Thăm bộ tộc có phụ nữ đẹp và hạnh phúc nhất thế giới
Ở châu Á, nhưng người dân bộ tộc Kalasha lại sở hữu làn da trắng, đôi mắt xanh biếc đẹp như người châu Âu.
Người Kalasha (hay còn gọi người Kalash) là một tộc người Dardic bản địa, cư trú tại thung lũng Kalasha, vùng núi Hindu Kush của Pakistan. Họ nói ngôn ngữ Kalasha, một loại ngôn ngữ đặc trưng vùng Ấn-Iran.
Nhiều người Kalasha sở hữu da trắng, tóc vàng, mắt xanh.
Khác với những người Pakistan bản địa với nước da ngăm mạnh khỏe, người Kalasha được coi là bộ tộc “ người đẹp” với nước da trắng, đôi mắt nâu; thậm chí có người còn sở hữu đôi mắt màu xanh như những người châu Âu.
Cộng đồng ngươi Kalasha có khoảng trên dưới 3.000 người, tương truyền, họ là hậu duệ của quân đội Alexandre Đại đế. Tuy vậy, những người Kalasha không hề thiện chiến, ngược lại, họ rất hòa bình, yêu đời và luôn vui vẻ, lạc quan.
Bộ tộc Kalasha được cho là có nền văn minh bắt nguồn từ Hy Lạp cổ xưa nhưng khi xét nghiệm DNA cho thấy Kalasha không có bất kỳ sự kết nối hay mối liên hệ nào với người Hy Lạp. Họ cũng được biết đến là tộc người có bộ DNA hiếm và độc đáo nhất thế giới, dù không mang DNA của người châu Âu, song với hình dáng bên ngoài, thật khó phân biệt họ với những người Nga, Pháp, Mỹ…
Dù không mang DNA của người châu Âu nhưng rất khó để phân biệt người Kalasha với những người Nga, Pháp, Mỹ…
Nhà của người Kalasha thường được làm từ thân cây bách hương theo thiết kế cổ xưa. Chúng được xây đơn lẻ hoặc xếp chồng lên nhau ven sườn đồi. Bộ tộc sống hòa hợp với thiên nhiên, giữa các khu rừng, sườn núi đầy cây cối như cây óc chó, cây mai, dâu tằm… và hai bên là dòng suối chảy.
Ngôi nhà của người Kalasha cũng rất đặc biệt, được làm bằng gỗ, xếp bằng đá, chúng nằm bên vách đá khoét sâu vào trong núi.
Video đang HOT
Người dân Kalash sống khép kín ở một số ngôi làng, mỗi năm họ chào đón mùa xuân bằng lễ hội độc đáo có tên Joshi với các lễ hiến tế động vật, rửa tội và đám cưới.
Người Kalash tôn thờ nhiều vị thần, uống rượu là một truyền thống và các cuộc hôn nhân được lựa chọn là tiêu chuẩn – không giống như ở phần còn lại của Pakistan.
Các thành viên của cộng đồng Kalash thường kết hôn ở tuổi thiếu niên, trong đó phần lớn phụ nữ có trình độ học vấn thấp và chủ yếu sau khi kết hôn phụ nữ chỉ làm những công việc truyền thống trong nhà.
Trong làng có một ngôi nhà gọi là “bashelini”, mỗi khi có phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt hay mang thai họ sẽ được gửi đến ngôi nhà ấy cách ly và sau khi thực hiện một nghi lễ, lấy lại sự “tinh khiết” thì sẽ được trở về nhà cùng chồng con.
Ngôi nhà “bashelini”.
Mặc dù thuộc đất nước Hồi giáo nhưng bộ tộc Kalasha gần như không theo những phong tục tập quán của đạo Hồi. Người Kalasha rất “thoáng”trong quan niệm về tình yêu, hôn nhân, họ coi trọng tự do trong đời sống tình cảm cũng như đời sống tình dục. Họ có thể tự chọn chồng/vợ cho mình. Nếu như người chồng đối với vợ không tốt hoặc cả hai bên không thể hòa hợp được nữa, họ có thể ly hôn và ngay lập tức tìm đối tượng mới.
