là điềm lành, liền lập am thờ tự. Kể từ đó, sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn, cũng từ đó nơi đây có tên gọi là Bãi Bụt, hay còn gọi là Cõi Phật giữa chốn trần gian nơi Quan Thế Âm độ thế, cứu khổ, giúp con người vượt vòng trầm luân.
Sau khi leo lên hết những bậc đá trên con đường dẫn vào chùa, bước qua cổng chính, ngay trên lối vào chính điện, nằm giữa trung tâm của khoảng sân rộng với những hàng cây cảnh đẹp mắt là tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, bên phải là Quan Thế Âm Bồ Tát, và bên trái là Tam Tạng Phật, bốn vị Thần Long Hộ Pháp cùng 18 vị La Hán được sắp xếp hai hàng bảo vệ cho chính điện. Phía bên trái là tượng Phật Quan Thế Âm cao 67m, đường kính tòa sen 35m được xem là cao nhất Việt Nam. Dưới chân đài sen của bức tượng luôn thu hút rất đông du khách và phật tử tới lễ Phật và thưởng ngoạn nét đẹp từ bi của bức tượng có một không hai này. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là "Phật trung hữu Phật". Tượng đứng tựa lưng vào núi, hướng ra biển, đôi mắt hiền từ nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa. Cảnh quan gian chính điện kết hợp với bức tượng Phật Quan Thế Âm tạo nên một bức tranh toàn cảnh linh thiêng, thanh tịnh mà tao nhã như chốn bồng lai.
Đến thăm chùa Linh Ứng, du khách thập phương còn có dịp tham quan bức tranh toàn cảnh của một đô thị đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Từ chùa phóng tầm mắt về phía biển sẽ thấy bao quanh bởi một màu xanh bát ngát biển trời, bờ cát dài trắng mịn chạy vòng cung theo con đường dưới chân núi lấp lánh dưới cái nắng dịu của vùng bán đảo. Nếu đổi hướng nhìn về thành phố, những tòa nhà cao tầng nổi phía bên kia bờ sông Hàn như những ngọn tháp in trên nền trời xanh mây trắng. Trên con đường từ trung tâm thành phố ra bán đảo Sơn Trà, du khách sẽ dừng chân trên cầu Thuận Phước, cầu nằm vắt ngang đúng nơi con sông Hàn đổ về với biển. Đứng trên cầu, phóng tầm mắt về bốn phía mới thực sự cảm nhận được những nét đẹp của thiên nhiên, biển cả và sức sống mạnh mẽ của một thành phố tràn đầy sức sống.
Theo ANTD
Tái bản "Đội thiếu niên tình báo Bát Sắt" Cuốn sách "Đội thiếu niên tình báo Bát Sắt" được tái bản đúng dịp Bộ Công an và Nhà nước quyết định phong tặng Đội thiếu niên tình báo Bát Sắt là đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đây cũng là lần đầu tiên một đội thiếu niên được phong tặng danh hiệu cao quý này. Tác giả cuốn...