Thậm chí phụ nữ có chồng có thể bỏ trốn gia đình theo tình yêu mới mà không bị bất kỳ sự chỉ trích nào. Người phụ nữ đó sẽ viết một lá thư, thông báo với người tình mới về việc bồi hoàn lại lễ vật cho người chồng cũ của cô.
Nhiều người còn lan truyền nhau rằng, phụ nữ Kalash tuyệt đẹp và bất cứ ai cũng có cơ hội được kết hôn với bất kỳ cô gái nào ở đó.
Người Kalasha được mệnh danh là bộ tộc hạnh phúc nhất thế giới.
Một cô gái thuộc bộ tộc chia sẻ: “Chúng tôi chọn chồng của chúng tôi, và nếu họ đối xử không tốt với chúng tôi hay không chịu làm việc, chúng tôi có thể bỏ đi và tìm một người chồng mới”.
Mặc dù hàng ngày họ chật vật với miếng ăn như vậy nhưng người Kalasha lại được bình bầu là bộ tộc hạnh phúc nhất thế giới, nhờ tư tưởng tình yêu hôn nhân cởi mở này.
Một trong những hoạt động nhảy múa trong lễ hội Joshi kéo dài trong 3 ngày.
Một phần không nhỏ trong cuộc sống của người Kalasha là lễ hội và nhảy múa. Lễ hội Joshi kéo dài trong 3 ngày vào tháng 5 hàng năm là một trong những lễ hội lớn nhất của người Kalasha. Vào ngày này, phụ nữ cùng nhau hát hò, nhảy múa, trong khi đó, những người đàn ông sẽ đánh trống, thổi sáo, vỗ tay cổ vũ cho họ.
Theo Dân Việt
Ba khu thiền viện linh thiêng của đất Phật Ladakh
Đến với Ladakh, bạn chắc chắn phải ghé qua những khu thiền viện Phật giáo nổi tiếng như Diskit, Lamayuru hay Hemis.
Ladakh toạ lạc ở phía Bắc của Ấn Độ, cao trên 4.000 m và có biên giới với Pakistan. Vùng đất này có lịch sử và văn hóa tương đồng với vùng Tibet và còn có tên gọi khác là Tiểu TâyTạng trên đất Ấn. Để đến với Ladakh, bạn sẽ bay đến thủ đô New Dehli của Ấn Độ, sau đó bay tiếp chừng 2 tiếng để đến với thành phố Leh thuộc Ladakh. Để thuận tiện cho việc di chuyển, thông thường bạn nên đặt trước một tour trọn gói của người địa phương. Ngồi xe đến các địa điểm tham quan, kết hợp ngắm cảnh dọc đường cũng là ý tưởng tuyệt vời.
Đường đi đến Ladakh rất hiểm trở và khắc nghiệt nên bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc, đặc biệt là thuốc chống sốc độ cao. Thời gian lý tưởng để tham quan là từ đầu tháng 5 đến tầm cuối tháng 9. Thời gian còn lại, tuyết phủ khắp nơi, thời tiết rất lạnh và rất khó để có thể di chuyển.
Ladakh nổi tiếng là vùng thung lũng được bao quanh bởi những rặng núi tuyết hùng vĩ. Ngoài cảnh tượng thiên nhiên đẹp đến nghẹt thở, vùng đất này còn rất linh thiêng với tôn giáo chính là Phật Giáo. Chính vì vậy, các đền thờ và tu viện là những địa điểm du lịch tâm linh rất nổi tiếng không thể bỏ qua với khách du lịch khi ghé chân đến tiểu Tây Tạng trên đất Ấn.
Trong số đó, một số tu viện mở cửa miễn phí cho khách tham quan, một số tu viện lại yêu cầu khách tham quan phải mua vé nhưng tối đa cũng chỉ tầm 300 rupee (khoảng 100.000 đồng). Lưu ý khi tham quan những khu vực linh thiêng, du khách cần giữ yên lặng và ăn mặc kín đáo, ngoài ra cần chú ý các biển cấm chụp hình, hoặc cần bỏ dép ở ngoài khi vào bên trong.
Thiền viện Diskit
Thiền viện Diskit (có tên khác là Deskit Gompa hoặc Diskit Gompa) là thiền viện Phật giáo lớn nhất và lâu đời nhất ở thung lũng Nubra, thuộc Ladakh. Diskit thuộc về giáo phái Gelugpa của Phật giáo Tây Tạng, được thành lập bởi Changzem Tserab Zangpo, một đệ tử của Ngài Tông Khách Ba (Tsong Khapa), người sáng lập ra giáo phái Gelugpa vào thế kỷ 14.
Toạ lạc ở ngay phần đồi trên thung lũng Nubra, đối diện với thiền viện này là bức tượng lớn và đầy màu sắc của Phật Maitreya (Phật Di Lặc) cao 32 m, nhìn ra sông Shyok, con sông có thượng nguồn ở Ấn Độ và chảy sang Pakistan. Pho tượng này được xây dựng năm 2006, với hy vọng bảo vệ bình an cho vùng đất Ladakh, tránh khỏi cuộc chiến tranh có thể xảy ra với Pakistan cũng như ý nghĩa củng cố nền hòa bình trên thế giới.
Thiền viện Lamayuru
Thiền viện Lamayuru là một thiền viện Phật Giáo Tibet, nằm ở trên cao tốc Srinagar - Leh. Từ trung tâm thị trấn Leh đến thiền viện này mất khoảng 3 tiếng. Được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ 10, Lamayuru là một trong những thiền viện cổ nhất của Ladakh, xung quanh có khoảng 100 nhà của người địa phương.
Theo truyền thuyết của người dân địa phương, trước kia thiền viện là một hồ nước. Nhưng khi đại sư Naropa đến toạ thiền, nước trong hồ từ từ rút đi, từ đó thiền viện Lamayuru được xây dựng. Hiện nay, có khoảng 150 nhà sư tu tại thiền viện này. Trên đường đến thiền viện Lamayuru, bạn sẽ thấy địa hình ở nơi đây giống như trên mặt trăng. Đó là lý do tại sao vùng đất này còn có tên là Moonland (vùng đất Mặt Trăng).
Thiền viện Hemis
Thiền viện Hemis là thiền viện Phật Giáo của Himalaya, cách trung tâm thị trấn Leh 45 km. Công trình này đã có mặt trước thế kỷ 11 nhưng được xây dựng lại vào năm 1672 bởi ông vua Sengge Namgyal của Ladakh thời bấy giờ. Hemis có hơn 200 nhánh tu viện ở vùng núi Himalaya. Hiện có hơn 1.000 nhà sư đang tu thiền tại hệ thống tu viện này. Hemis được xem là một tượng đài sống và là di sản rất quan trọng của vùng núi Himalaya và người dân nơi đây.
Lễ hội nổi tiếng Hemis Festival diễn ra hàng năm kỷ niệm ngày sinh của Guru Padmasambhava tức Đại sư Liên Hoa Sinh, người được coi là ông tổ Phật giáo Tây Tạng từ thế kỷ thứ 9, cũng là người khai tông lập phái cho tông giáo đầu tiên của Tây Tạng - Phái Ninh Mã (Nyingma Sect). Lễ hội được tổ chức 2 ngày vào đầu tháng 6 hằng năm và là một trong những lễ hội tôn giáo lớn nhất tại vùng Ladakh.
Theo ngoisao.net
Leh: Giấc mơ bình yên giữa lòng thế giới Tôi tin là tâm hồn mình đã thực sự được làm sạch ở Leh, niềm tin của tôi vào những điều tốt lành được xây đắp... Khi tôi nói mình sẽ đến Leh (Ladakh), gần như tất cả các bạn tôi đều mơ hồ về vùng đất xa xôi thuộc Bắc Ấn Độ, nằm trên dãy Himalaya ấy. Với họ, Leh là một...